Doanh thu hoạt động dulịch

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch cần thơ (Trang 41)

Song song với sự gia tăng về lượng khách du lịch, thu nhập từ ngành du lịch của TP Cần Thơ cũng tăng đáng kể qua các năm. Mặc dù nền kinh tế đang dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và có chuyển biến tích cực hơn, nhưng có thể thấy được tình hình chưa thực sự ổn định và còn nhiều yếu tố bất lợi đang tác động đến nền kinh tế. Nhưng ngành du lịch Cần Thơ vẫn giữ được sự tăng trưởng khá. Chứng tỏ được ngành du lịch TP Cần Thơ đã nô lực rất nhiều để tạo được thế đứng vững vàng cho mảnh đất giàu tiềm năng.

Doanh thu từ hoạt động du lịch của thành phố Cần Thơ tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, doanh thu đạt 761.234 triệu đồng, tăng 17,2% so với năm 2010, năm 2012, đạt 851.129 triệu đồng, tăng 11,81% so với năm 2011 và năm 2013 tổng doanh thu ngành du lịch đạt 942.786 triệu đồng, tăng 10,77% so với năm 2012. Trong đó, doanh thu từ thị trường nội địa là nguồn thu lớn cho ngành du lịch, chiếm 84,38% trong tỷ trọng. Doanh thu từ du khách quốc tế chiếm tỷ trọng thấp mặc dù tăng đều qua các năm. Để có được thành quả này, du lịch TP Cần Thơ đã có nhiều chính sách đổi mới về chất lượng , ngoài ra còn chú trọng đầu tư nhiều công trình cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, cải thiện điểm du lịch để có thể phục vụ ngày một tốt hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách.

31

Bảng 3.3: Doanh thu từ hoạt động du lịch TP Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013

Năm 2011 2012 2013

Tiêu chí Doanh thu

(triệu đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu từ du khách DT phục vụ khách quốc tế 92.259 12,12 97.151 11,41 152.440 15,62 DT phục vụ khách nội địa 668.971 87,88 754.041 88,59 823.547 84,38 Tổng doanh thu 761.234 851.192 975.987 Doanh thu từ dịch vụ du lịch DT buồng 252.445 33,16 305.375 35,88 372.392 39,5 Ăn uống 266.059 34,95 275.607 32,38 312.582 33,16 Hàng hóa 9.464 1,24 14.156 1,66 17.325 1,84 Lữ hành 176.475 23,18 209.957 24,67 222.359 23,59 Vui chơi giải trí 3.884 0,51 1.197 0,14 2.330 0,25 DT các hoạt động khác 52.907 6,95 44.837 5,27 15.798 1,68 Tổng doanh thu 761.234 851.129 942.786

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thành phố Cần Thơ, 2013)

Doanh thu từ hoạt động lưu trú và ăn uống chiếm tỷ trọng cao trong 3 năm, chiếm hơn 70% tỷ trọng. Do khách du lịch chủ yếu thuê khách sạn, nhà nghỉ để lưu trú và hoạt động ăn uống là hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong suốt hành trình của chuyến đi vì vậy 2 nhóm dịch vụ này luôn chiếm tỷ trọng cao. Hoạt động lữ hành cũng phát triển mạnh sau khi hệ thống giao thông được đầu tư phát triển, từ năm 2011 đến năm 2013 doanh thu từ hoạt động này tăng 45.884 triệu đồng. Trái ngược lại, hoạt động vui chơi giải trí là hoạt động chính của ngành, là yếu tố thu hút khách du lịch nhưng lại có doanh thu thấp nhất và doanh thu giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động ui chơi giải trí ở Cần

32

Thơ đang dần kém phát triển và sức hút của nó đối với du khách cũng mất dần. Nguyên nhân có thể do các hoạt động vui chơi kém phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động mua bán hàng hóa tăng qua các năm, có thể nói sau khi nền kinh tế dần ổn định, thu nhập đời sống của người dân cũng như du khách ngày càng cao nên nhu cầu mua sắm cũng tăng theo.

