0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Thực trạng thanhtra trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các NHTM tại Việt

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 83 -93 )

2. Kết cấu của luận văn:

3.2.2 Thực trạng thanhtra trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các NHTM tại Việt

tại Việt Nam

3.2.2.1. Thanh tra trên cơ sở rủi ro tại Việt Nam là một phương pháp mới và đang từng bước hoàn thiện.

73

phải có một lộ trình thích hợp để từng bước áp dụng vào Việt nam. Theo lộ trình đó, trong năm 2009 cùng với việc thanh tra thử nghiệm ở một vài NHTM, Thanh tra Ngân hàng Trung ương đã tiến hành kết hợp thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro trong thực hiện thanh tra toàn hệ thống một Ngân hàng thương mại, thanh tra công ty con của NHTM và các NHTM nước ngoài. Năm 2010, Cơ quan TTGSNH đang áp dụng thí điểm “Bộ quy trình thủ tục thanh tra” khi thanh tra đối với một số NHTM nước ngoài và liên doanh. Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng nước ngoài (Vụ II) là Vụ được Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện thí điểm thanh tra trên cơ sở rủi ro kết hợp với thanh tra tuân thủ.

* Đối tượng được chọn để tiến hành thanh tra thử nghiệm là một số NHTM nước ngoài và liên doanh, sở dĩ như vậy là vì:

- Việc xác định một số tiêu chí theo chuẩn mực quốc tế của các NHTM nước ngoài và liên doanh tương đối phù hợp với các nguyên tắc của Ủy ban Giám sát Basel.

- Hoạt động của các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh trong thời gian hoạt động trên thị trường Việt Nam đã làm tốt vai trò cầu nối cho các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường và các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên các tổ chức này cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhiều hơn do bị ảnh hưởng từ các ngân hàng mẹ ở nước ngoài. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra có thể dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng, nguy cơ ảnh hưởng đến các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh tại Việt nam cũng được chú ý hơn, do đó phải tiến hành thanh tra với các đối tượng này để xem xét tình hình và đưa ra các dự báo về nguy cơ rủi ro trong tương lai.

Đến nay, NHNN đã áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro thí điểm một số cuộc thanh tra pháp nhân đối với NHTM trong nước có quy mô

74

lớn, nhiều chi nhánh trên địa bàn toàn quốc nhằm đánh giá tổng thể hoạt động của NHTM (Năm 2011- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Năm 2014: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã…). Tại các cuộc thanh tra này, Cơ quan TTGSNH bước đầu tập trung đánh giá nội dung định tính về quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ của NHTM mang tính hệ thống toàn ngành…Tuy nhiên về cơ bản hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro mới chỉ áp dụng chủ yếu đối với NHTM nước ngoài và liên doanh tại Việt Nam.

Hiện nay, chưa có cơ sở pháp lý hoàn thiện cho hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro. Hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro thực hiện trên cơ sở quy định của Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010, Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 26/10/2014 quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra kết hợp với việc hướng dẫn tại Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro.

3.2.2.1 Các bước trong quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro

Hiện nay chỉ có Thanh tra trung ương (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đang từng bước áp dụng và hoàn thiện hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro. Thanh tra Chi nhánh các tỉnh thành phố đóng vai trò phối hợp, hỗ trợ trong việc thanh tra, giám sát Chi nhánh của cácTCTD trên địa bàn. Việc áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các NHTM về cơ bản đã áp dụng theo 6 bước quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro quy định tại Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, năm 2009 do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng soạn thảo. Tuy nhiên các bước này đã được các Đoàn thanh tra thực hiện nhưng chưa đầy đủ, hoàn chỉnh và còn có sự khác biệt.

Bước 1: Hiểu về NHTM và đánh giá rủi ro của NHTM.

Để thực hiện bước 1, Vụ II nhận báo cáo giám sát từ Vụ giám sát an toàn hệ thống ngân hàng đã được Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng phê

75 duyệt gửi cho Vụ II.

