Tình hình nuôi tô mở Sóc Trăng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghiệp tại huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 31)

Sóc Trăng là tỉnh nằm ở hạ lƣu sông Mekong, giáp biển Đông, có điều kiện thuận nhiên thuận lợi với 72 km bờ biển, hệ thống kinh gạch chằn chịt, đặc biệt là chế độ bán nhật triều không đều nên thuận lợi để phát triển thủy sản. Nghề nuôi thủy sản ở địa phƣơng không ngừng phát triển, góp phần cải thiện đời sống, năng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn.

Cục Thống kê Sóc Trăng (2008) cho biết diện tích nuôi tôm TC và BTC của tỉnh năm 2003 là 5.240 ha (chiếm 10,44% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn tỉnh) đến năm 2007 tăng lên 26.552 ha (chiếm 54,58% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn tỉnh).

Theo Đàm Thị Phong Ba (2007) Sóc Trăng là tỉnh có diện tích nuôi tôm sú TC/BTC cao nhất so với Bến Tre và Bạc Liêu. Lợi nhuận bình quân của mô hình TC/BTC là 76,24 triệu đồng/ha/năm, thấp hơn mức trung bình của các tỉnh ĐBSCL là 2,2 lần. Kết quả điều tra của Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ (2003) cho biết năng suất tôm sú nuôi ở các tỉnh ĐBSCL, chủ yếu các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre và Cà Mau là 5 - 7 tấn/ha/năm (hình thức tôm TC) và 1- 3 tấn/ha/năm (hình thức BTC). Riêng đối với Sóc Trăng thì năng suất nuôi TC là 3,35 tấn/ha/vụ và BTC là 1,4 tấn/ha/năm (Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2007)

15

Theo Báo cáo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng (năm 2009), năm 2008 mặc dù diện tích và sản lƣợng tôm nuôi đều đạt và vƣợt kế hoạch và tăng so năm 2007, nhƣng số con sú là sản phẩm chủ lực và luôn chiếm tỷ trọng rất cao (31,2% tổng diện tích thả nuôi) trong nuôi trồng thủy sản nhƣng sản lƣợng chỉ đạt 52.213 tấn, giảm 6.700 tấn so với năm 2007. Năm 2008, nuôi tôm sú rủi ro cao, do chi phí đầu vào tăng khoảng 30%, giá bán khoảng 20% so với năm 2007, năng suất và sản lƣợng đều cao, nhƣng chi phí cao, giá bán thấp, khó tiêu thụ... Từ đó tốc độ tăng giá trị sản xuấ nghành thủy sản năm 2008 đều đạt thấp có khoảng 60% hộ nuôi tôm huề vốn hoặc thua lỗ, gây khó khăn cho vụ nuôi tôm sú và cá tra năm 2009

Với định hƣớng quy hoạch diện tích nuôi tôm biển yêu cầu diện tích các mô hình nuôi TC, BTC, QCCT đến năm 2015 lần lƣợt là 15.000 ha, 20.000 ha, 15.000 ha và đến năm 2020 tƣơng ứng là 20.000 ha, 10.000 ha. Sản lƣợng nuôi của các mô hình nuôi TC, BTC, QCCT đến năm 2015 lần lƣợt là 42.000 tấn, năm 28.000 tấn, 12.600 tấn; và đến năm 2020 sẽ lần lƣợt là 56.000 tấn, 28.000 tấn và 8.400 tấn.

Theo chủ trƣơng của UBND tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 diện tích NTTS chiếm khoảng 80.000 ha. Nuôi tôm nƣớc lợ mặn chủ yếu tại vùng ven biển 03 huyện Vĩnh Châu, Long Phú (nay tách thành 02 huyện mới là Long Phú và Cù Lao Dung) và Mỹ Xuyên. Để đảm bảo vấn đề môi trƣờng và tăng trƣởng, tỉnh sẽ ổn định diện tích khoảng 50.000 ha trong đó diện tích nuôi TC và BTC tối đa là 35.000 ha.

1.6 Khái quát về huyện Cù Lao Dung

1.6.1 Điều kiện tự nhiên

Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ngoài thị trấn Cù Lao Dung là trung tâm hành chính của huyện còn có các xã là An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, Đại Ân 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam.

Cù Lao Dung có diện tích tự nhiên là 261,43 km2 với dân số 63.233 ngƣời. Phía Đông giáp tỉnh Trà Vinh; Tây giáp huyện Long Phú; Nam giáp Biển Đông; Bắc giáp tỉnh Trà Vinh (Phòng kế hoạch tổng hợp huyện Cù Lao Dung, 2014).

