Một số điểm mới về bồi thường, hỗ trợ và TĐC

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 39)

Luật Đất đai 2013 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù của Luật Đất đai năm 2003 đồng thờ i khắc phu ̣c những điểm ha ̣n chế và bất câ ̣p bằng cánh ban hành các quy đi ̣nh phù hợp nhằm đảm bảo tố t hơn quyền lợi hợp pháp cho người sử du ̣ng đất khi Nhà nước thu hồi đất.

* Về mục đích thu hồi đất

Luâ ̣t Đất đai năm 2013 đã quy định cụ thể về những trường thu hồi đất vì mục đích quốc phòng , an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã

29

hô ̣i được Luâ ̣t Đất đai năm 2013 quy đi ̣nh dựa trên tiêu chí “phải vì lợi ích của quốc gia, lợi ích chung của cô ̣ng đồng” ; các dự án mà Nhà nước thu hồi đất để thực hiê ̣n căn cứ vào ý nghĩa , tính chất quan trọng của dự án với việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, lợi ích chung của cô ̣ng đồng. Luật quy đi ̣nh theo hướng kiểm soát chă ̣t ch ẽ hơn và thu hẹp hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia , công cô ̣ng, cụ thể là Nhà nước chỉ thu hồi đất đối với các dự án đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận , quyết định đầu tư và mô ̣t số trường hợp được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét thông qua chủ trương thu hồi đất [5, Điều 62].

* Về nguyên tắc bồi thường

Luật Đất đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 2 điều riêng (Điều 74 và Điều 88). Trong đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ thống nhất thực hiện.

* Trình tự, thủ tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Luật Đất đai 2013 quy định trình tự, thủ tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Luật này đã khẳng định mô ̣t cách rõ ràng nguyên tắc công khai, minh ba ̣ch và dân chủ trong công tác thu hồi đất và GPMB thông qua viê ̣c quy đi ̣nh rõ ràng 4 bướ c thực hiê ̣n như sau:

Bước 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Bước 3: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Bước 4: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng [5,Điều 69].

30

* Về thẩm quyền quy định quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Luật Đất đai 2013 quy đi ̣nh như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền quyết định cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với trường hợp khu đất thu hồi có cả đối tượng 2 đối tượng là tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất [5, Điều 66].

- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày” [5,tại Điểm a, Khoản 3, Điều 69].

Như vậy ta có thể thấy rằng theo Luật Đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường , hỗ trợ và tái định cư . Đây là một điểm mới mà tại Luật Đất đai 2003 không cho phép.

*Về vấn đề công khai minh bạch và các chế tài xử lý vi phạp trong công tác thực thi pháp luật về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể về trình tự , thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng , an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia , công cô ̣ng; nguyên tắc, điều kiê ̣n, trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thực hiê ̣n quyết đi ̣nh kiểm đếm bắt buô ̣c và thực hiê ̣n cưỡng chế quyết đi ̣nh thu hồi đất nhằm ta ̣o điều kiê ̣n cho các đi ̣a phương triển khai thực hiê ̣n thống nhất . Đối với trình tự, thu hồi đất, Luâ ̣t này đã quy đi ̣nh theo hướng tăng cường hơn sự tham gia trực tiếp của nhân dân trong viê ̣c đo đa ̣c , kiểm đếm đất đai , tài sản gắn liền với đất và xây dựng phương án bồi thường , hỗ trợ và tái đi ̣nh cư; trách nhiệm đối thoại và giải trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người dân chưa có ý kiến đồng thuâ ̣n.

