Tình hình nuôi tôm thế giới

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghiệp tại huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 25)

Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con ngƣời, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Có khoảng 500 triệu ngƣời trên thế giới sống phụ thuộc vào nghành thủy sản. Bên cạnh đó thì nghành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn có vai trò đảm bảo an ninh lƣơng thực ở các quốc gia nghèo. Trong đó sản lƣợng tôm có đóng góp không nhỏ vào sản lƣợng thủy sản thế giới.

Châu Á là nơi có sản lƣợng tôm lớn nhất thế giới, nhìn chung sản lƣợng tôm ở Châu Á vẫn gia tăng mặc dù xảy ra dịch bệnh và các vấn đề giá bán và vốn vay. Năm 2007, khi tổng sản lƣợng tôm của thế giới là 3,193 triệu tấn, Châu Á đã đóng góp 2,74 triệu tấn. Năm 2008, sản lƣợng tôm thế giới đạt 3,065 triệu tấn và trong đó Châu Á là 2,611 triệu tấn. Sang năm 2009 ƣớc tính Châu Á khoảng 2.83 triệu tấn (2,307 triệu tấn tôm chân trắng (Penaeus vannamei) và 522.000 triệu tấn tôm sú (Penaeus monodon) trong khi tổng cung tôm toàn thế giới 2009 đạt khoảng 2.803.800 tấn (Thái Phƣơng, 2010) Năm nƣớc sản xuất tôm lớn nhất thế giới đều nằm ở Châu Á lần lƣợt là Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonexia và Ấn Độ. Năm 2009, Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ đều có sản lƣợng cao hơn so với năm 2008: Thái Lan tăng 10,2%, Trung Quốc 1,6%, Ấn Độ 2,5%. Trong khi đó, Việt Nam và Indonexia lại có sản lƣợng thấp hơn: Việt Nam giảm khoảng 17% và Indonexia giảm 14% (Thái Phƣơng, 2010).

9

1.5 Quá trình phát triển mô hình nuôi tôm ở Việt Nam

1.5.1 Tình hình nuôi tôm trong cả nước

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế tăng trƣởng nhanh và ổn địnhlà nƣớc có điều kiện thiên nhiên ƣu đãi trong linh vực NTTS. Bờ biển Việt Nam trải dài 3.260 km suốt từ Bắc vào Nam, là tiềm năng lớn cho NTTS nƣớc mặn và nƣớc lợ.

Theo Trần Văn Nhƣờng và ctv (2004) nghề nuôi tôm QC xuất hiện ở Việt Nam khoảng 100 năm trƣớc. Số liệu ghi chép đƣợc cho thấy vào thập kỷ 1970 cả miền Bắc và miền Nam đều tồn tại hình thức nuôi QC. Diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL thời kì này đạt khoảng 70.000 ha. Ở miền Bắc trƣớc năm 1975 có 15.000 ha nuôi tôm nƣớc lợ (Ling, 1973 và Rabanal, 1974 trích bởi Trần Văn Nhƣờng 2004 trong Dƣơng Vĩnh Hảo, 2009)

Nghề nuôi tôm Việt Nam thật sự phát triển từ sau 1987 và nuôi tôm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX (Vũ Đỗ Quỳnh,1989; Phạm Khánh Ly,1999). Các yếu tố quan trọng chi phối nghành nuôi tôm thời kì này gồm: việc thu nhập và cải tiến thành công công nghệ sản xuất giống tôm nhân tạo, công nghệ nuôi thƣơng phẩm nhu cầu tôm trên thị trƣờng thế giới tăng cao và chính phủ thực hiện đổi mới kinh tế. Đến giữa thập niên 90 (1994 - 1995) phát triển nuôi tôm có phần chững lại do Việt Nam gặp nạn dịch bệnh tôm nuôi ở ĐBSCL (Trần Văn Nhƣờng và ctv,

2004; trong Dƣơng Vĩnh Hảo, 2009)