Về khí hậu: Huyện Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hƣởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mƣa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị bão lũ. Lƣợng mƣa trung bình trong năm là 1.864 mm,

16

tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83 (Phòng kế hoạch tổng hợp huyện Cù Lao Dung, 2014).

(Nguồn: www.dpi.soctrang.gov.vn)

Hình 1.2: Bản đồ hành chính huyện Cù Lao Dung

Về đất đai, thổ nhưỡng: Cù Lao Dung có diện tích đất nông nghiệp chỉ có khoảng 14.038,82 ha, một phần trong số đó bị nhiễm phèn, mặn nên việc canh tác càng khó khăn, thích hợp cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu nhƣ hành, tỏi... (Phòng kế hoạch tổng hợp huyện Cù Lao Dung, 2014).

Về sông ngòi: hệ thống kinh rạch phong phú chịu ảnh hƣờng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều ảnh hƣởng và gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cƣ dân địa phƣơng (Phòng kế hoạch tổng hợp huyện Cù Lao Dung, 2014).

1.6.2 Kinh tế - xã hội

Theo báo cáo của Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung, 2013. Năm 2013 tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục có những chuyển biến tích cực: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 9,64% (giá cố định năm 1994); GDP bình quân đầu ngƣời 1.350 USD (theo giá hiện hành, tƣơng đƣơng 27.000.000 VND); cơ cấu kinh tế, khu vực I - II - III tƣơng ứng 67,10% - 5,43% - 27,47% (theo giá hiện hành); giá trị bình quân trên đơn vị

17

diện tích đất sản xuất đạt 100 triệu đồng/ha/năm; tổng mức lƣu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 1.850 tỷ đồng; các lĩnh vực văn hóa - xã hội đều có tiến bộ, chính sách an sinh xã hội đƣợc triển khai tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục đƣợc giữ vững.

Kết quả trên các lĩnh vực chủ yếu nhƣ sau:

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

Về nông nghiệp: Niên vụ mía 2012-2013 năng suất bình quân 120 tấn/ha, tổng sản lƣợng đạt 954.720 tấn. Giá bán bình quân 800đ/kg (giảm từ 200-300 đồng/kg so niên vụ 2011-2012). Trong khi đó, chi phí đầu tƣ tăng cao, ngƣời trồng mía có lãi thấp. Năm 2013, toàn huyện xuống giống đƣợc 14.093 ha, đạt 102,49% KH, trong đó: màu lƣơng thực thực phẩm 5.843 ha; mía 8.215 ha (tăng 259 ha so với cùng kỳ). Đầu năm, nƣớc mặn về sớm làm ảnh hƣởng 278,4 ha và có xuất hiện sâu đục thân trên 277 ha, rầy đầu vàng trên 415 ha; huyện xuất ngân sách hỗ trợ cho một số hộ khó khăn để khắc phục thiệt hại với số tiền trên 47 triệu đồng. Đến nay, nông dân đã ký kết tiêu thụ sản phẩm mía với các công ty mía đƣờng đƣợc 6.433,7 ha, đạt 85,78% KH. Dự án “Cánh đồng mía mẫu” triển khai thực hiện mô hình tại 3 điểm đƣợc 69 ha (xã Đại Ân 1: 30 ha, xã An Thạnh 2: 24,5 ha và xã An Thạnh Nam: 14,5 ha).

Về chăn nuôi: tổng đàn gia súc, gia cầm 113.930 con, đạt 100,03%. Tuy nhiên đàn bò chỉ đạt 98,88%. Công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm đƣợc thực hiện tốt, không để xảy ra dịch bệnh.

Về lâm nghiệp: trồng cây phân tán các loại 110.000 cây, đạt 137,5% KH. Rừng phòng hộ ven sông, ven biển hiện có 1.640 ha, đƣợc tổ chức quản lý tốt.

Về thủy sản: toàn huyện có 2.822 ha, đạt 101,51% KH. Trong đó, diện tích tôm 1.112 ha (diện tích mở mới 111 ha), diện tích nuôi cá và thuỷ sản khác 1.710 ha; diện tích thiệt hại 144,4 ha (tôm sú 62,6 ha và tôm thẻ chân trắng 81,8 ha); Huyện đã hỗ trợ 6.000 kg Chlorine cho ngƣời nuôi và thả lấp lại 45,05 ha.Tổng sản lƣợng thủy, hải sản khai thác và nuôi trồng đƣợc 18.550 tấn, đạt 100,27% KH. Nhìn chung, tình hình nuôi tôm năm 2013 đạt kết quả khá cao, trên 80% hộ nuôi có lãi.