- Bổ sung quy định xử lý đối với trường hợp chậm chi trả bồi thường do lỗi của cơ quan Nhà nước và do lỗi của người có đất thu hồi gây ra để đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong thực thi công vụ cũng như tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

31

- Quy định chế tài ma ̣nh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử du ̣ng hoă ̣c châ ̣m đưa đất vào sử du ̣ng đó là cho phép chậm tiến độ hơn so với quy định hiện hành 24 tháng và chủ đầu tư phải nô ̣p mô ̣t khoản tiền tươn g ứng với tiền sử du ̣ng đất , tiền thuê đất trong thời hạn đó; nếu hết thời hạn 24 tháng cho phép chậm tiến độ này mà vẫn chưa đưa đất vào sử du ̣ng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất , tài sản gắn liền với đất [5, Điều 64].

1.4.2. Thay đổi trong bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Luật Đất đai 2013 đã quy định khá đầy đủ, chi tiết, đã bổ sung những quy định rất quan trọng như sau:

- Quy định việc xác định mức bồi thường cho người có đất thu hồi đối với đất sử dụng có thời hạn không chỉ căn cứ vào loại đất mà còn căn cứ vào thời hạn sử dụng đất còn lại của người sử dụng đất đối với loại đất đó.

- Luật Đất đai 2013 bổ sung thêm trường hợp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp dự án đặc biệt là đất ở trong khu vực ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở; sụt lún; bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác.

- Bổ sung bồi thường đối với trường hợp sử dụng đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhằm đảm bảo bình đẳng giữa các đối tượng cùng sử dụng đất theo hình thức này.

- Luật cũng bổ sung bồi thường cho đối tượng là cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất không phải do Nhà nước giao, cho thuê và có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp.

- Quy định giá đất áp dụng cho bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32

- Bổ sung thêm nguyên tắc hỗ trợ sau “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ; việc hỗ trợ phải đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định cử pháp luật” [5, Điều 84].

- Luật còn yêu cầu đảm bảo sinh kế cho người có đất thu hồi . Điều này đã được quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn trong Luật thông qua quy định về các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất như hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo việc làm; hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở và một số khoản hỗ trợ khác [5, Điều 84].

- Quy định cụ thể hơn về trường hợp hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nhiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường; hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở. Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh [5, Khoản 1,2, Điều 84].

Luật cũng quy định rõ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái cư [5, Khoản 2 Điều 84].

- Luật Đất đai 2013 bãi bỏ quy đi ̣nh về hỗ trợ Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở.

1.4.4. Thay đổi về chính sách tái định cư

Luật đã quy định tránh nhiệm cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư tập trung phải đảm bảo cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn,

33

quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán từng vùng, miền. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư [5, Điều 85].

Ngoài ra Luật còn bổ sung quy định về bố trí tái định cư: Người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở được bố trí tái định cư tại chỗ nếu khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người sớm bàn giao mặt bằng và người có công với cánh mạng [5, Khoản 2, Điều 86].

Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà số tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu [5, Khoản 4, Điều 86].

34

CHƢƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiện, kinh tế - xã hội huyện Văn Yên

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Văn Yên có tọa độ địa lý 104º23' đến 104º23' độ kinh đông và từ 21º50'30'' đến 22º12' vĩ độ bắc, phía Đông huyện giáp huyện Lục Yên và huyện Yên Bình, phía Tây huyện giáp huyện Văn Chấn, phía Nam huyện giáp huyện Trấn Yên, phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên – tỉnh Lao Cai.

Hình 2.1: Sơ đồ vi ̣ trí huyê ̣n Văn Yên trong tỉnh Yên Bái.

Văn Yên là huyện miền núi nằm về phía Bắc của tỉnh Yên Bái, với vị trí cách trung tâm tỉnh lỵ 40 km, cách thủ đô Hà Nội hơn 200 km. Tổng diện

35

tích đất tự nhiên 1.391,54 km2. Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện [2].

2.1.1.2. Địa hình

Địa hình tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất 1.952 m, nơi thấp nhất là 20 m so với mặt nước biển [2], gồm:

- Địa hình vùng thung lũng sông Hồng.

- Địa hình đồi núi: Với độ cao trên 800 m, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi khe suối, có các bậc thềm cao thấp khác nhau.