Chặng đƣờng phát triển tiếp nghề nuôi tôm đƣợc đánh dấu vào năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 15/6/2000, đã cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa năng suất thấp, đất làm muối, đất hoang hóa sang nuôi trồng thủy sản. Từ 250.000 ha năm 2000, diện tích nuôi tôm đã tăng lên 4780.000 năm 2001. Chỉ trong vòng một năm, 235.000 ha gồm 232.000 ha ruộng lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích đất hoang hóa ngập mặn đã chuyển thành ao nuôi tôm. Đến hết năm 2003 cả nƣớc có 530.000 ha diện tích nuôi tôm, bao gồm cả phần nuôi tôm luân canh và trồng lúa. Ngoài ra có 26.000 ha trong tổng số 136.000 ha rừng ngập mặn cũng đƣa vào nuôi tôm với hình thức tôm rừng kết hợp. Trong giai đoạn này Việt Nam là nƣớc có diện tích nuôi tôm vào loại lớn nhất thế giới (Trần Văn Nhƣờng và ctv,

2004; trong Dƣơng Vĩnh Hảo, 2009). Đó là một trong những lý do khiến cho nghề nuôi tôm nƣớc lợ tại Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng phát triển và trở thành một trong những quốc gia có sản lƣợng tôm nhất thế giới.

10

Theo báo cáo của BTS (2004) năm 2003 diện tích nuôi thủy sản nƣớc lợ và nƣớc mặn đạt khoảng 575.137 ha, trong đó 546.000 ha là diện tích nuôi tôm, tổng sản lƣợng tôm nuôi xấp xỉ 200.000 tấn và có khoảng 80% sản lƣợng tôm nuôi ở ĐBSCL. Nghề nuôi tôm vì thế trở thành hoạt động quan trọng nhất của nghành nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ĐBSCL. Từ đầu năm 2000, nuôi tôm của ĐBSCL, chuyển nhanh chóng từ kỹ thuật nuôi QC và QCCT sang kỹ thuật nuôi TC và BTC. Hơn nữa, Quyết định 09/NQ- CP ngày 15/6/2000 về việc chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến một sự chuyển dịch nhanh từ đất trồng luấ sang đất nuôi tôm. Sự mở rộng diện tích đất nuôi tôm một cách tự phát và mạnh mẽ ở Việt Nam, đặc biệt ở ĐBSCL thật sự đã đƣa đến một số lƣu ý: đó là sự gia tăng sử dụng con giống, thức ăn, thuốc (đặc biệt thuốc kháng sinh) và hóa chất (đặc biệt hóa chất cải tạo ao, diệt tạp, xử lý nƣớc...) trong nuôi tôm. Theo Tạ Quang Ngọc (2002), chất lƣợng con giống không đảm bảo để tha nuôi, năng lực quản lý của nghành thủy sản còn yếu kém ở từng thời điểm là nguyên nhân xảy ra các vấn đề về môi trƣờng trong nuôi tôm ( trong Dƣơng Vĩnh Hảo, 2009). Năm 2010, diện tích nuôi tôm sú cả nƣớc đạt 613.718 ha, tăng không đáng kể so với năm 2009, tập trung 6 tỉnh ĐBSCL (Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang) chiếm 92% (564.485 ha). Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp chiếm khoảng 10% (63.000 ha). Tổng sản lƣợng tôm sú nuôi năm 2010 đạt gần 333.000 tấn/năm. (Tổng cục thủy sản 2010, trong Nguyễn Đức Thuấn 2010).