3.2.3 Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch

3.2.3.1 Cơ s h tng

Là trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ đã được quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, trong đó hệ thống giao thông kết nối đến các địa phương trong khu vực ngày càng hoàn thiện. Đây là tiềm năng để Cần Thơ mở rộng giao thương với khu vực, là điệu kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Trong thời gian qua, Nhà nước đã quan tâm đến việc đầu tư hệ thống cảng, sân bay qui mô lớn để phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện hơn. Hiện nay, TP Cần Thơ có các cụm cảng được xác định là trung tâm của vùng ĐBSCL, đặc biệt là cảng Cái Cui – cảng biển lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn có sân bay Trà Nóc đang hoạt động với các tuyến bay trong nước và kế hoạch trong tương lai là điểm nối các tuyến bay quốc tế mà đầu tiên là các tuyến trong khu vực Đông Nam Á. Cầu Cần Thơ được thông xe vào cuối tháng 04 năm 2010, nối liền tuyến giao trông quan trọng, trong đó có tuyến quốc lộ 1A nối liền TP Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh, các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh thành trong cả nước. Theo kế hoạch trong thời gian tới, tuyến đường cao tốc Trung Lương – TP Cần Thơ có tổng chiều dài khoảng 80km, qui mô 6 làn xe và tốc độ 120km/giờ được đưa vào hoạt động, tiết kiệm nhiều thời gian cho hành khách.

Về điện, nước TP Cần Thơ hiện có nhà máy điện Trà Nóc và trung tâm điện lực Ô Môn đã hòa vào lưới điện quốc gia phục vụ khu vực ĐBSCL và cả nước. Việc cung cấp nước sạch phục vụ khu vực phát triển du lịch cũng được đầu tư. Cộng với hệ thống thông tin liên lạc, dịch vụ Internet cũng đang rất phát triển. Hầu hết các cơ sở lưu trú đều cung cấp dịch vụ Internet miễn phí cho khách du lịch.

3.2.3.2 Cơ s vt cht k thut phc v du lch

a. Cơ sở lưu trú

Hiện tại ở Cần Thơ có nhiều loại hình lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, làng du lịch hoặc home-stay. Tính đến cuối năm 2013, hiện Cần Thơ có khoảng 196 cơ sở lưu trú, với 5.219 phòng và trong đó có 7.858 giường. Với 66 khách sạn đạt

33

tiêu chuẩn từ 1 – 4 sao. Nhìn chung, các khách sạn trên địa bàn thành phố Cần Thơ cơ bản đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi cho nhiều loại khách đến Cần Thơ. Hệ thống khách sạn tại Cần Thơ ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lương. Tuy nhiên Cần Thơ là trung tâm du lịch nhưng hiện vẫn chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, đây có thể là một hạn chế lớn so với những tỉnh thành khác trong cả nước. Bảng 3.4: Số lượng cơ sở lưu trú của TP Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 Tiêu chí 2011 2012 2013 Khách sạn từ 1 – 4 sao 54 61 66 Số phòng 4.173 4.749 5.219 Số giường 6.416 7.089 7.858 Tổng số cơ sở 177 190 196

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thành phố Cần Thơ, 2013) b. Khu vui chơi giải trí

Làng du lịch Mỹ Khánh là một trong những nơi thư giản nổi tiếng để du khách có thể tham quan. Ngoài ra, còn các câu lạc bộ về đêm như XK club, Golf Discotheque,… Tuy nhiên với các loại hình vui chơi giải trí như hiện nay ở Cần Thơ thực sự chưa làm hài lòng du khách bởi các hoạt động còn quá nghèo nàn, không có điểm gì mới để thực sự thu hút du khách. Du khách chỉ có thể dạo phố hoặc ngắm cảnh về đêm tại Bến Ninh Kiều hay tham quan viện bảo tàng. Sự đầu tư vào các hoạt động vui chơi giải trí của địa phương chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

c. Trung tâm thương mại

Hiện tại thành phố Cần Thơ có nhiều siêu thị cũng như khu mua sắm như Coop Mart, Maximart, BigC, Vinatex, trung tâm mua sắm Nguyễn Kim,… thu hút đông đảo khách đến mua sắm.

