2. Kết cấu của luận văn:
3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thanhtra trên cơ sở rủi ro
ngày, hàng giờ.
- Giám sát NHTM thực hiện chấn chỉnh sau thanh tra: vẫn còn mang tính hình thức. Bằng các công văn chỉ đạo NHTM thực hiện, giám sát việc chỉnh sửa, khắc phục và yêu cầu báo cáo bằng văn bản cho Cơ quan TTGSNH. Tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp cụ thể và thực sự hữu hiệu để xử lý công tác thực hiện chấn chỉnh sau thanh tra.
3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro rủi ro
3.3.3.1. Khung pháp lý cho thanh tra trên cơ sở rủi ro chưa phù hợp
Hiện tại chưa có khung pháp lý phù hợp để Thanh tra ngân hàng thực hiện phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro. Trên thực tế, dù đã có nhiều điều khoản của Luật NHNN Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về hoạt động thanh tra ngân hàng nhưng hầu như chưa tiếp cận phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro mà chỉ tập trung vào việc thanh tra chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng (thanh tra tuân thủ).
93
Như vậy, có thể khẳng định hầu hết các quy định hiện hành trong Luật NHNN Việt Nam, Luật các NHTM, Luật Thanh tra cho tới Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng, vấn đề thanh tra trên cơ sở rủi ro trong lĩnh vực đặc thù như lĩnh vực ngân hàng chưa được làm rõ để phân biệt giữa thanh tra ngân hàng với các cơ quan thanh tra khác của hệ thống hành pháp.
3.3.3.2. Là phương pháp mới đang trong giai đoạn thử nghiệm
- Cơ quan TTGSNH mới chỉ đang tiến hành từng bước thử nghiệm dần dần đưa phương pháp Thanh tra trên cơ sở rủi ro vào áp dụng, do còn rất mới nên bước đầu cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế. Tuy nhiên cũng từ những khó khăn, hạn chế đó cũng góp phần làm hoàn thiện hơn phương pháp thanh tra này để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường kinh tế của Việt Nam.
- Đội ngũ nhân lực làm thanh tra còn thiếu so với mạng lưới hệ thống ngân hàng tương đối rộng lớn, hoạt động ngân hàng ngày càng tinh vi, phức tạp. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu về Thanh tra trên cơ sở rủi ro rất ít, chủ yếu là đội ngũ thanh tra hiện có vừa làm vừa học hỏi. Hơn nữa, tài liệu để nghiên cứu về Thanh tra trên cơ sở rủi ro là không nhiều, chủ yếu là phải dịch từ tiếng anh sang tiếng việt, điều này cũng gây khó khăn không nhỏ trong việc hiểu và tiếp cận các thuật ngữ mới, những vấn đề mới, tư duy mới.
- Khi áp dụng Thanh tra trên cơ sở rủi ro, cần thiết phải tiến hành thanh tra hợp nhất, tuy nhiên hiện nay, theo quy định về phân cấp quản lý thì việc tiến hành thanh tra hợp nhất là một khó khăn.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho công tác giám sát chưa đầy đủ, còn lạc hậu và chậm được thay thế; phần mềm giám sát chậm được điều chỉnh khi các quy chế, các chuẩn mực giám sát thay đổi và chậm
94
thay thế trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ phần mềm, từ đó sinh ra lỗi thời, lạc hậu, không đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác giám sát; Mặc dù từ những năm 1990, Thanh tra Ngân hàng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giám sát, thay thế việc giám sát thủ công như trước đây bằng việc giám sát bằng máy, từ đó đã làm cho công tác giám sát từ xa của Thanh tra Ngân hàng được nâng lên một bước cả về mặt chất lượng lẫn hiệu quả công việc. Hơn 10 năm áp dụng công nghệ tin học vào công tác giám sát, chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác giám sát từ xa của Thanh tra Ngân hàng còn quá nhiều bất cập trước sự đổi mới nhanh chóng của công nghệ tin học và trước yêu cầu của việc hiện đại hóa ngân hàng trong thời kỳ hội nhập.
3.3.3.3. Khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng thanh tra
+ Số lượng đầu mối cũng như quy mô và mức độ phức tạp của các TCTD nước ngoài thuộc đối tượng thanh tra, giám sát trực tiếp của CQTTGSNH ngày càng tăng, trong đó phần lớn các TCTD nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam là ngân hàng toàn cầu của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và thực hiện theo các chuẩn mực quản trị rủi ro hiện đại (trong đó có Hiệp ước vốn Basel II và Basel III). Vì vậy, việc thực hiện thanh tra tuân thủ kết hợp với thanh tra trên cơ sở rủi ro không chỉ là yêu cầu của Luật mà còn là đòi hỏi thực tế trong công tác quản lý các TCTD nước ngoài. Trong khi nguồn lực về thanh tra trên cơ sở rủi ro còn nhiều hạn chế (về số lượng và kinh nghiệm) do đó khó khăn trong việc cân đối nguồn lực, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
+ Các TCTD nước ngoài có trình độ và công nghệ hỗ trợ cho hoạt động quản trị ngân hàng tiên tiến, áp dụng theo các chuẩn mực quốc tế (Basel II và
95
Basel III ) theo quy đi ̣nh của tâ ̣p đoàn nên viê ̣c tiếp câ ̣n của thanh tra viên cũng gặp nhiều khó khăn, trong khi năng lực, trình độ còn hạn chế.
+ Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của thanh tra có nhiều hạn chế: do hoạt động thanh tra mang tính nhạy cảm cao, và phụ thuộc vào đối tượng thanh tra. Nếu đối tượng thanh tra không tạo điều kiện thuận lợi thì thanh tra cũng không thể phát huy hết được chức năng và nhiệm vụ của mình.
3.3.3.4. Năng lực quản trị rủi ro của các NHTM chưa cao.
- Thanh tra trên cơ sở rủi ro là phương pháp cần một quá trình và thời gian dài thực hiện và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản trị rủi ro của các NHTM, do đó, nếu NHTM không làm tốt quy trình quản lý rủi ro và không hợp tác làm việc thì hiệu quả của công tác thanh tra không đạt được như mong đợi. Các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro ở một số ít NHTM nhiều khi còn mang tính hình thức. Thực tế hoạt động tại các NHTM cho thấy các văn bản chiến lược và chính sách rủi ro dù được ban hành bởi cấp cao nhất là HĐQT, song sau đó công tác phổ cập xuống cấp dưới thực hiện thì chưa được coi trọng vì vậy hoạt động thực tế của ngân hàng nhiều khi không bám sát với các văn bản chiến lược hoặc chính sách rủi ro.
- NHTM chưa thiết lập được các hạn mức/giới hạn rủi ro chuẩn phù hợp với khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng. Tham khảo quy định nội bộ của hầu hết các ngân hàng đều cho thấy các hạn mức hoặc giới hạn quy định về rủi ro đều được thiết lập chủ yếu dựa trên các quy định của NHNN hiện hành. Các NHTM tự thiết lập rất ít các hạn mức/giới hạn rủi ro riêng. Đây là mộ hạn chế thể hiện trình độ quản lý rủi ro của NHTM chưa sâu, chưa chi tiết và khả năng nguồn lực của NHTM chưa được dồi dào để có thể áp dụng các hạn mức/giới hạn rủi ro chặt chẽ hơn so với quy định của pháp luật.
- Năng lực quản lý rủi ro chưa đủ mạnh do đó hiệu quả dự báo nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động của NHTM chưa đáp ứng được yêu cầu
96
để phục vụ cho công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro.
- Vẫn có những Ngân hàng chưa tuân thủ, chấp hành các quy định có liên quan đến đảm bảo an toàn cho hoạt động, do đó nguy cơ gặp rủi ro là rất cao.
- Sự phối kết hợp về mặt thông tin giữa NHTM và Cơ quan TTGSNH còn lỏng lẻo và hạn chế. Các NHTM đôi khi còn che đậy thực tế tình hình rủi ro của chính ngân hàng mình do vậy khiến NHNN chậm có những biện pháp can thiệp hỗ trợ khi có rủi ro.
- Về nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế và xu hướng một số NHTM lớn có tiềm lực mua và nắm cổ phần chi phối tại một số NHTM vì vậy số lượng các nhân sự đứng đầu như (Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Hội đồng thành viên) các NHTM chưa chú trọng, quan tâm đúng mực đến công tác đào tạo, nâng cao kiến thức về quản trị rủi ro.
97
CHƢƠNG IV
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 4.1 Dự báo nguy cơ rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam và một số quan điểm cần quán triệt đối với thanh tra trên cơ sở rủi ro
Tình hình kinh tế thị trường có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành ngân hàng, tác động đến thu nhập cũng như những nguy cơ rủi ro có khả năng gặp phải của các NHTM. Thời gian tới, mặc dù kinh tế Việt nam có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, nhưng khi xem xét cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thì thấy doanh nghiệp tư nhân đóng góp chỉ khoảng trên dưới 10% và không thay đổi trong suốt từ năm 2005 - 2013. Trong khi đó, thành phần kinh tế cá thể đóng góp nhiều nhất vào GDP, chiếm khoảng 32% từ 2007 - 2013. Điều này phần nào cho thấy nền kinh tế hiện nay khá manh mún và phát triển nhỏ lẻ. Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt 3,7%/năm trong giai đoạn 2005 - 2014, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với năng suất lao động của các nước trong khu vực. Năm 2012 tăng 3,05%, năm 2013 tăng 3,83%, năm 2014 tăng 4,34%, chủ yếu do chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp hơn sang các ngành công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 4,3%, dịch vụ tăng 4,4%. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore; bằng 1/6 của Malaysia; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc. Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2015, theo dự báo của IMF, nền kinh tế thế
98
giới năm 2015 sẽ phục hồi mạnh hơn, tăng trưởng toàn cầu được dự báo là 4% tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tăng trưởng năm 2014. Song bên cạnh đó tình hình chính trị vẫn còn nhiều biến động: cuộc khủng hoảng và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông, cấm vận của phương Tây với Nga... sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 là cơ sở quan trọng để các chuyên gia kinh tế thống nhất quan điểm và đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,2% trong năm 2015 là hợp lý. Trong năm 2015, Việt Nam sẽ sớm thực hiện các cam kết theo các Hiệp định mới ký kết gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan. Đồng thời, tiếp tục đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2015. Việc thực thi các hiệp định thương mại trong thời gian tới sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 tăng mạnh hơn so với năm 2014.