Theo báo cáo của Cục NTTS (2010), nuôi tôm là một nghề thƣờng xuyên có nhiều biến động, từ cuối năm 2008 sang đầu năm 2009, sản lƣợng tôm sú ƣớc giảm khoảng 40%. Nhiều nông dân đã bỏ nghề nuôi tôm vì giá thấp, dịch bệnh và thiếu vốn đầu tƣ. Nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, khiến giá trên thế giới giảm. Trong khi các nhà máy trong nƣớc phải thƣờng xuyên đối mặt trình trạng khan hiếm nguyên liệu do ngƣời nuôi bỏ đầm, do thời tiết bất lợi khiến sản lƣợng thu hoạch thấp. Đầu năm 2009, sản lƣợng tôm xuất khẩu giảm so với cùng kì năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng sụt giảm nhƣ trên là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nhà nƣớc đƣa ra chính sách siết chặt tín dụng, lại suất ngân hàng khiến nhiều ngƣời nuôi lao vào tình trạng lỗ vốn. Tuy nhiên bắt đầu tháng 8/2009, sản lƣợng tôm bắt đầu tăng trở lại do kinh tế Việt Nam bắt đầu khôi phục. Theo báo cáo của Cục NTTS (2010), kế hoạch phát triển các loại năm 2011 ở Việt Nam với diện tích là 1.110.000 ha, sản lƣợng thủy sản đạt 2.700.000 tấn trong đó tôm nƣớc lợ là 380.000 tấn.

11

1.5.2 Tình hình nuôi tôm vùng ĐBSCL

ĐBSCL là phần cuối cùng của lƣu vực sông Mê Kông với diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha, bao gồm 13 tỉnh thành, là một trong những đồng bằng lớn phì nhiêu ở Đông Nam Á và Thế Giới. Với bờ biển dài 735 km và diện tích mặt nƣớc nội địa khoảng 954.000 ha, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bằng phất triển mạnh mẽ về khai thác và nuôi tròng thủy sản góp phần quan trọng trong nền kinh tế của vùng và cả nƣớc (Đỗ Minh Chung, 2005),có vai trò quan trong đối với ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nuôi tôm nƣớc lợ.

(Nguồn: www.vigac.vn, 2014)

Hình 1.1: Bản đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đàm Thị Ba (2007) cho biết nghề nuôi tôm sú ven biển đƣợc phát triển ở ĐBSCL từ những năm 1990 có các dạng mô hình chính là thâm canh, bán thâm canh và quản canh cải tiến. Lợi nhuận đem lại từ việc nuôi tôm cao cùng với sự ứng dụng ngày càng nhiều khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc và quản lý nên xu hƣớng mở rộng diên tích và mức thăm canh hóa đã diễn ra ở hầu hết các tỉnh.

Theo BTS (2010) năm 2010 tổng diện tích nuôi tôm sú của cả nƣớc đạt 604.497 ha, riêng ĐBSCL có diện tích cao nhất với 535.145 ha, chiếm 88,5% diện tích cả nƣớc và sản lƣợng đạt mức 315.435 tấn chiếm 81.18 % sản lƣợng cả nƣớc. Mức tập trung nuôi tôm cao với diện tích lớn nhất ở ĐBSCL là tỉnh Cà Mau với 236.255 ha chiếm 44,15 % toàn khu vực và đạt sản lƣợng 83.860 tấn chiếm 25,8% sản lƣợng cả nƣớc và

12

31,82% sản lƣợng khu vực. Kế đến là tỉnh Bạc Liêu với 116.610 tấn chiếm 21,76% sản lƣợng ĐBSCL. Theo sau là các tỉnh ven biển nhƣ Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre cũng có diện tích và sản lƣợng cao ( Nguyễn Thị Thúy, 2008; trong Nguyễn Đức Huấn, 2010)

Bảng 1.1: Sản lƣợng và diện tich tôm nuôi thuộc các tỉnh ĐBSCL (2008 - 2010) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Tỉnh/năm 2008 2009 2010 2008 2009 2010 ĐBSCL 265.761 286.837 315.435 515.736 477.536 535.145 Long An 6.014 7.190 7.085 21.632 21.633 24.633 Đồng Tháp 103 402 834 15.535 10.534 11.535 An Giang 698 815 917 15.236 8.236 7.236 Tiền Giang 7.998 8.273 9.381 17.700 8.699 8.629 Vĩnh Long 47 34 34 9.954 9.954 15.633 Bến Tre 25.090 23.446 25.166 13.893 11.693 23.692,5 Kiên Giang 18.461 22.847 27.843 22.635 21.635 28.635 Cần Thơ 75 124 133 21.697 21.698 25.697 Hậu Giang 34 25 33 12.173 5.172 5.173 Trà Vinh 19.688 24.142 27.337 13.688 10.689 12.688 Sóc Trăng 42.837 52.696 58.045 20.865 16.865 18.865,6 Bạc Liêu 36.616 58.400 63.610 114.473 114.473 116.473 Cà Mau 72.926 82.720 83.860 216.255 216.255 236.255

