Tình hình nuôi tôm trong cả nước

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghiệp tại huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 26 - 28)

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế tăng trƣởng nhanh và ổn địnhlà nƣớc có điều kiện thiên nhiên ƣu đãi trong linh vực NTTS. Bờ biển Việt Nam trải dài 3.260 km suốt từ Bắc vào Nam, là tiềm năng lớn cho NTTS nƣớc mặn và nƣớc lợ.

Theo Trần Văn Nhƣờng và ctv (2004) nghề nuôi tôm QC xuất hiện ở Việt Nam khoảng 100 năm trƣớc. Số liệu ghi chép đƣợc cho thấy vào thập kỷ 1970 cả miền Bắc và miền Nam đều tồn tại hình thức nuôi QC. Diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL thời kì này đạt khoảng 70.000 ha. Ở miền Bắc trƣớc năm 1975 có 15.000 ha nuôi tôm nƣớc lợ (Ling, 1973 và Rabanal, 1974 trích bởi Trần Văn Nhƣờng 2004 trong Dƣơng Vĩnh Hảo, 2009)

Nghề nuôi tôm Việt Nam thật sự phát triển từ sau 1987 và nuôi tôm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX (Vũ Đỗ Quỳnh,1989; Phạm Khánh Ly,1999). Các yếu tố quan trọng chi phối nghành nuôi tôm thời kì này gồm: việc thu nhập và cải tiến thành công công nghệ sản xuất giống tôm nhân tạo, công nghệ nuôi thƣơng phẩm nhu cầu tôm trên thị trƣờng thế giới tăng cao và chính phủ thực hiện đổi mới kinh tế. Đến giữa thập niên 90 (1994 - 1995) phát triển nuôi tôm có phần chững lại do Việt Nam gặp nạn dịch bệnh tôm nuôi ở ĐBSCL (Trần Văn Nhƣờng và ctv,

2004; trong Dƣơng Vĩnh Hảo, 2009)

Chặng đƣờng phát triển tiếp nghề nuôi tôm đƣợc đánh dấu vào năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 15/6/2000, đã cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa năng suất thấp, đất làm muối, đất hoang hóa sang nuôi trồng thủy sản. Từ 250.000 ha năm 2000, diện tích nuôi tôm đã tăng lên 4780.000 năm 2001. Chỉ trong vòng một năm, 235.000 ha gồm 232.000 ha ruộng lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích đất hoang hóa ngập mặn đã chuyển thành ao nuôi tôm. Đến hết năm 2003 cả nƣớc có 530.000 ha diện tích nuôi tôm, bao gồm cả phần nuôi tôm luân canh và trồng lúa. Ngoài ra có 26.000 ha trong tổng số 136.000 ha rừng ngập mặn cũng đƣa vào nuôi tôm với hình thức tôm rừng kết hợp. Trong giai đoạn này Việt Nam là nƣớc có diện tích nuôi tôm vào loại lớn nhất thế giới (Trần Văn Nhƣờng và ctv,

2004; trong Dƣơng Vĩnh Hảo, 2009). Đó là một trong những lý do khiến cho nghề nuôi tôm nƣớc lợ tại Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng phát triển và trở thành một trong những quốc gia có sản lƣợng tôm nhất thế giới.

10

Theo báo cáo của BTS (2004) năm 2003 diện tích nuôi thủy sản nƣớc lợ và nƣớc mặn đạt khoảng 575.137 ha, trong đó 546.000 ha là diện tích nuôi tôm, tổng sản lƣợng tôm nuôi xấp xỉ 200.000 tấn và có khoảng 80% sản lƣợng tôm nuôi ở ĐBSCL. Nghề nuôi tôm vì thế trở thành hoạt động quan trọng nhất của nghành nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ĐBSCL. Từ đầu năm 2000, nuôi tôm của ĐBSCL, chuyển nhanh chóng từ kỹ thuật nuôi QC và QCCT sang kỹ thuật nuôi TC và BTC. Hơn nữa, Quyết định 09/NQ- CP ngày 15/6/2000 về việc chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến một sự chuyển dịch nhanh từ đất trồng luấ sang đất nuôi tôm. Sự mở rộng diện tích đất nuôi tôm một cách tự phát và mạnh mẽ ở Việt Nam, đặc biệt ở ĐBSCL thật sự đã đƣa đến một số lƣu ý: đó là sự gia tăng sử dụng con giống, thức ăn, thuốc (đặc biệt thuốc kháng sinh) và hóa chất (đặc biệt hóa chất cải tạo ao, diệt tạp, xử lý nƣớc...) trong nuôi tôm. Theo Tạ Quang Ngọc (2002), chất lƣợng con giống không đảm bảo để tha nuôi, năng lực quản lý của nghành thủy sản còn yếu kém ở từng thời điểm là nguyên nhân xảy ra các vấn đề về môi trƣờng trong nuôi tôm ( trong Dƣơng Vĩnh Hảo, 2009). Năm 2010, diện tích nuôi tôm sú cả nƣớc đạt 613.718 ha, tăng không đáng kể so với năm 2009, tập trung 6 tỉnh ĐBSCL (Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang) chiếm 92% (564.485 ha). Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp chiếm khoảng 10% (63.000 ha). Tổng sản lƣợng tôm sú nuôi năm 2010 đạt gần 333.000 tấn/năm. (Tổng cục thủy sản 2010, trong Nguyễn Đức Thuấn 2010).

Theo báo cáo của Cục NTTS (2010), nuôi tôm là một nghề thƣờng xuyên có nhiều biến động, từ cuối năm 2008 sang đầu năm 2009, sản lƣợng tôm sú ƣớc giảm khoảng 40%. Nhiều nông dân đã bỏ nghề nuôi tôm vì giá thấp, dịch bệnh và thiếu vốn đầu tƣ. Nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, khiến giá trên thế giới giảm. Trong khi các nhà máy trong nƣớc phải thƣờng xuyên đối mặt trình trạng khan hiếm nguyên liệu do ngƣời nuôi bỏ đầm, do thời tiết bất lợi khiến sản lƣợng thu hoạch thấp. Đầu năm 2009, sản lƣợng tôm xuất khẩu giảm so với cùng kì năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng sụt giảm nhƣ trên là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nhà nƣớc đƣa ra chính sách siết chặt tín dụng, lại suất ngân hàng khiến nhiều ngƣời nuôi lao vào tình trạng lỗ vốn. Tuy nhiên bắt đầu tháng 8/2009, sản lƣợng tôm bắt đầu tăng trở lại do kinh tế Việt Nam bắt đầu khôi phục. Theo báo cáo của Cục NTTS (2010), kế hoạch phát triển các loại năm 2011 ở Việt Nam với diện tích là 1.110.000 ha, sản lƣợng thủy sản đạt 2.700.000 tấn trong đó tôm nƣớc lợ là 380.000 tấn.

11

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghiệp tại huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 26 - 28)