THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch cần thơ (Trang 47)

3.4.1 Tác động của biến đổi khí hậu

3.4.1.1 Vit Nam

Theo Ngân hàng thế giới (2010) thì “Biến đổi khí hậu chính là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. đòi hỏi thế giới cần hành động ngay bây giờ, hành động cùng nhau và hành động theo cách khác so với những gì đã làm trong quá khứ”. Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) như úng ngập, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán và bão,… sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ. Nhiệt độ bình quân tối thiểu tăng lên sẽ ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, lịch gieo cấy, sự phân bố cây trồng, tình trạng cây trồng nhiệt đới di chuyển lên vùng phía Bắc 100 – 200 km và đến những vùng có độ cao 100 – 500 m so với mực nước biển để thay thế những cây trồng ôn đới, bán nhiệt đới. Một số loài cây trồng sẽ bị tuyệt chủng do thời tiết thay đổi. Năng suất lúa xuân ở vùng Đồng bằng sông Hồng có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào

37

năm 2070 nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả (Nguyễn Mậu Dũng, 2010).

Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do sự biến đổi của khí hậu (Dasgupta và cộng sự, 2007). BĐKH sẽ gây thiệt hạ cho Việt Nam khoảng 17 tỉ đồng mỗi năm và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà. Nếu như mực nước biển ở Việt Nam tiếp tục dâng cao từ 15 – 90 cm vào năm 2070 thì các vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là những vùng trũng nên bị ảnh hưởng nhiều nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết xấu. Trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu như toàn bộ, và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng như đợt xâm nhập mặn vào năm 2005

(UNDP, 2008).

3.4.1.2. Đồng bng sông Cu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam sẽ là khu vực bị tác hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Trong các tháng mùa khô này, nhiều tỉnh vùng ĐBSCL đang bị nước biển xâm nhập mặn sâu làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhiều khu vực đã thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt.

Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất, nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho nhiêu vùng đồng bằng thiếu nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, hàng triệu người sẽ có nguy cơ bị mất chỗ ở, từ đó làm gia tăng sức ép lên sự phát triển của các vùng lân cận, làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước. Vì theo dự báo, trong vài chục năm tới nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000 – 20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước sông Mêkông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng 7 – 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay.

ĐBSCL đang chịu nhiều ảnh hưởng do BĐKH toàn cầu. Đất đai bị bạc màu, đa dạng sinh học giảm mạnh. Diện tích đất bị xâm nhập mặn, đất bị khô hạn,

38

nhiễm phèn ngày càng tăng. Hiện nay, có khoảng 2,1 triệu ha đất bị nhiễm mặn và 1,6 triệu ha đất nhiễm phèn, khô hạn. Nhiệt độ không khí tăng cao và hạn hán bất thường, lũ lụt không theo qui luật, nhiều dịch bệnh mới hình thành,…

ĐBSCL là một vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam nên việc ảnh hưởng này sẽ gây ra những hệ quả xấu cho nông nghiệp Việt Nam. Do đó việc đánh giá khả năng ứng phó của nông dân vùng này cần phải được thực hiện một cách khoa học nhằm tính toán được khả năng rủi ro cũng như phương hướng phát triển một cách tối đa có thể. Điều này đòi hỏi những nỗ lực mang tính xây dựng và trách nhiệm từ tất cả các cấp, các ngành và từ chính mỗi bản thân chúng ta trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

3.4.2 Thực trạng của biến đổi khí hậu tại Cần Thơ

3.4.2.1 Nhit độ không khí gia tăng

Hình 3.1 Biểu đồ gia tăng nhiệt độ trung bình tại Cần Thơ qua các năm

Từ năm 1978 đến năm 2008 nhiệt độ không khí trung bình tại Cần Thơ gia tăng khoảng 0,5oC. Nhiệt độ của Cần Thơ sẽ có xu hướng gia tăng trong các thập kỷ tới. Ngân hàng Thế giới trong nghiên cứu về BĐKH tại Việt Nam, dựa trên kịch bản phát thải A2 đã cho biết nhiệt độ của Cần Thơ đến năm 2070 sẽ tăng khoảng 2,5oC so với năm 1970. Ngoài ra mức biến thiên nhiệt độ cũng cao hơn, nên xu hướng mùa hiện nay sẽ có sự thay đổi.