Công tác thủy lợi mùa khô kết hợp với phòng chống lụt bão đƣợc huyện quan tâm chỉ đạo ngay từ đầu năm, qua khảo sát có 43 công trình xung yếu, sạt lỡ đƣợc huyện đầu tƣ để gia cố, nâng cấp; những đoạn còn lại theo ven sông, ven rạch trên phần đất của dân thì vận động nhân dân tự bồi trúc. Tổng khối lƣợng thực hiện trên 200.000 m3

18

kinh phí trên 13 tỷ đồng (trong đó, ngân sách 7,284 tỷ đồng, còn lại do nhân dân đóng góp).

Lĩnh vực kinh tế tập thể: có 12 Hợp tác xã (869 xã viên) và 15 Tổ hợp tác (306 thành viên). Các HTX, THT đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; tuy nhiên chỉ có một vài HTX, THT hoạt động tƣơng đối hiệu quả, các HTX, THT còn lại chƣa có phƣơng án sản xuất kinh doanh tốt, hoạt động với hiệu quả không cao.

Thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Tổ chức sơ kết thực hiện Chƣơng trình năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013. Ƣớc thực hiện đến cuối năm 2013, xã An Thạnh 1 đạt 15 tiêu chí, xã An Thạnh 2 đạt 14 tiêu chí, xã An Thạnh Tây đạt 12 tiêu chí, xã An Thạnh Đông đạt 10 tiêu chí, xã An Thạnh 3 đạt 11 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 7 đến 9 tiêu chí.

Công nghiệp, thương mại, xây dựng, tài nguyên và môi trường:

Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đƣợc 28,2 tỷ đồng, đạt 100,71% KH. Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội là 1.850 tỷ đồng, đạt 101,65% KH, tăng 25% so cùng kỳ. Kéo điện sinh hoạt cho 559 hộ, đạt 111,8% KH, nâng tổng số hộ sử dụng điện toàn huyện lên 15.405 hộ (1.918 hộ Khơ-me), chiếm 98,61% so tổng số hộ. Tiếp tục triển khai Dự án “Cung cấp điện cho các hộ dân chƣa có điện chủ yếu là đồng bào dân tộc Khơ-me” giai đoạn 2, tổng số cụm đầu tƣ là 51 cụm với 51 tuyến, tổng chiều dài là 9 km đƣờng dây trung áp và 41 km đƣờng dây hạ áp.

Về đầu tƣ xây dựng cơ bản, tổng vốn là 68,4533 tỷ đồng, đầu tƣ cho 64 công trình (trong đó 22 công trình chuyển tiếp); gồm: vốn đầu tƣ 56,795 tỷ đồng, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ 11,6583 tỷ đồng; ƣớc giá trị khối lƣợng thực hiện 69,5 tỷ đồng, đạt 102% KH; ƣớc giá trị giải ngân đạt 93% KH.

Trong năm, huyện đã cấp 1.098 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nâng số đã cấp đến nay 14.863 giấy, đạt 98,43% so với tổng diện tích đất cần phải cấp. Cấp giấy chứng nhận cam kết bảo vệ môi trƣờng cho 26 cơ sở, nâng tổng số đến nay đã cấp 216 cơ sở, đạt 100% KH. Tiến hành kiểm tra đợt 1 đối với 72 cơ sở, nhắc nhở 29/72 cơ sở thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trƣờng.

Tài chính, tín dụng:

Thu ngân sách nhà nƣớc ƣớc thực hiện 9.500 triệu đồng, đạt 103,26% KH, một số khoản thu chủ yếu nhƣ: thu thuế công thƣơng nghiệp 3.200 triệu đồng, phí - lệ phí 3.000 triệu đồng.

19

Công tác tín dụng, tổng vốn huy động của Agribank Cù Lao Dung đƣợc 110 tỷ đồng, doanh số cho vay 259 tỷ đồng, tổng dƣ nợ tín dụng 310 tỷ đồng (nợ quá hạn chiếm 1,5%). Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huy động 1,7 tỷ đồng, phát vay 18 tỷ đồng, tổng dƣ nợ 164,9 tỷ đồng (nợ quá hạn 1,46%).

Văn hoá - xã hội:

Về giáo dục và đào tạo: toàn huyện hiện có 39 trƣờng, trong đó: Mẫu giáo 08 trƣờng với 116 lớp; Tiểu học 22 trƣờng với 264 lớp và Trung học cơ sở là 07 trƣờng với 96 lớp. Huyện triển khai thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm nhƣ: phát triển quy mô mạng lƣới, trƣờng, lớp, học sinh; đổi mới phƣơng pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn học...