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 2010, trong Nguyễn Đức Huấn, 2010)

Tuy nhiên mấy năm gần đây tình hình nuôi trồng thủy sản mà đại diện là nghề nuôi tôm nơi đây có nhiều diễn biến khá phức tạp. Trong năm 2008 ngƣời nuôi tôm sú ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, giá tôm thƣơng phẩm sụt giảm, bị cạnh

13

tranh gay gắt ở thị trƣờng xuất khẩu... Theo Cục nuôi trồng thủy sản Bộ NN&PTNT (2008) có gần cả trăm ngàn ha nuôi tôm sú ở các tỉnh ĐBSCL nhƣ: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng...bị thiệt hại,ƣớc tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân chính là tình trạng buông lỏng quản lý khiến một số đàn tôm giống không qua kiểm dịch, phần lớn là tôm kém chất lƣợng, bị nhiễm bệnh trong khi năng lực sản xuất tôm giống trong nƣớc không đáp ứng nhu cầu (Nguyễn Đức Huấn 2010).

1.5.3 Các mô hình nuôi tôm ở Việt Nam

Theo Bộ Thủy Sản (2002) ở Việt Nam có các mô hình nuôi tôm phổ biến sau:

Mô hình nuôi tôm quảng canh (Extensive culture): Mô hình có đặc điểm là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong ao. Mật độ tôm nuôi thƣờng thấp do phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên trong ao, diện tích ao nuôi thƣờng lớn (gọi là đầm nuôi) để đạt sản lƣợng cao. Mô hình này có ƣu điểm là chi phí vận hành thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu hoạch lớn bán đƣợc giá cao, cần ít lao động cho một đơn vị sản xuất và thời gian nuôi thƣờng không dài. Nhƣợc điểm là năng suất và lợi nhuận thấp, cần diện tích ao nuôi lớn để tăng sản lƣợng nên vận hành và quản lý khó, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng rất khác nhau.

Quảng canh cải tiến (Improved extensive culture): Mô hình có đặc điểm là mùa vụ nuôi quanh năm, diện tích lớn hơn 1 ha, năng suất nhỏ hơn 300kg/ha/năm; sử dụng con giống tự nhiên kết hợp với thả giống bỏ sung, mặt độ thả giống nhỏ hơn 2con/m2

, không cho ăn, chỉ gây màu nƣớc (nếu cần); thu hoạch theo phƣơng pháp thu tỉa thả bù. Ƣu điểm của mô hình này là chi phí vận hành thấp có thể bổ sung con giống tự nhiên thu gom hay sinh sản nhân tạo, kích cở tôm thu hoạch lớn bán giá cao, cải thiện năng suất của đầm nuôi. Nhƣợc điểm là phải bổ sung con giống lớn để tránh hao hụt do dịch hại trong ao nhiều, hình dạng và kích cỡ ao theo dạng quảng canh nên quản lý khó khăn. Năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp. Ngoài ra con hình thức quảng canh cải tiến nhƣng đƣợc vận hành với những giải pháp kỹ thuật cao hơn nhƣ: Ao đầm nuôi nhỏ, xây dựng ao khá hoàn chỉnh (mƣơng, bờ ao, cống...) mật độ thả cao (có thể đến 7 con/m2) và quản lý chăm sóc tốt... Vì năng suất và hiệu quả cao hơn (điển hình là mô hình tôm lúa).