Thị trường tiền tệ ngân hàng tương đối ổn định, bền vững: Lãi suất thấp, lạm phát thấp, tỷ giá ổn định, nợ xấu đang dần được xử lý, hội nhập kinh tế quốc tế càng ngày mở rộng đó cũng là cơ hội đồng thời cũng là thách thức, hoạt động ngân hàng cũng càng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Các NHTM trong nước phải cạnh tranh rất nhiều đối với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam về chất lượng và giá cả sản phẩm dịch vụ. Do đó, hoạt động ngân hàng luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủi ro thị trường: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối...rủi ro đạo đức khó phòng ngừa, kiểm soát khi tội phạm công nghệ cao ngày càng phát triển…Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả bài viết, trong thời gian tới nguy cơ rủi ro của NHTM có thể gặp phải là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị
99
trường, rủi ro hoạt động...nhưng rủi ro nhiều nhất và lớn nhất là rủi ro tín dụng bởi lẽ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ cao và mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, các Ngân hàng cần đề phòng và lập kịch bản chống đỡ với các loại rủi ro khác như rủi ro danh tiếng, rủi ro tuân thủ, rủi ro chiến lược, rủi ro đạo đức…
4.2 Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam
Từ việc phân tích những hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro, luận văn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro bao gồm:
4.2.1 Đổi mới mô hình bộ máy Thanh tra giám sát ngân hàng
Trong thời gian tới mô hình thanh tra ngân hàng cần phải từng bước tách Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố khỏi bộ máy của chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố để tạo lập nên bộ máy tổ chức của cơ quan Thanh tra ngân hàng mang tính hệ thống cao, độc lập từ Trung ương đến địa phương và trực thuộc sự chỉ đạo, điều hành của Thống đốc NHNN. Do đó, quan hệ của NHNN với hệ thống NHTM trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong thanh tra, kiểm soát cũng phải đổi mới theo hướng dành quyền tự chủ - tự chịu trách nhiệm nhiều hơn cho các TCTD. Theo đó, Thanh tra ngân hàng không cần thiết phải tiến hành thanh tra thường xuyên đối với các chi nhánh của NHTM, thanh tra cả pháp nhân của TCTD mà chủ yếu tại Hội sở chính, Sở giao dịch, khi cần thiết có thể tiến hành thanh tra đột xuất hoặc kiểm tra để xác định một số vấn đề cần thiết ở chi nhánh hoặc đơn vị thành viên khác.
4.2.2. Hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng và công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro. thanh tra trên cơ sở rủi ro.
100
Một ngân hàng trong quá trình hoạt động cần phải tuân thủ rất nhiều các luật khác nhau. Một ví dụ đơn giản: ngân hàng khi hoạt động sẽ là đối tượng điều chỉnh của ít nhất ba luật chính: Luật các Tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng, Luật doanh nghiệp…chắc chắn trong hoạt động, sẽ có những lúc ngân hàng gặp khó khăn khi một số điều khoản trong các luật trên mâu thuẫn và chồng chéo lên nhau. Do đó, cần hoàn thiện khung pháp lý theo hướng thống nhất, bởi lẽ khung pháp lý chồng chéo sẽ khiến cho việc áp dụng các điều khoản không được quy chuẩn, nếu các ngân hàng gặp những hiện tượng cần xử lý trong quá trình hoạt động thì sẽ rất khó khăn trong việc xử lý theo đúng luật. Việc chồng chéo trong khung pháp lý còn tạo khe hở cho các đối tượng có điều kiện “lách luật”. Theo ngành dọc sự thống nhất được thể hiện từ Trung ương đến địa phương. Khi ban hành một quy định về pháp lý nào đó, Cơ quan trung ương cần phải diễn đạt bằng những từ ngữ dễ hiểu và có sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể đến các Chi nhánh để có một sự hiểu biết nhất quán về vấn đề. Đồng thời, giữa các bộ ngành liên quan cũng cần có sự thống nhất