Về y tế: đã khám chữa bệnh cho 149.678 lƣợt ngƣời (khám BHYT 119.917 lƣợt và 20.021 trẻ dƣới 6 tuổi), tăng 12.210 lƣợt ngƣời so cùng kỳ; Trong năm, đã thành lập đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở 484 cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Có 179 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (giảm 67 ca so cùng kỳ), 119 ca tay chân miệng (tăng 40 ca), không có trƣờng hợp tử vong.

Về văn hóa - thông tin, truyền thanh: đã tổ chức nhiều hoạt động tập trung phục vụ các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn phát triển khá sôi nổi, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Thực hiện Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, toàn huyện có 25/37 ấp, 87 cơ quan, đơn vị, trƣờng học và 07 cơ sở thờ tự đạt chuẩn văn hóa. Các ngành chuyên môn đã tiến hành kiểm tra 15 cuộc, phát hiện 16 vụ vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, đã lập biên bản buộc các đối tƣợng cam kết không tái phạm.

Chính sách an sinh xã hội: tiếp nhận và chuyển về tỉnh 102 hồ sơ chính sách; rà soát và lập danh sách đề nghị về tỉnh cho 591 đối tƣợng gia đình chính sách theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg. Tổ chức viếng nghĩa trang, thành lập đoàn thăm và tặng 3.819 phần quà trị giá 1.027 triệu đồng cho các đối tƣợng, nhân dịp Tết nguyên đán và ngày Thƣơng binh liệt sỹ. Cấp 26.052 thẻ BHYT cho đối tƣợng ngƣời có công và đối tƣợng bảo trợ xã hội, với số tiền là 11.486 triệu đồng. Hỗ trợ trực tiếp cho 2.036 hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định 102/QĐ-TTg, với số tiền 710 triệu đồng. Thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP, đã hỗ trợ cho 3.189 học sinh, sinh viên với tổng số tiền 2.346 triệu đồng. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng tài trợ cho hộ nghèo 18 căn nhà tổng số tiền 540 triệu đồng.

20

Đào tạo nghề cho 1.614 lao động, đạt 100,8% KH. Tổ chức tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho 2.024 lao động, đạt 101,2% KH. Huyện có 15 lao động đăng ký đi làm việc tại Singapore, Đài Loan và Malaysia. Tổ chức thành công phiên giao dịch việc làm trên địa bàn huyện, có 319 lƣợt ngƣời đƣợc tƣ vấn việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động và 102 lao động đƣợc tuyển dụng. Tiến hành điều tra rà soát thu thập thông tin biến động hộ gia đình và cung cầu lao động, kết quả có 1.895 hộ biến động. Năm 2013, có 440 hộ thoát nghèo, đạt 88% KH; 92 hộ nghèo mới phát sinh. Tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 1.688 hộ, chiếm 10,75%, ngoài ra trên địa bàn huyện còn 2.649 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 16,87%.

(Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2013 của UBND huyện Cù Lao Dung, Phòng kế hoạch tổng hợp huyện, 2014)

1.7 Ma trận SWOT

Phương pháp và ý nghĩa

Phân tích chiến lƣợc cho mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng mô hình ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (viết tắt là SWOT). Phƣơng pháp này giúp ta có thể tổng hợp các kết quả nghiên cứu yếu tố bên trong và bên ngoài của mô hình và đề ra chiến lƣợc một cách khoa học. Các bƣớc xây dựng ma trận SWOT gồm các bƣớc sau:

Xác định điểm mạnh, điểm yếu chính của mô hìnhvà những cơ hội và nguy cơ mà mô hìnhgặp phải từ môi trƣờng bên ngoài.

Đƣa ra các kết hợp từng cặp logic.

Phân tích điểm mạnh (Strengths)

Điểm mạnh là tấtcả những đặc điểm, việc làm, cơ hội tạo nênhiệu quả cho mô hình.

Phân tích điểm yếu (Weaknesses)

Điểm yếu là tất cả những gì mô hình thiếu hoặc thực hiện không tốt, những yếu tố rủi ro, trở ngại có thể ảnh hƣởng đến năng suất lợi nhuân cho mô hình.

Phân tích cơ hội của mô hình (Opportunities)

Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng yếu tố làm cho mô hình phát triển.

21

Những yếu tố của môi trƣờng bên ngoài gây ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất của mô hình, những nguy cơ của môi trƣờng. Các nguy cơ xuất hiện có thể tránh và cố gắng giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Phân tích nguy cơ giúp cho mô hình thực hiện những thay đổi, điều chỉnh cần thiết đối với những thay đổi, biến động có ảnh hƣởng không tốt đến mô hình.

Các kết hợp chiến lược của S-W-O-T

Sau khi phân tích đầy đủ các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ ta xây dựng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghiệp tại huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 31)