Phân tích các yếu tố trong ma trận SWOT

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghiệp tại huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 67 - 70)

* Điểm mạnh khi thực hiện mô hình (S)

(S1) Nguồn nƣớc phong phú thuận lợi chủ động nguồn nƣớc. Hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc cấp thoát nƣớc.

(S2) Nghề NTTS là một trong những nghành nghề đƣợc chính quyền địa phƣơng chú trọng quan tâm hỗ trợ phát triển tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời dân. (S3) Tôm là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, mang lại lợi nhuận cao, tăng thu nhập năng cao đời sống cho ngƣời dân.

(S4) Ngày càng nhiều vựa, cơ sở thu mua tôm thƣơng phẩm tại chỗ thuận lợi (có 26,67% hộ cho rằng nhiều vựa, cơ sở thu mua) việc thu hoạch, tiết kiệm chi phí cho ngƣời dân.

* Điểm yếu khi thực hiện mô hình (W)

(W1) Việc nuôi tôm không theo thời vụ (91,11% hộ nuôi hai vụ và 8,89% nuôi ba vụ), tự ý thả lắp vụ sẽ làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng xung quanh. Bên cạnh đó chƣa có sự phân chia rõ ràng khu vực chuyên nuôi tôm cũng nhƣ thiếu nhận thức về khoa học kỹ thuật nuôi, hầu hết ngƣời dân điều thải chất thải ra trực tiếp môi trƣờng xung quanh (có 15,55% hộ thải chất thải vào khu chứa riêng và 84,45% hộ thải ra kinh - sông) mà không qua xử lý làm ô nhiễm nguồn nƣớc, dịch bênh lây lan.

(W2) Đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng nhƣng tình trạng thiếu vốn vẫn còn tồn tại (có 44,44% cho rằng thiếu vốn sản xuất). Một số ngƣời dân không đủ nguồn vốn để phục vụ cho quá trình nuôi. Nguyên nhân là nhu cầu vay vốn của ngƣời nuôi vƣợt quá định mức vay vốn của ngân hàng, bên cạnh đó cũng có một số ngƣời thua lỗ những năm trƣớc nên vay nợ ngân hàng không trả đƣợc.

51

Bảng 3.20: Các chỉ số điểm mạnh và điểm yếu trong ma trận SWOT của mô hình TCT Chỉ tiêu ĐVT Mô hình nuôi tôm TCT (n = 45)

Điểm mạnh

Nhiều vựa, cơ sở thu mua % 26,67

Điểm yếu

Hai vụ Một vụ

Nuôi tôm không theo mùa vụ % 91,11 8,89

Ra môi trƣờng Khu chứa riêng

Xử lý chất thải % 84,45 15,55

Thiếu vốn % 44,44

Diện tích thiệt hại ha 139,5

Kinh nghiệm năm 1,95

Giá bán Nghìn đồng/kg 82

(W3) Thời tiết khí hậu vẫn còn là yếu tố gây trở ngại ảnh hƣởng không nhỏ đến ngƣời nuôi. Thời tiết khô hạn kéo dài thất thƣờng làm độ mặn và nguồn nƣớc biến động gây khó khăn cho việc nuôi tôm, thậm chí tôm chết hàng lọt gây thua lỗ (có 139,5 ha thiệt hại trong hai quý đầu năm 2014).

(W4) Tình trạng tự phát của ngƣời dân còn cao, Kinh nghiệm nuôi tôm TCT của dân trong vùng rất thấp (trung bình 1,95 năm). Trình độ khoa học kỹ thuật tƣơng đối thấp, chƣa áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều vào quá trình nuôi.

(W5) Tuy các trại sản xuất tôm giống xuất hiện ngày càng nhiều nhƣng chất lƣợng con giống thả nuôi chƣa cao và chƣa đƣợc kiểm định chặt chẽ nên ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống và khả năng nhiễm bệnh của con giống.

(W6) Thị trƣờng biến động gây ảnh hƣởng không ít đến các hộ nuôi. Giá các mặt hàng đầu vào ngày càng tăng nhƣ: con giống, thức ăn, thuốc hóa chất... Bên cạnh đó các loại thức ăn, thuốc, hóa chất xuất hiện ngày càng nhiều làm ngƣời dân lúng túng trong việc lựa chọn các loại thuốc nên một số ngƣời phải dựa vào kinh nghiệm của chủ địa lý

52

thức ăn, thuốc, hóa chất. Đồng thời giá tôm thƣơng phẩm bán ra theo biến động thị trƣờng thấp (trung bình 82 nghìn đồng/kg) gây không ít khó khăn cho ngƣời nuôi. (W7) Vẫn còn tình trạng tồn dƣ lƣợng thuốc hóa chất kháng sinh trên tôm khi đến tay ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và cả khi xuất khẩu. Cho nên mặc dù khi Việt Nam đã gia nhập WTO nhƣng rủi ro mang lại khi cạnh tranh trên thế giới vẫn còn rất cao.

* Những cơ hội thúc đẩy mô hình (O)

(O1) Việt Nam gia nhập WTO nên thị trƣờng tiềm năng để xuất khẩu tôm là rất lớn. Năng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng.

(O2) Trƣớc nguy cơ dịch bệnh ở gia súc và gia cầm bùng phát và gia tăng, ngƣời dân có xu hƣớng chuyển sang tiêu dùng các loài thủy sản trong khi tôm là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Do đó tôm thƣơng phẩm có xu hƣớng ngày càng tăng.

(O3) Các chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chính sách nhầm tăng sản lƣợng thủy sản nhƣ hỗ trợ vốn, kỹ thuật, quy hoạch vùng nuôi.... Các chính sách từ phía nhà nƣớc có xu hƣớng tác động tốt đến hoạt động nuôi tôm nhƣ chính sách về chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách về tín dụng và nhiều chính sách về đất đai nhầm kích thích nghề nuôi tôm phát triển.

(O4) Tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao vì thế sản lƣợng của nó rất quan trọng đối với nền kinh tế của toàn tỉnh nói chung và huyện nói riêng. Cho thấy nghề nuôi tôm sẽ phát triển và tăng diên tích nuôi trong tƣơng lai.

* Những thách thức, đe dọa đối với mô hình

(T1) Thời tiết và khí hậu ngày càng biến đổi thất thƣờng khiến cho nghề nuôi tôm ở huyện gặp một số khó khăn việc quản lý chăm sóc ao nuôi.

(T2) Sử dụng thuốc hóa chất ngày càng nhiều và vẫn còn tình trạng thải chất thải ra sông gây ảnh hƣởng đến hệ thống thủy lợi chung của địa phƣơng. Điều này sẽ làm cho nguồn nƣớc gây ô nhiễm khiến cho nghề nuôi tôm ngày một khó khăn.

53

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghiệp tại huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)