Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM điều chỉnh

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch cần thơ (Trang 82 - 84)

Hình 4.10: Mô hình SEM điều chỉnh (mô hình đã chuẩn hóa)

72

Sau khi loại đã loại lần lượt các thang đo tác động của lũ lụt, tác động của thiên tai, tác động từ con người và thang đo nhiệt độ không khí ta có được mô hình với 2 thang đo còn lại là yếu tố nguồn nước, yếu tố gió lốc. Dựa vào mô hình ta có các thông số đạt yêu cầu, nên có thể kết luận được mô hình này phù hợp với dữ liệu thị trường:

Chi-square/df = 0,898 < 2; TLI = 1,008 > 0,9;

CFI = 1,000 > 0,9; RMSEA = 0,000 < 0,08.

Các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% vì các giá trị P-value của các thang đo đều nhở hơn hoặc bằng 0,05. Vì vậy, các thang đo trên đều có ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch.

Bảng 4.23: Các trọng số chưa chuẩn hóa trong mô hình SEM điều chỉnh

Mối quan hệ Ước

lượng

S.E. C.R, P

Quyết định <--- Yếu tố nguồn nước -0,304 0,143 -2,127 0,033 Quyết định <--- Yếu tố gió lốc 0,329 0,166 1,987 0,047

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 04/2014

Các trọng số đã chuẩn hóa trong bảng 5.23, thang đo yếu tố gió lốc mang dấu dương nên thang đo này tác động thuận chiều đến quyết định chọn điểm đến du lịch, với mức tác động là 0,322. Tức là mức độ đồng ý về các thang đo này càng cao thì mức độ đồng ý quyết định chọn điểm đến của du khách cũng sẽ tăng lên. Còn thang đo yếu tố nguồn nước tác động nghịch chiều với thang đo quyết định.

Bảng 4.24: Các trọng sốđã chuẩn hóa trong mô hình SEM điều chỉnh

Mối quan hệ Ước lượng

Quyết định <--- Yếu tố nguồn nước -0,283 Quyết định <--- Yếu tố gió lốc 0,322

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 04/2014

Thang đo yếu tố nguồn nước tác động nghịch chiều đến quyết định chọn điểm đến du lịch. Bởi miền Tây là vùng sông nước, có thể nói đó là điểm đặc biệt

73

của trong du lịch, du lịch mùa nước nổi ở Cần Thơ cũng là một trong những sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch đến với Cần Thơ. Tuy nhiên, với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay làm cho mực nước cũng như chất lượng nước trên sông suy giảm đi nhiều gây khó khăn trong việc vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy, nắng nóng, nguồn nước ô nhiễm cũng gây trở ngại cho du khách khi lựa chọn hình thức du lịch tham quan bằng những chiếc xuồng ba lá, hoặc tàu, ghe,… Thêm vào đó, với chất lượng nước cũng như nguồn nước bị suy giảm dẫn theo hệ quả là nguồn thủy sản nước ngọt cũng giảm đi đáng kể, các loại cá nhỏ số lượng không còn nhiều, gây khó khăn trong việc phát triển du lịch ẩm thực, một trong nét đặc sắc của vùng . Những món ăn mang nét đặc trưng riêng thu hút khách du lịch.

Với thang đo yếu tố gió lốc, tuy có hơi nghịch lý so với thực tế vì số liệu thu được là mức độ đồng ý của du khách này càng cao thì quyết định đi du lịch của du khách cũng càng cao. Vùng ĐBSCL nói chung và vùng Cần Thơ nói riêng, hiện tượng gió lốc rất hiếm khi xảy ra , gần đây nhất là trận lốc xoáy diễn ra vào sáng ngày 30/07 vừa rồi ở huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ. Có thể vì tính tò mò hoặc muốn tận mắt chứng kiến những gì đang diễn ra trong và sau khi những trận gió lốc này đi qua hoặc vì những lý do cá nhân riêng của du khách như từ thiện, muốn giúp đỡ người đã bị thiệt hại nên du khách quyết định đi du lịch trong thời điểm này mặc dù mức độ nguy hiểm vẫn còn cao. Vì vậy thang đo yếu tố gió lốc có tác động thuận chiều với quyết định đi du lịch của du khách.

4.3.3 Kiểm định ước lượng mô hình bằng Bootstrap Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Bootstrap với N = 350

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch cần thơ (Trang 82 - 84)