Bối cảnh thị trường tiền tệ ngân hàng và những nguy cơ các loại rủi ro gặp

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 71 - 83)

2. Kết cấu của luận văn:

3.2.1 Bối cảnh thị trường tiền tệ ngân hàng và những nguy cơ các loại rủi ro gặp

ro gặp phải của NHTM.

Thực trạng thị trường tiền tệ ngân hàng Việt Nam thời gian qua:

- Lạm phát: chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2014 tăng 1,84% so với cuối năm trước, là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây và là năm thứ 3 liên tiếp (2012-2014) duy trì ở mức thấp, ổn định. Tỷ lệ lạm phát thấp là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước định hướng các NHTM hạ mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giảm chi phí vay, gia tăng lợi nhuận và đẩy mạnh triển khai các dự án trung dài hạn. Theo tính toán trên số liệu tài chính đến Quý III/2014 của 538 doanh nghiệp đang được niêm yết trên sàn chứng khoán thuộc lĩnh vực sản xuất thương mại cho thấy mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay phù hợp với đa số khả năng của các doanh nghiệp khi có tới 425 doanh nghiệp (79%) đủ khả năng chi trả mức lãi suất trên 7%. Tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định giúp người dân tin tưởng hơn vào VND thể hiện qua huy động vốn VND tăng mạnh 17,78% trong khi huy

61

động vốn ngoại tệ chỉ tăng 8,61% (27/12/2014) so với cuối năm trước. Nhờ đó, NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục từ trước tới nay.

Biểu đồ: 3.1. Tình hình lạm phát của Việt Nam qua các năm 2010-2015F

Nguồn www.bizlive.vn

- Tỷ giá: Bên cạnh yếu tố lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, sự ổn định của tỷ giá cũng như thị trường ngoại hối cũng là một thành công đáng ghi nhận, góp phần cho sự ổn định chung của nền kinh tế. Thị trường ngoại hối và tỷ giá khá ổn định trong suốt 9 tháng đầu năm 2014, chỉ riêng trong tháng 5/2014, trước diễn biến tình hình trên biển Đông, tỷ giá, thị trường ngoại hối và thị trường vàng biến động nhưng chủ yếu do yếu tố tâm lý. Sau đợt điều chỉnh tăng vào cuối quý 2/2014, tỷ giá bình quân liên ngân hàng duy trì ở mức USD/VND = 21.246. Trong khi đó, tỷ giá bán tại nhiều ngân hàng thương mại chủ yếu ở dưới tỷ giá bình quân liên ngân hàng, phổ biến trong khoảng USD/VND = 21.220-21.235. Tình trạng đô la hóa tiếp tục giảm. Đến cuối tháng 6/2014, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán vào khoảng 11,4%, giảm xuống so với mức 12,4% vào cuối năm 2013. Thêm vào đó, diễn biến cung cầu ngoại tệ được đánh giá là cân bằng và ổn định với việc: (i) Việt Nam ghi nhận xuất

62

siêu gần 1,7 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2014; (ii) vốn FDI giải ngân duy trì xu hướng tăng tích cực và đạt 7,9 tỷ USD; (iii) Dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục 35 tỷ USD; (iv) Thị trường vàng diễn biến tương đối ổn định, Ngân hàng Nhà nước không phải tổ chức đấu thầu vàng miếng, góp phần hạn chế việc sử dụng ngoại tệ của Quỹ Bình ổn tỷ giá và giá vàng để nhập khẩu vàng trên thị trường quốc tế. Diễn biến ổn định của thị trường vàng đã góp phàn duy trì sự ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại hối, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong tuần đầu tháng 10/2014, tỷ giá tại các ngân hàng đột nhiên tăng mạnh do tin đồn Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ giá. Giá USD bán ra tại các ngân hàng tăng lên trên 21.300 đồng, tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định thời điểm này chưa điều chỉnh tỷ giá. Về cuối năm, theo yếu tố chu kỳ, cầu ngoại tệ có thể tăng lên để đáp ứng cho các đơn hàng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Như vậy, nếu không có những sự kiện bất ngờ xảy ra thì diễn biến cung cầu ngoại tệ vẫn cân bằng và trong tầm kiếm soát cũng như điều tiết của Ngân hàng Nhà nước. 6 tháng đầu năm 2015, tỷ giá giao dịch trên thị trường tương đối ổn định trên mặt bằng mới và thấp hơn tỷ giá bán của NHNN, đến ngày 22/6/2015, tỷ giá mua bán của NHTM niêm yết khoảng 21,770-21,830 VND/USD. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, NHNN vẫn mua ròng ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Tình trạng đô la hóa tiếp tục giảm (đến ngày 18/6/2015, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán khoảng 10,9%, giảm so với mức khoảng 11,1% của cuối năm 2014).