d. Dịch vụăn uống

Cơ sở ăn uống trên địa bàn thành đa dạng và phong phú, các cơ sở này chủ yếu tập trung tại trung tâm thành phố, phục vụ các món ăn từ món Âu – Á đến các món ăn bình dân phù hợp với nhiều đối tượng du khách. Tuy nhiên, Cần Thơ

34

chưa có được những món ăn đặc sản riêng, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch cũng như điều kiện an toàn vệ sinh vẫn chưa được đảm bảo.

3.2.4 Số ngày lưu trú bình quân Bảng 3.5: Số ngày lưu trú bình quân từ năm 2011 – 2013 Bảng 3.5: Số ngày lưu trú bình quân từ năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: Ngày Tiêu chí 2011 2012 2013 Ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế 1,37 1,37 1,42 Ngày lưu trú bình quân của khách nội địa 1,37 1,74 1,42

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thành phố Cần Thơ, 2013)

Với vị thế trung tâm của thành phố Cần Thơ nhưng hiện nay việc giữ chân khách du lịch lại không đủ sức. Số liệu cho thấy số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch rất thấp, số ngày lưu trú chưa đến 1,5 ngày. Qua điều này ta thấy được Cần Thơ vẫn chưa thực sự là điểm đến du lịch có sức hút để giữ chân du khách mà chỉ là một điểm luân chuyển để đến với các tỉnh thành khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm du lịch “sông nước miệt vườn” chỉ có sức hấp dẫn tạm thời, sự trùng lấp giữa các sản phẩm du lịch giữa các vùng, chưa tạo được nét riêng biệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức hấp dẫn của dịch vụ du lịch tại địa phương.

3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020 2020

3.3.1 Quan điểm phát triển du lịch Cần Thơ

- Phát triển du lịch phải gắn với việc đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Phát tiển du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững.

- Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của thành phố.

- Phát triển du lịch Cần Thơ phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các tỉnh trong khu vực ĐBSCL,… đặc biệt là mối quan hệ với thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn khách du lịch.

35

3.3.2 Định hướng phát triển

- Ngành du lịch của thành phố đặt trọng tâm vào hoạt động lữ hành, thu hút khách du lịch vào các khu du lịch sinh thái, du khảo văn hóa, hội thảo – hội nghị tại thành phố và các tỉnh lân cận. Phát triển các tour du lịch liên vùng và du lịch quốc tế song phương và đa phương. Tập trung tôn tạo, tu bổ và bảo tồn các điểm di tích lịch sử, văn hóa, các điểm du lịch hiện có, mở thêm các tuyến – điểm mới, nâng cấp và mở rộng các cơ sở vật chất của ngành du lịch.

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, các loại hình dịch vụ, liên kết với các tỉnh trong vùng xây dựng phát triển các điểm du lịch vệ tinh, xây dựng các sự kiện, lễ hội du lịch cho Cần Thơ và ĐBSCL. Mặt khác, tổ chức các tour du lịch công vụ, hội thi thể thao cấp vùng, xây dựng các chương trình du lịch trong và ngoài nước đồng thời xây dựng đội ngũ nhân viên lành nghề, chiến lược sản phẩm du lịch và chương trình xúc tiến du lịch dài hạn.

