KHÁI QUÁT DULỊCH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch cần thơ (Trang 36)

Vị trí

Cần Thơ là thành phố trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên hữu ngạn sông Hậu. Là đô thị trực thuộc Trung ương, là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của Đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước. Với diện tích nội thành là 53 km2. Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409 km2 và có dân số nằm khoảng 1.222,4 nghìn người, mật độ dân số tính đến năm 2013 là 868 người/km2. Cần Thơ là thành phố đông dân, hiện đại và là thành phố lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông. Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía Bắc giáp tỉnh An Giang và phía Đông Bắc giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp với tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp với Kiên Giang, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và 4 điểm cực:

• Cực Bắc là phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt.

• Cực Nam là xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai.

• Cực Đông là phường Tân Phú, quận Cái Răng.

• Cực Tây là xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh.

Khí hậu

Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (vào khoảng tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (vào khoảng tháng 12 đến tháng 4).

Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87%, lượng mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt độ trung bình 280C.

Thủy văn

Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông. Cùng với vùng Tây Nam Bộ, thành phố Cần Thơ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, trải dài khắp địa bàn thành phố. Sông Hậu là con sông chính, chảy ở phía đông của thành phố, qua toàn bộ 5 quận nội thành. Ngoài ra còn có sông Thốt Nốt chảy trong địa phận huyện Cờ Đỏ và quận Thốt Nốt. sông Ô Môn chảy

26

trong địa phận huyện Thới Lai và quận Ô Môn, sông Cần Thơ bắt nguồn từ huyện Phong Điền rồi đổ ra sông Hậu ở ranh giới giữa quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, qua bến Ninh Kiều.

Địa hình

Cần Thơ là dạng địa hình đồng bằng châu thổ với đặc điểm chung là trũng, thấp và bằng phẳng. Độ cao trung bình khoảng 1m so với mặt nước biển. Địa hình có dạng lòng chảo, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ hàng năm. Vùng ven sông khá thuận lợi cho việc tận dụng nguồn nước thủy triều vào việc tưới tiêu.

3.1.2 Tài nguyên nhân văn Di tích Di tích

Tính đến tháng 5/2011, Cần Thơ có 10 di tích đối với di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, thành phố Cần Thơ có 4 di tích kiến trúc – nghệ thuật và 6 di tích lịch sử - văn hóa. Đây đều là những di tích độc đáo, hàng năm thu hút đông đảo du khách đến tham quan:

Di tích kiến trúc – nghệ thuật: Đình Bình Thủy (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy); Chùa Long Quang (phường Long Hòa, quận Bình Thủy); Chùa Ông (phường Tân An, quận Ninh Kiều); Nhà thờ họ Dương (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy).

Di tích lịch sử - văn hóa: Cơ quan đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng 1929 – 1930 (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy); Mộ nhà thơ Phan Văn Trị (xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền); Chùa Hội Linh (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy); Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy); Khám lớn Cần Thơ (phường Tân An, quận Ninh Kiều).

Đối với di tích được xếp hạng cấp thành phố, Cần Thơ có 12 di tích lịch sử - văn hóa, không có di tích kiến trúc – nghệ thuật, gồm: Đền thờ Đức y Thái tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (phường An Hòa, quận Ninh Kiều); Chi bộ Cờ Đỏ (thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ); Chiến thắng ông Hào (xã Trường Long, huyện Phong Điền); Đình Thới An (phường Thới An, quận Ô Môn); Căn cứ Ban chỉ huy Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968 (hay còn gọi là căn cứ Vườn Mặn, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy); Chùa Pôthi Somrôn (phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn); Địa điểm chiến thắng của đội cảm tử - quốc gia tự vệ

27

Cần Thơ năm 1945 (hay còn gọi là trận Lê Bình, phường Lê Bình, quận Cái Răng); Đình Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt); Linh sơn Cổ Miếu (phường Thới Long, quận Ô Môn); Đình Thường Thạnh (phường Thường Thạnh, quận Cái Răng); Hiệp Thiên Cung (phường Lê Bình, quận Cái Răng); Địa điểm chiến thắng ông Đưa năm 1960 (xã Định Môn, huyện Thới Lai).