Các vùng đô thị sẽ phải đối mặt với nắng nóng, nhiệt độ không khí tăng thì đồng nghĩa với nhiệt độ nước, đất và mọi vật dụng có liên quan đến không khí sẽ

39

bị tăng theo. Nhiệt độ tăng, độ ẩm cao làm gia tăng sức ép về nhiệt đối với cơ thể con người, nhất là người già và trẻ em, làm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật chủ mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường suy giảm. Sự gia tăng về nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại,… liên quan đến chi phí tăng thêm cho việc làm mát, thông gió, bảo quản và vận hành thiết bị, phương tiện, sức bền vật liệu.

3.4.2.2 Din biến lượng mưa c năm

Hình 3.2 Biểu đồ thay đổi lượng mưa cả năm tại Cần Thơ qua các năm

Từ năm 1978 đến năm 2008 sự suy giảm lượng mưa năm không thấy rõ. Nhưng trong 10 năm trở lại đây (1998 – 2008) lượng mưa có khuynh hướng giảm 200mm.

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, sự thay đổi về lượng mưa đến năm 2070 tại Cần Thơ, tổng lượng mưa có thể chỉ tăng nhẹ, nhưng có sự thay đổi sâu sắc hơn trong biến thiên lượng mưa theo tháng, cho thấy mưa sẽ tập trung trong thời gian ngắn hơn và khô hạn sẽ kéo dài hơn, ảnh hưởng bất lợi đến ngập lụt đô thị và sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa gia tăng sẽ gây ngập lụt nghiêm trọng hơn, dẫn đến biến thiên độ ẩm lớn hơn và ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của mọi người dân, nhất là người già và trẻ em.

40

3.4.2.3 Suy gim độ m không khí

Trong 30 năm, ẩm độ không khí của Cần Thơ có khuynh hướng suy giảm 1%. Nhưng nếu xem xét trong 10 năm gần đây thì mức suy giảm là 2%.

Hình 3.3 Biểu đồ sự suy giảm của ẩm độ không khí tại Cần Thơ qua các năm

3.4.2.4 Thay đổi v chếđộ thy văn và xâm nhp mn

Nhiệt độ không khí gia tăng làm giảm lượng băng tuyết tích tụ trên thượng nguồn, nhiệt độ không khí tăng cũng gây biến đổi khí hậu làm cho chế độ mưa của lưu vực bị thay đổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41

Trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2007, mực nước cao nhất tại Tân Châu, khu vực đầu nguồn tiếp nhận sông Mekong thuộc Việt Nam, bị thấp xuống gần 0,8m, trong khi đó mực nước cao nhất tại Cần Thơ lại tăng lên 0,3m. Hiện tượng này chứng tỏ nước đang xâm nhập vào Đồng bằng sông Cửu Long vì trong thời gian đó lượng mưa của Cần Thơ đang suy giảm.

Nước mặn 1% cách bến Ninh Kiều 15km vào tháng 04 năm 2004. Đến tháng 04 năm 2009 nước mặn nồng độ 4% đã đến huyện Vĩnh Thạnh của thành phố Cần Thơ vùng giáp ranh An Giang gây chết lúa. Tháng 04 năm 2010 độ mặn trên nước mặt của sông Hậu chỉ còn cách bến Ninh Kiều khoảng 12km. Cho thấy sự xâm nhập mặn vào sâu trong ĐBSCL có tiềm năng gia tăng theo thời gian.