Cộng với tài nguyên về vật thể và phi vật thể, nguồn lực và chất lượng du lịch, thực trạng và định hướng phát triển của du lịch Cần Thơ cho thấy được tiềm năng phát triển du lịch Cần Thơ là rất lớn. Tuy nhiên, cũng giống như các điểm du lịch khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, du lịch Cần Thơ vẫn còn thiếu nhiều về bản sắc cũng như chưa tạo được nét riêng biệt, để lại ấn tượng trong tâm trí của du khách. Một số thế mạnh của du lịch Cần Thơ và những hạn chế cần khắc phục như sau:

3.3.3 Một vài thế mạnh của du lịch thành phố Cần Thơ

- Cần Thơ có vị trí thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng, vị trí là một trong các yếu tố quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây hệ thống cơ sở lưu trú tăng trưởng khá nhanh, chất lượng hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch ngày càng được nâng cao, dịch vụ được bổ sung ngày càng đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

- Công tác liên kết, hợp tác về du lịch với các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã có bước chuyển biến mới về xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm và xây dựng kết nối tour, các tuyến liên vùng, phát huy thế mạnh của mỗi địa phương.

- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự phối hợp hỗ trợ của các sở, ngành liên quan, sự nổ lực của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và sự tích cực,

36

chủ động của các doanh nghiệp du lịch, kịp thời tháo gỡ khó khăn nên hoạt động du lịch vẫn ở mức tăng trưởng đều độ, về các chỉ tiêu như: khách lưu trú, khách quốc tế, doanh thu du lịch,… đều đạt tiến độ kế hoạch và tăng so với cùng kỳ.

3.3.4 Một số khó khăn, hạn chế ngành du lịch Cần Thơ cần khắc phục

- Du lịch Cần Thơ hiện nay vẫn chưa tạo được nét riêng cho mình, các loài hình du lịch khá tương đồng với các tỉnh bạn trong khu vực. Sự phát triển du lịch trong vùng chưa thống nhất, chưa phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế du lịch của mình, số lượng khách đến thành phố, doanh thu du lịch tuy có tăng nhưng so với một số tỉnh, thành phố lớn thì còn khiêm tốn.

- Các điểm vườn du lịch phần lớn là tự phát, qui mô nhỏ, thiếu sự liên kết, bên cạnh đó còn thiếu nhiều khu vui chơi giải trí xứng tầm, hiện đại; sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch Cần Thơ chưa thể hiện hết tính đặc trưng của thành phố; công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm, điểm đến tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài thành phố của các doanh nghiệp còn yếu và chưa đạt hiệu quả cao.

- Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành còn nhiều hạn chế, lao động trình độ cao còn thiếu nhiều, đa phần thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của ngành.

3.4 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY 3.4.1 Tác động của biến đổi khí hậu 3.4.1 Tác động của biến đổi khí hậu

3.4.1.1 Vit Nam

Theo Ngân hàng thế giới (2010) thì “Biến đổi khí hậu chính là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. đòi hỏi thế giới cần hành động ngay bây giờ, hành động cùng nhau và hành động theo cách khác so với những gì đã làm trong quá khứ”. Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) như úng ngập, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán và bão,… sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ. Nhiệt độ bình quân tối thiểu tăng lên sẽ ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, lịch gieo cấy, sự phân bố cây trồng, tình trạng cây trồng nhiệt đới di chuyển lên vùng phía Bắc 100 – 200 km và đến những vùng có độ cao 100 – 500 m so với mực nước biển để thay thế những cây trồng ôn đới, bán nhiệt đới. Một số loài cây trồng sẽ bị tuyệt chủng do thời tiết thay đổi. Năng suất lúa xuân ở vùng Đồng bằng sông Hồng có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào

37

năm 2070 nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả (Nguyễn Mậu Dũng, 2010).

Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do sự biến đổi của khí hậu (Dasgupta và cộng sự, 2007). BĐKH sẽ gây thiệt hạ cho Việt Nam khoảng 17 tỉ đồng mỗi năm và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà. Nếu như mực nước biển ở Việt Nam tiếp tục dâng cao từ 15 – 90 cm vào năm 2070 thì các vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là những vùng trũng nên bị ảnh hưởng nhiều nhất

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch cần thơ (Trang 41)