Hoạt động văn hóa lễ hội

Sự kết tinh 3 nền văn hóa Kinh – Hoa – Khmer đã tạo nên một tổng thể văn hóa đa dạng, độc đáo cho Cần Thơ với nhiều lễ hội mang đặc trưng tín ngưỡng dân gian:

- Lễ Kỳ Yên – Đình Bình Thủy. - Lễ hội chùa Ông.

- Lễ hội dân tộc Khmer.

- Chợ hoa xuân Bến Ninh Kiều. - Lễ Dâng hương đền thờ Bác Hồ.

Các làng nghề truyền thống

Cần Thơ, cũng giống như các tỉnh miền Tây khác, phát triển nền kinh tế, văn hóa mang đậm nét của miền sông nước. Là vùng trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ được mệnh danh là thủ phủ miền Tây, nổi tiếng với tên gọi Tây Đô. Từ lâu Cần Thơ được xem là nơi đất lành chim đậu, nơi hội tụ của nhiều dân tộc an hem ở miền Tây về làm ăn và sinh sôi phát triển. Sự kết hợp độc đáo và đa dạng đã của các nền văn hóa tạo nên những nét đặc sắc thu hút khách du lịch. Du khách tới tham quan Cần Thơ, ngoài những tuyến du lịch nổi tiếng, các vườn trái cây, du khách còn ngỡ ngàng hơn về văn hóa các làng nghề truyền thống. Các làng nghề nổi tiếng như Làng đan Lợp Dì Tho, Làng đan thúng, Làng hoa Thới Nhựt, Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, Làng đóng ghe xuông Ngã Bảy,… Tất cả các làng nghề đều được UBND thành phố Cần Thơ công nhận là một trong những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu khám phá văn hóa miệt vườn của du khách.

28

3.1.3 Giới thiệu chung một sốđiểm tham quan nổi tiếng tại Cần Thơ

Chợ nổi Cái Răng là nơi tập trung hầu như tất cả nông sản, trái cây của miền

Tây với ghe xuồng tấp nập tạo nên một điểm đến vô cùng hấp dẫn. Du khách khi bước chân đến chợ nổi Cái Răng, có thể thỏa mãn nhu cầu tham quan mua sắm đặc sản đặc trưng xứ miệt vườn Nam bộ từ cam, bưởi, xoài cho tới rau, củ, quả,…

Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan những khu du lịch sinh thái với

đặc sản trái cây của vùng ĐBSCL. Có thể kể đến là Vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thủy, vườn vòng cung, trên các tuyến sông Phong Điền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt,… Tại đây, du khách có thể vừa đi dạo trong vườn, hít thở không khí trong lành mát mẻ, vừa được nếm các loại trái cây chin à những món ăn đặc sản miệt vườn.

Vườn cò Bằng Lăng: từ thành phố Cần Thơ về quận trấn Thốt Nốt khoảng

5km là đến vườn cò Bằng Lăng. Tại đây, du khách sẽ thấy hàng vạn con cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành trúc la đà, đong đưa theo gió, rối rít gọi đàn.

Ngoài ra, còn những khu di tích lịch sử - văn hóa, mà vào dịp lễ đều rất nhộn nhịp với các trò chơi dân gian thu hút nhiều du khách, đây còn là những nơi phục vụ cho những du khách thích nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa, đời sống sinh hoạt cũng như tiến trình phát triển của cư dân ĐBSCL.

3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 2013

3.2.1 Thực trạng khách du lịch đến Cần Thơ

Ngành du lịch Cần Thơ trong những năm vừa qua có những bước đột phá nhất định, thu được nhiều thành quả đáng khích lệ. Lượng khách du lịch đến Cần Thơ tăng qua các năm và thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế. Cách thức, loại hình du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí ngày càng đa dạng, phong phú hơn từ các loại hình du lịch sinh thái, home-stay đến du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE,… Thành phố đang từng bước trở thành trung tâm du lịch của khu vực ĐBSCL và ngành “công nghiệp không khói” này đã mang đến nguồn thu khá lớn cho địa phương và tạo nhiều việc làm cho người dân.