Trong quá khứ cũng như hiện nay và có thể là trong tương lai, sự phát triển của Cần Thơ đều trong tình trạng dễ bị tổn thương do chu kỳ thủy văn theo mùa, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản và cung cấp nước sạch và ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Cũng do sự thay đổi chế độ thủy văn gần đây có nhiều hiện tượng sạt lở bờ sông nghiêm trọng xảy ra tại thành phố Cần Thơ làm thiệt hại nhà cửa và cả sinh mạng của người dân. Các bờ sông có hiện tượng sạt lở là sông Hậu, Rạch Trà Nóc, sông Cái Răng, cho đến nay có gần 200 hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở bờ. Gần đây nhất ngày 6 tháng 03 năm 2010, chân cầu Trà Niền thuộc huyện Phong Điền đang xây dựng đã bị sạt lở xuống sông Cái Răng cùng với 3 căn nhà. Thiệt hại của sạt lở đến nay đã lên đến hàng chục tỉ đồng.

3.4.3 Tác động của BĐKH đến tài nguyên và ngành nghề

Đối vi tài nguyên nước: Tài nguyên nước đang chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số địa phương vào mùa khô. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị, giới hạn sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Chế độ mưa thay đổi có thể gây ngập lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước. Trên sông lớn như sông Hậu, xu hướng giảm nhiều cả đối với dòng chảy năm gồm dòng chảy mùa khô và với dòng chảy mùa mưa lũ.

Đối vi nông nghip và an ninh lương thc: BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Với sự nóng

42

lên trên phạm vi toàn thành các cây trồng nhiệt đới được thích nghi nhiêu hơn. BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng của cây trồng và vật nuôi qua đó BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp.

Đối vi thy sn và ngh cá: Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả nước mặn lấn sâu vào nội địa, lầm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loài thủy sản xấu đi.

Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến hiện phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong chiều cao khối nước, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật. Một số loài phải di chuyển tìm nơi nhiệt độ mát hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật. Đối với nguồn lợi thủy sản và nghề cá, BĐKH gây ra các chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút. Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán; các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẵn; các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị hủy diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.

Tác động ca biến đổi khí hu đối vi năng lượng: Nhiệt độ tăng gây tác động đến ngành năng lượng do tăng chi phí thông gió, làm mát máy khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện. Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng vvaf chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp, giao thông, thương mại và các lĩnh vực khác cũng gia tăng.

Đối vi giao thông vn ti: BĐKH ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng đến giao thông vận tải, một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính không ngừng tăng lên trong tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc kiểm soát và hạn chế tốc độ tăng phát thải KNK đòi hỏi ngành phải đổi mới và áp dụng các công nghệ ít chất thải và công nghệ sạch dẫn đến tăng chi phí lớn. Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng của các động cơ, trong đó có các yêu cầu làm mát, thông gió trong các phương tiện giao thông cũng góp phần tăng chi phí trong ngành GTVT.

43

Đối vi sc khe con người: Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe cong người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Tình trạng nóng lên làm thay đổi chế độ thời tiết dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người. BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng à phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị nhiễm khuẩn dễ lây lan,… Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lỡ đất,… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật hoặc do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số, người già, trẻ em và phụ nữ.

Đối vi văn hóa, th thao, du lch, thuong mi và dch v: BĐKH có tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thuong mại và dịch vụ như nhiệt độ không khí tăng, nước mặn xâm nhập, thiếu nước ngọt, ngập lụt đường phố,… và có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác như giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng,… Nước biển dâng ảnh hưởng đến việc khai thác, làm tổn hại đến các công trình di sản văn hóa, lịch sử, các khu bảo tồn, các khu du lịch sinh thái và các công trình hạ tầng liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ,… lam tăng chi phí cho việc cải tạo, di chuyển và bảo dưỡng,… Nhiệt độ tăng và lượng nước giảm làm cho du lịch mùa hè trên sông nước trở nên khó khăn hơn.

44

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CẦN THƠ

4.1 THÔNG TIN CHUNG VÀ HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH

Sau khi thu số liệu trong ba tuần từ ngày 27/10/2014 đến ngày 16/11/2014, sàng lọc, kiểm tra mẫu dữ liệu và lọc lại còn 130 mẫu hợp lệ.

4.1.1 Thông tin chung của du khách

4.1.1.1 Gii tính

Bảng 4.1: Thông tin giới tính của đáp viên

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch cần thơ (Trang 47)