Nuôi bán thâm canh (Semi-intensive culture): Mô hình có đặc điểm là có thể nuôi 2 vụ trên năm, mật độ thả 5 - 20 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thự chế biến. Năng suất 1 - 4 tấn/ha/vụ. Trong đó giới hạn năng suất không có quạt nƣớc là 1,7 - 2

14

tấn/ha/vụ. Diện tích ao nuôi nhỏ từ 0,2 - 0,5 ha đƣợc xây dựng hoàn chỉnh và có trang bị đầy đủ trang thiết bị nhƣ sục khí, máy bơm,... để chủ động trong quản lý ao. Ƣu điểm của mô hình này là đâu tƣ vừa phải về tài chính cũng nhƣ kỹ thuật, phù hợp với khả năng đầu tƣ và quản lý nông hộ hiện nay, tận dụng đƣợc diện tích đất, năng suất cao. Nhƣợc điểm là phải đầu tƣ vốn khá lớn, dể xảy ra dịch bệnh sử dụng hóa chất chƣa hợp lí gây lãng phí và ô nhiễm môi trƣờng.

Nuôi thâm canh (Intensive culture): Mô hình có đặc điểm là nuôi quanh năm, mật độ từ 20 - 80 con/m2, mật độ thích hợp là 30 - 40 con/m2, vốn đầu tƣ lớn, quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt (chỉ một tỉ lệ rất thấp ngƣời dân địa phƣơng có khả năng áp dụng). Diện tích ao nuôi từ 0,5 - 1 ha, tối ƣu là 1 ha, ao xây dựng hoàn chỉnh cấp và thoát nƣớc chủ động, có trang bị đầy đủ các phƣơng tiện để quản lý và vận hành, mang lợi nhuậ rất cao. tận dụng đƣợc quỹ đất có hạn. Nhƣợc điểm của mô hình này là tôm thu hoạch có kích cỡ nhỏ (30 - 35), giá bán thấp chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp. Môi trƣờng nuôi dể suy thoái do sử dụng nhiều thức ăn và hóa chất.

1.5.4 Tình hình nuôi tôm ở Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh nằm ở hạ lƣu sông Mekong, giáp biển Đông, có điều kiện thuận nhiên thuận lợi với 72 km bờ biển, hệ thống kinh gạch chằn chịt, đặc biệt là chế độ bán nhật triều không đều nên thuận lợi để phát triển thủy sản. Nghề nuôi thủy sản ở địa phƣơng không ngừng phát triển, góp phần cải thiện đời sống, năng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn.

Cục Thống kê Sóc Trăng (2008) cho biết diện tích nuôi tôm TC và BTC của tỉnh năm 2003 là 5.240 ha (chiếm 10,44% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn tỉnh) đến năm 2007 tăng lên 26.552 ha (chiếm 54,58% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn tỉnh).

Theo Đàm Thị Phong Ba (2007) Sóc Trăng là tỉnh có diện tích nuôi tôm sú TC/BTC cao nhất so với Bến Tre và Bạc Liêu. Lợi nhuận bình quân của mô hình TC/BTC là 76,24 triệu đồng/ha/năm, thấp hơn mức trung bình của các tỉnh ĐBSCL là 2,2 lần. Kết quả điều tra của Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ (2003) cho biết năng suất tôm sú nuôi ở các tỉnh ĐBSCL, chủ yếu các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre và Cà Mau là 5 - 7 tấn/ha/năm (hình thức tôm TC) và 1- 3 tấn/ha/năm (hình thức BTC). Riêng đối với Sóc Trăng thì năng suất nuôi TC là 3,35 tấn/ha/vụ và BTC là 1,4 tấn/ha/năm (Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2007)

15

Theo Báo cáo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng (năm 2009), năm 2008 mặc dù diện tích và sản lƣợng tôm nuôi đều đạt và vƣợt kế hoạch và tăng so năm 2007, nhƣng số con sú là sản phẩm chủ lực và luôn chiếm tỷ trọng rất cao (31,2% tổng diện tích thả nuôi) trong nuôi trồng thủy sản nhƣng sản lƣợng chỉ đạt 52.213 tấn, giảm 6.700 tấn so với năm 2007. Năm 2008, nuôi tôm sú rủi ro cao, do chi phí đầu vào tăng khoảng 30%, giá bán khoảng 20% so với năm 2007, năng suất và sản lƣợng đều cao, nhƣng chi phí cao,

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghiệp tại huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 25)