29 Bảng 3.1: Tỷ trọng du khách đến thành phố Cần Thơ Năm 2011 2012 2013 Tiêu chí Số lượng (khách) Tỷ trọng (%) Số lượng (khách) Tỷ trọng (%) Số lượng (khách) Tỷ trọng (%) Du khách quốc tế 170.325 17,52 190.116 16,18 211.357 16,89 Du khách nội địa 802.125 82,48 984.707 83,82 1.040.268 83,11 Tổng số khách 972.450 100 1.174.823 100 1.251.625 100

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thành phố Cần Thơ, 2013)

Bảng 3.2: So sánh tỷ trọng du khách đến thành phố Cần Thơ 2011 – 2013 Chênh lệch 2011 – 2012 2012 – 2013 Số lượng (khách) Tỷ trọng (%) Số lượng (khách) Tỷ trọng (%) 19.791 - 1,34 21.241 0,71 182.582 1,34 55.561 - 0,71 202.373 0 76.802 0

Với số liệu từ bảng trên, ta có thể thấy số lượng khách du lịch đến Cần Thơ tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, Cần Thơ đón và phục vụ 972.450 lượt khách, tăng 10,5% so với năm 2010. Vì trong năm 2011, sự kiện sân bay Trà Nóc chính thức đưa vào hoạt động đường bay quốc tế, điều này giúp cho việc giao thông được thuận tiện và rút ngắn khoảng cách đi lại, tiết kiệm thời gian nên lượng du khách đến Cần Thơ cũng tăng lên. Đến năm 2012, số lượng khách du lịch đến Cần Thơ đã vượt qua mốc 1 triệu lượt, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2011. Đây có thể nói là kết quả nổ lực hết mình của quá trình nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch và thu hút đầu tư của thành phố. Năm 2013, địa phương đã đón 1.251.625 lượt khách lưu trú, tăng 6,5% so với năm 2012, trong đó lượt khách quốc tế đến Cần Thơ chiếm 211.357 lượt. Nhìn chung có sự tăng trưởng nhanh qua các năm nhưng lượt khách quốc tế đến Cần Thơ chỉ chiếm khoảng 2,8% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam (7.572.352 lượt khách).

30

Lượng khách quốc tế đến Cần Thơ chiếm 16,89% trong tổng số khách đến Cần Thơ. Số lượng khách quốc tế đến Cần Thơ tăng đều qua các năm, tuy nhiên cơ cấu lại sụt giảm so với du khách trong nước. Thị trường khách du lịch nội địa luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch. Năm 2011 chiếm 82,48%, năm 2012 chiếm 83,82% và năm 2013 là 83,11% trong tổng lượng khách, khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trọng lớn. Có được sự tăng trưởng này qua các năm phải kể đến quá trình nổ lực, thành phố Cần Thơ đã tổ chức nhiều hoạt động lễ hội thu hút du khách du lịch như sự kiện thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL, Festival Thủy sản Việt Nam.

3.2.2 Doanh thu hoạt động du lịch

Song song với sự gia tăng về lượng khách du lịch, thu nhập từ ngành du lịch của TP Cần Thơ cũng tăng đáng kể qua các năm. Mặc dù nền kinh tế đang dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và có chuyển biến tích cực hơn, nhưng có thể thấy được tình hình chưa thực sự ổn định và còn nhiều yếu tố bất lợi đang tác động đến nền kinh tế. Nhưng ngành du lịch Cần Thơ vẫn giữ được sự tăng trưởng khá. Chứng tỏ được ngành du lịch TP Cần Thơ đã nô lực rất nhiều để tạo được thế đứng vững vàng cho mảnh đất giàu tiềm năng.

Doanh thu từ hoạt động du lịch của thành phố Cần Thơ tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, doanh thu đạt 761.234 triệu đồng, tăng 17,2% so với năm 2010, năm 2012, đạt 851.129 triệu đồng, tăng 11,81% so với năm 2011 và năm 2013 tổng doanh thu ngành du lịch đạt 942.786 triệu đồng, tăng 10,77% so với năm 2012. Trong đó, doanh thu từ thị trường nội địa là nguồn thu lớn cho ngành du lịch, chiếm 84,38% trong tỷ trọng. Doanh thu từ du khách quốc tế chiếm tỷ trọng thấp mặc dù tăng đều qua các năm. Để có được thành quả này, du lịch TP Cần Thơ đã có nhiều chính sách đổi mới về chất lượng , ngoài ra còn chú trọng đầu tư nhiều công trình cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, cải thiện điểm du lịch để có thể phục vụ ngày một tốt hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách.