Hồ sơ báo cáo giám sát bao gồm những thông tin như: + Trạng thái báo cáo: định kỳ hay đột xuất

+ Hồ sơ TCTD: những thông tin cơ bản nhất về TCTD (Tên Ngân hàng thương mại; địa chỉ; cán bộ làm đầu mối liên lạc…).

+ Hồ sơ cán bộ giám sát: Tên cán bộ giám sát; thời gian giám sát.

+ Thông tin cơ bản của NHTM: (giấy phép hoạt động; năm thành lập; Tổng giám đốc; khai trương hoạt động…)

+ Các nội dung hoạt động của NHTM quy định tại giấy phép hoạt động. + Tổ chức quản trị điều hành: (thông tin về ngân hàng mẹ; sơ đồ tổ chức; nhân sự quản lý, điều hành; việc ban hành các quy định nội bộ)

+ Chiến lược kinh doanh: kế hoạch kinh doanh những năm tới.

+ Tình hình hoạt động kinh doanh bao gồm các thông tin như: Bảng cân đối kế toán tóm tắt tại thời điểm báo cáo; báo cáo kết quả kinh doanh lũy kế; một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu

+ Đánh giá về tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng xem có vi phạm các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 hay không?

+ Phân tích về rủi ro:

Thứ nhất: Phân tích mức độ đầy đủ về vốn thông qua một số chỉ số như: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất (CAR) %; Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản qua các thời kỳ.

76

Bảng 3.2: Bảng chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tài sản

STT Chất lượng tài sản T1 T2 T3 T4

1 Nợ xấu+ Nợ cơ cấu/tổng nợ

2 Nợ xấu/Tổng nợ

3 Nợ quá hạn thị trường 1/Dư nợ cấp TD TT1 4 Nợ nhóm 2,3,4,5/Tổng nợ

5 Nợ cơ cấu không chuyển nợ xấu/Tổng nợ 6 Dư nợ cấp tín dụng TT1/Tổng tài sản 7 Dư nợ cấp tín dụng TT2/Tổng tài sản

8 Đầu tư kinh doanh chứng khoán (loại trừ chứng khoán nợ do doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác phát hành)/tổng tài sản.

9 Lãi dự thu/Tổng nợ

10 Tài sản có khác/Tổng tài sản

11 Dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất/dư nợ cấp tín dụng TT1

12 Tiền gửi tại TCTD trong nước/Tổng tài sản 13 Tiền gửi tại TCTD nước ngoài/Tổng tài sản 14 Các khoản phải thu/Tổng tài sản

Ghi chú: T1, T2, T3, T4: 4 thời kỳ liền kề nhau trong kỳ báo cáo Thứ 3: Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 3.3: Đánh giá khả năng sinh lời

STT Khả năng sinh lời T1 T2 T3 T4

1 ROA

2 ROE

3 Chênh lệch thu nhập và chi phí (trước thuế)

4 Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự/ Tổng thu nhập 5 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ/ Tổng thu nhập

6 Chi phí trả lãi và các khoản tương tự/ Tổng chi phí 7 Chi phí nhân viên/ Tổng chi phí

8 Tổng chi phí/ Tổng thu nhập

9 Lãi phải thu nhưng chưa thu được (ngoại bảng)/VCSH 10 Lãi và phí phải thu nội bảng/ Tổng tài sản bình quân 11 Lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư, kinh doanh, chứng khoán

lũy kế/lợi nhuận.

12 Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lũy kế/Lợi nhuận.

13 Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh công cụ tài chính phái sinh lũy kế/Lợi nhuận.