- Địa hình vùng núi trung bình độ cao từ 400-800 m: Là vùng có các dãy núi thấp, đồi cao đan xen.

- Địa hình vùn đồi thấp: ở những vùng có độ cao dưới 400 m thường xuất hiện các dồi có dạng bát úp, độ dốc nhỏ, các thung lũng tương đối bằng phẳng, là vùng dân cư đông đúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Địa hình caster: là những nơi có đỉnh núi cao, vách đứng, địa hình hiểm trở, có thung lũng nhỏ hẹp, khả năng giữ nước kém, thường bị hạn hán.

2.1.1.3. Khí hậu

Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm kết hợp với địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên hai tiểu vùng khí hậu:

- Vùng phía bắc: ít mưa, chịu ảnh hưởng của gió Lào.

- Vùng núi phía nam: Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc [2].

2.1.1.4. Thủy văn

- Nguồn nước mặt: Huyện Văn Yên có hệ thống sông, ngòi, khe suối, đầm, hồ dày đặc. Mùa khô, mực nước ở các sông ngòi, khe suối xuống thấp. Mùa mưa lưu lượng nước và mực nước các sông, suối tăng nhanh có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống gây nguy hại cho người dân khi thời tiết xấu.

36

Theo tiêu chuẩn của FAO-UNESCO, đất đai của huyện Văn Yên có những loại đất sau:

- Nhóm đất phù sa: chiếm 1,55% diện tích đất tự nhiên của huyện.

- Nhóm đất Glây: chiếm 0,4% diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất xám: chiếm 93,36% diện tích tự nhiên toàn huyện.

- Nhóm đất đỏ: (F) Ferralsols (FR): chiếm 1,74% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất mùn Alit núi cao (A) (Alitsols) (AL): chiếm khoảng 0,14%.

- Nhóm đất tầng mỏng (E) Leptosols (LP): chiếm 0,57% diện tích đất tự nhiên [2].

2.1.1.6. Hê ̣ sinh thái rừng

Tài nguyên rừng tại Văn Yên rất phong phú, trữ lượng lớn. Động thực vật đa dạng, phong phú.

* Rừng phòng hộ đầu nguồn: Diện tích 20.961,99 ha, chiếm 15,06% diện tích đất tự nhiên.

* Rừng đặc dụng: Diện tích 14.493,55 ha, chiếm 10,42% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

* Rừng sản xuất: Có diện tích 68.990,13 ha, chiếm 49,62% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, phân bố rộng khắp ở tất cả các xã trong toàn huyện [23, Biểu số 07-TKĐĐ].

2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

2.1.2.1. Dân số - lao động

Dân số trung bình đến năm 2010 là 117.242 người. Trong đó: nam 59.038 người chiếm 50,36%; nữ 58.204 người chiếm 49,64%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%. Dân số ở khu vực thành thị 9.949 người, chiếm 8,49%; Dân số ở khu vực nông thôn là 7.293 người, chiếm 91,51%. Mật độ dân số trung bình 84 người/ km2. Mật độ dân số phân bố không đều, có nơi tập trung rất đông dân cư (bình quân khoảng 1.248 người / km2), ngược lại một số xã vùng cao mật độ dân cư thưa thớt chỉ khoảng 27 người/ km2

37

Trên địa bàn huyện hiện có 12 dân tộc khác nhau sinh sống. Trong đó có các dân tộc chủ yếu là:

Dân tộc Kinh: 62.788 người, chiếm 56,33%. Dân tộc Tày: 18.080 người, chiếm 15,2%. Dân tộc Dao: 29.440 người, chiếm 22,91%. Dân tộc H’ mông: 5.035 người, chiếm 3,87%. Dân tộc Thái: 140 người, chiếm 0,12%.

Các dân tộc khác: 1.759 người, chiếm 1,5% [2, tr 3].

2.1.2.2. Cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyê ̣n chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng/người/năm.

Bảng 2.1: Cơ cấu ngành trong năm 2010 của huyện Văn Yên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 39)