31

Bảng 3.3: Doanh thu từ hoạt động du lịch TP Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013

Năm 2011 2012 2013

Tiêu chí Doanh thu

(triệu đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu từ du khách DT phục vụ khách quốc tế 92.259 12,12 97.151 11,41 152.440 15,62 DT phục vụ khách nội địa 668.971 87,88 754.041 88,59 823.547 84,38 Tổng doanh thu 761.234 851.192 975.987 Doanh thu từ dịch vụ du lịch DT buồng 252.445 33,16 305.375 35,88 372.392 39,5 Ăn uống 266.059 34,95 275.607 32,38 312.582 33,16 Hàng hóa 9.464 1,24 14.156 1,66 17.325 1,84 Lữ hành 176.475 23,18 209.957 24,67 222.359 23,59 Vui chơi giải trí 3.884 0,51 1.197 0,14 2.330 0,25 DT các hoạt động khác 52.907 6,95 44.837 5,27 15.798 1,68 Tổng doanh thu 761.234 851.129 942.786

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thành phố Cần Thơ, 2013)

Doanh thu từ hoạt động lưu trú và ăn uống chiếm tỷ trọng cao trong 3 năm, chiếm hơn 70% tỷ trọng. Do khách du lịch chủ yếu thuê khách sạn, nhà nghỉ để lưu trú và hoạt động ăn uống là hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong suốt hành trình của chuyến đi vì vậy 2 nhóm dịch vụ này luôn chiếm tỷ trọng cao. Hoạt động lữ hành cũng phát triển mạnh sau khi hệ thống giao thông được đầu tư phát triển, từ năm 2011 đến năm 2013 doanh thu từ hoạt động này tăng 45.884 triệu đồng. Trái ngược lại, hoạt động vui chơi giải trí là hoạt động chính của ngành, là yếu tố thu hút khách du lịch nhưng lại có doanh thu thấp nhất và doanh thu giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động ui chơi giải trí ở Cần

32

Thơ đang dần kém phát triển và sức hút của nó đối với du khách cũng mất dần. Nguyên nhân có thể do các hoạt động vui chơi kém phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động mua bán hàng hóa tăng qua các năm, có thể nói sau khi nền kinh tế dần ổn định, thu nhập đời sống của người dân cũng như du khách ngày càng cao nên nhu cầu mua sắm cũng tăng theo.

3.2.3 Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch

3.2.3.1 Cơ s h tng

Là trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ đã được quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, trong đó hệ thống giao thông kết nối đến các địa phương trong khu vực ngày càng hoàn thiện. Đây là tiềm năng để Cần Thơ mở rộng giao thương với khu vực, là điệu kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Trong thời gian qua, Nhà nước đã quan tâm đến việc đầu tư hệ thống cảng, sân bay qui mô lớn để phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện hơn. Hiện nay, TP Cần Thơ có các cụm cảng được xác định là trung tâm của vùng ĐBSCL, đặc biệt là cảng Cái Cui – cảng biển lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn có sân bay Trà Nóc đang hoạt động với các tuyến bay trong nước và kế hoạch trong tương lai là điểm nối các tuyến bay quốc tế mà đầu tiên là các tuyến trong khu vực Đông Nam Á. Cầu Cần Thơ được thông xe vào cuối tháng 04 năm 2010, nối liền tuyến giao trông quan trọng, trong đó có tuyến quốc lộ 1A nối liền TP Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh, các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh thành trong cả nước. Theo kế hoạch trong thời gian tới, tuyến đường cao tốc Trung Lương – TP Cần Thơ có tổng chiều dài khoảng 80km, qui mô 6 làn xe và tốc độ 120km/giờ được đưa vào hoạt động, tiết kiệm nhiều thời gian cho hành khách.

Về điện, nước TP Cần Thơ hiện có nhà máy điện Trà Nóc và trung tâm điện lực Ô Môn đã hòa vào lưới điện quốc gia phục vụ khu vực ĐBSCL và cả nước.

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch cần thơ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)