14 Thu nhập lãi ròng/Lợi nhuận

15 Chi phí hoạt động/ Thu nhập lãi ròng

77

Thứ 4: Phân tích khả năng thanh khoản

Bảng 3.4: Đánh giá khả năng thanh khoản

STT Khả năng thanh khoản T1 T2 T3 T4 1 Tiền mặt, tiền gửi tại NHNN/ Vốn huy động TT1

2 Dư nợ cấp tín dụng TT1 (VND)/ Vốn huy động TT1 (VND)

3 Dư nợ cấp tín dụng TT1 (Ngoại tệ)/ Vốn huy động TT1 (Ngoại tệ)

4 Tiền gửi của 20 khách hàng lớn nhất/vốn huy động TT1 5 Dư nợ cấp tín dụng TT1/ Vốn huy động TT1

6 Dư nợ cấp tín dụng TT2/ Vốn huy động TT2

7 Vay TCTD khác/ Tổng nguồn vốn huy động

(TT1+TT2)

8 Tỷ lệ cho vay so với tổng tiền gửi

9 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn

Ghi chú: T1, T2, T3, T4: 4 thời kỳ liền kề nhau trong kỳ báo cáo

+ Đánh giá về kết quả thanh tra tại chỗ/làm việc gần nhất + Khai thác báo cáo kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. + Tình hình chấp hành báo cáo thống kê

+ Cuối cùng đưa ra kết luận, kiến nghị về mặt giám sát

* Nhận xét: về cơ bản các Đoàn TTTCSRR đã thực hiện đúng quy trình tại bước 1 tuy nhiên bước này chưa thực hiện lập ma trận rủi ro.

Bước 2, bước 3: Lập kế hoạch những NHTM sẽ được thanh tra, kiểm tra trong năm, trên cơ sở đó trình lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm. Trung bình mỗi năm sẽ có từ 13-15 Ngân hàng áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro.

78

sát ngân hàng phê duyệt thực hiện thanh tra 14 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Công ty tài chính tại Việt Nam. Cụ thể:

Bảng 3.5: Danh sách các Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam và Công ty tài chính thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro năm 2015

1. Công ty TNHH Tài chính PPF Việt Nam

6. Công ty tài chính TNHH Prudential Việt Nam

11. Ngân hàng xây dựng Trung quốc Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

2. Ngân hàng The Shanghai Commercial& Savings Chi nhánh Đồng Nai

7. Ngân hàng giao thông Trung Quốc Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

12. Ngân hàng Công thương Trung Quốc Chi nhánh thành phố Hà Nội

3. Ngân hàng Taipei Fubon Commercial Chi nhánh Bình Dương

8. Ngân hàng đầu tư và phát triển Campuchia Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

13. Ngân hàng Mizuho Corporate Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

4. Công ty tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt Nam

9. Ngân hàng đầu tư và phát triển Campuchia Chi nhánh thành phố Hồ Nội 14. Ngân hàng Mega International Commercial Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh 5. Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam

10. Ngân hàng Bangkok Chi nhánh Hà Nội

Sở dĩ các ngân hàng này được lựa chọn thanh tra trong năm 2015 là do các ngân hàng này trong những năm gần đây chưa được thanh tra và theo đánh giá giám sám sát từ xa những ngân hàng này có dấu hiệu về rủi ro về quản trị điều hành, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động…

Nội dung thanh tra các ngân hàng này về thanh tra đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh; thanh tra quản trị điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; thanh tra các hoạt động và nội dung khác. Các nội dung thanh tra tập trung vào hoạt động cho vay, thanh tra việc chấp hành chế độ quản lý ngoại hối, lồng ghép các nội dung thanh tra về tính tuân thủ các quy định của NHNN và nội bộ trong hoạt động.

79

Theo kế hoạch chung đã được Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng phê duyệt, tại Vụ sẽ phân công và giao các Đoàn thanh tra cho các Trưởng Đoàn thanh tra. Trưởng Đoàn thanh tra được Lãnh đạo Vụ lựa chọn phải là Lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc phải là Thanh tra viên chính. Trung bình mỗi lãnh đạo cấp Phòng sẽ đảm nhiệm 2 Đoàn Thanh tra phải thực hiện trong năm. Theo kế hoạch thực hiện, các Đoàn Thanh tra phải chủ động trình Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng ban hành quyết định thanh tra và phê duyệt kế hoạch thanh tra cho từng đối tượng thanh tra. Như vậy ở bước này Quyết định thanh tra lại có trước kế hoạch thanh tra, khác biệt so với quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro quy định.

Kế hoạch thanh tra tại mỗi NHTM đã đề cấp đến các vấn đề: + Sơ lược về NHTM thanh tra.

+ Mục đích và yêu cầu đối với cuộc thanh tra + Nội dung và phương pháp tiến hành thanh tra

Về nội dung: bao gồm 5 nội dung: Nội dung về thanh tra quản trị điều hành; thanh tra về hoạt động cấp tín dụng; thanh tra hoạt động mua bán ngoại tệ; thanh tra việc ban hành các quy định nội bộ về tỷ lệ đảm bảo an toàn và việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ khả năng chi trả; thanh tra hoạt động phòng chống rửa tiền. Đối với từng nội dung thanh tra sẽ được cụ thể hóa trong kế hoạch.

+ Phương pháp tiến hành thanh tra: Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo và cung cấp hồ sơ tài liệu; Chọn mẫu kiểm tra hồ sơ.

+ Đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng.

+ Chế độ báo cáo của Đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra định kỳ vào thứ 6 hàng tuần.

+ Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra + Trách nhiệm giám sát Đoàn thanh tra

80

- Họp Đoàn thanh tra, phân công nhiệm vụ bằng văn bản cho các thành viên Đoàn thanh tra để đảm bảo thực hiện theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.

Bước 4: Tiến hành hoạt động thanh tra tại chỗ: Yêu cầu NHTM có báo cáo Đoàn thanh tra theo đề cương chi tiết gửi NHTM.

- Công văn về yêu cầu cung cấp tài liệu;

- Làm việc với bộ phận quản lý rủi ro của NHTM

- Lập bảng kê và phân tích đánh giá từng hoạt động theo đề cương Đoàn thanh tra tại chỗ sẽ đến các TCTD để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công và lập kế hoạch tại bước 2, bước 3. Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro cần phải chú trọng vào các lĩnh vực có rủi ro cao nhất của TCTD và cách thức mà TCTD quản lý những rủi ro này. Các thành viên của đoàn thanh tra đánh giá từng lĩnh vực rủi ro và bộ phận chức năng mà họ được phân công. Các thành viên này lập hồ sơ thanh tra để ghi chép lại các hoạt động và các phát hiện trong mỗi cuộc thanh tra. Hồ sơ thanh tra được thảo luận với trưởng đoàn và nộp cho trưởng đoàn. Trưởng đoàn là người viết báo cáo thanh tra, báo cáo thanh tra là báo cáo chính thức về những phát hiện của đoàn thanh tra Chánh Thanh tra đánh giá về những phát hiện và đánh giá về quản lý rủi ro của đoàn thanh tra và xem xét xem liệu có cần thiết phải áp dụng hình thức xử phạt hoặc biện pháp chỉnh sửa nào không. Các biện pháp chỉnh sửa tương ứng với mức độ sai phạm của từng TCTD.

Bước 5: Báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra Các thành viên Đoàn thanh tra báo cáo kết quả thanh tra cho Trưởng đoàn thanh tra trên cơ sở nhiệm vụ được phân công. Trưởng đoàn thanh tra thực hiện việc quản lý chung, tổng hợp báo cáo từ các thành viên để xây dựng báo cáo kết quả thanh tra (hàng tuần và sau khi kết thúc thanh tra tại đơn vị) cho người ra quyết định thanh tra (Chánh thanh tra,

81 giám sát ngân hàng)

* Sau khi kết thúc cuộc thanh tra trên cơ sở những tồn tại, sai phạm đã phát hiện, Kết luận thanh tra được người ra Quyết định thanh tra ký và ban hành; trong đó có nêu một số kiến nghị đối với các NHTM có tồn tại, sai phạm đồng thời chỉ đạo các NHTM tổ chức thực hiện nghiêm túc các kiến nghị nêu tại kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định. Qua công tác khảo sát, điều tra các kiến nghị được các Đoàn thanh tra trên cơ sở rủi ro đưa ra thường là những kiến nghị về các mặt như:

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 83 -93 )

×