63

Hình 3.2. Diễn biến tỷ giá và dollar-index từ 1/2011 đến 5/2015

Nguồn:http://vfpress.vn/threads/viet-nam-ty-gia-va-chinh-sach-2011- 2015.145200/

- Thanh khoản VND của toàn hệ thống ngân hàng dồi dào, rủi ro thanh khoản thấp, hoạt động của các NHTM và thị trường tiền tệ ổn định, thể hiện qua: (i) Tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng VND tiếp tục giảm từ mức 92,5% cuối năm 2013 xuống còn 87,4% (cuối tháng 6/2014) do tín dụng tăng chậm hơn so với huy động vốn; (ii) Các tài sản có tính thanh khoản cao đến cuối tháng 5/2014 tăng 24,15% so với cuối năm 2013, cao gần gấp 3 lần tốc độ tăng trong cả năm 2013, cho thấy dự trữ thanh khoản của hệ thống ngân hàng không ngừng được nâng lên nhờ nguồn vốn huy động dôi dào và việc gia tăng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, số tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước thường xuyên vượt yêu cầu dự trữ bắt buộc để dự trữ thanh khoản và tăng trưởng tín dụng (iii) Trong điều kiện vốn khả dụng của các NHTM dư thừa, việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được thực hiện với khối lượng kỳ hạn, lãi suất và thời điểm hợp lý giúp cho việc kiểm soát tiền tệ theo mục tiêu lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá, đồng thời tạo điều kiện để Bộ Tài chính phát hành một khối lượng lớn tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, qua đó tăng thanh khoản cho nền kinh tế, Lượng trái phiếu Chính phủ các loại do

64

các NHTM nắm giữ gia tăng, giúp ngân sách nhà nước có nguồn vốn giải ngân cho các chương trình, dự án, từ đó giúp các doanh nghiệp có khả năng chi trả, tiêu thụ bớt hàng tồn kho, qua đó tác động khơi thông dòng tiền trong nền kinh tế; mặt khác cũng tạo công cụ cho các NHTM để cố thể tiếp cận vốn của Ngân hàng Nhà nước khi gặp khó khăn.Tăng trưởng tín dụng thấp, bế tắc đầu ra khiến các ngân hàng phải tìm đến kênh đầu tư trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Trong 6 tháng đầu năm 2014, các ngân hàng dành từ 87% - 90% dòng tiền của mình để đầu tư cho trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc. Việc tăng cường nắm giữ trái phiếu Chính phủ giúp cho các NHTM tăng dự trữ thanh khoản nhưng cũng có thể phát sinh khó khăn nếu các NHTM không chủ động trong việc cân đối vốn theo kỳ hạn hợp lý; 6 tháng đầu năm 2015, thanh khoản VND của hệ thống NHTM tiếp tục được đảm bảo và có dư thừa, thị trường tiền tệ ổn định và thông suốt phản ánh qua: (i)Số dư tiền gửi của các NHTM tại NHNN thường xuyên cao hơn so với dự trữ bắt buộc, dự phòng khả năng chi trả tốt. (ii) Thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoạt động thông suốt, lãi suất biến động phù hợp với mục tiêu điều hành của NHNN; (iii) trong điều kiện tăng trưởng tín dụng nhanh hơn huy động vốn, tỷ lệ tín dụng/ huy động vốn bằng VND tăng nhẹ lên mức 89,9% so với mức 89,1% cuối năm 2014 nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

- Lãi suất:

Về cơ bản hoạt động thị trường tiền tệ đi vào ổn định theo chiều hướng vững chắc hơn. Từ chỗ hệ thống ngân hàng thiếu thanh khoản nghiêm trọng, mặt bằng lãi suất dâng cao. Đến nay mặt bằng lãi suất về mức năm 2006. Năm 2014 là năm thứ ba liên tiếp thị trường tiền tệ ổn định. 6 tháng đầu năm 2015 mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm 0,2-0,5%/năm so với cuối năm trước, góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh và nền kinh tế. Trong đó lãi suất huy động giảm 0,2-0,5%/năm, chủ yếu ở các kỳ hạn dài trên 6 tháng, tạo điều kiện

65

hỗ trợ cho giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay của các NHTM giảm 0,2-0,3%/ năm, trong đó lãi suất cho vay trung và dài hạn giảm khoảng 0,3%/năm, hiện đang giao động quanh mức 9-11%/năm, thấp hơn mức 11-13%/năm của các năm 2005-2006 là thời kỳ kinh tế phát triển ổn định. Điều này cũng thể hiện qua tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn có lãi suất thấp (dưới 13%/năm) tiếp tục tăng lên, trong đó dư nợ lãi suất dưới 10%/năm chiếm tỷ trọng cao khoảng 49% trên tổng dư nợ (tỷ trọng này vào tháng 9/2014 là 20,7%).

Hình 3.3: Lãi suất huy động và cho vay giai đoạn 6/2012-6/2015

(Nguồn: CEIC, VCBS tổng hợp)

- Tín dụng: Từ năm 2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi hướng kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo nhóm ngân hàng, trong đó xem xét tăng mức tăng trưởng tín dụng cho các NHTM có khả năng tăng trưởng cao hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn hoạt động và ngược lại điều chỉnh giảm mức tăng trưởng đối với NHTM yếu kém nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM. Tăng trưởng tín dụng tập trung dòng vốn vào khu vực sản xuất thực của nền kinh tế, đặc biệt vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tính đến tháng 11/2013, tín dụng lĩnh

66

vực nông nghiệp nông thôn tăng khoảng 17% (năm 2012: 8%), tín dụng đối với công nghiệp hỗ trợ tăng 10,84%, tín dụng cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 24,51%, tín dụng xuất khẩu tăng 3,32% so với cuối năm 2012. Đến cuối tháng 9/2014 tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn tăng 6,9%; dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách tăng 4% so với cuối năm 2013. Cuối tháng 8/2014, tín dụng xuất khẩu tăng 4.14%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 15,78%; công nghiệp hỗ trợ tăng 60,6%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 3,8%; tín dụng bất động sản tăng 11,5% so với cuối năm 2013. Nhìn chung năm 2014 tín dụng tăng chậm chủ yếu là do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu bắt nguồn từ tình trạng nợ động ngân sách, nợ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo chưa được xử lý dứt điểm, đầu ra cho sản phẩm doanh nghiệp còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn trong khi cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn chưa được đẩy mạnh. Sang năm 2015, tính đến ngày 18/6/2015, tín dụng tăng 6.09% so với cuối năm trước, cao hơn với cùng kỳ các năm 2012-2014. Với diễn biến tích cực, dự kiến cả năm tín dụng sẽ đạt mục tiêu định hướng khoảng 15%. Cơ cấu tín dụng tiếp tục dịch chuyển, ước đến cuối tháng 6/2015, tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn tăng 7,71% so với cuối năm 2014; đến cuối tháng 3/2015, tín dụng đối với xuất khẩu tăng 3,9%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 1,88%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 24,02% so với cuối năm 2014.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, cầu của nền kinh tế còn thấp, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng hệ thống ngân hàng vẫn duy trì mức tăng trưởng tín dụng trên 10% (2011-2013). Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2015, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2015 vào khoảng 13-15%, cao hơn mức định hướng 12-14% của năm 2014. Với định

67

hướng này, giải pháp tín dụng NHNN điều hành theo hướng linh hoạt, phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý nhưng gắn liền với đảm bảo an toàn, chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu.

Bảng 3.1: Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng các lĩnh vực ƣu tiên

Ghi chú: mức tăng % so với cuối năm trước

Chênh lệch tương đối so với cuối năm Tháng 12/2012 Tháng 11/2013 Tháng 8/2014 Lĩnh vực xuất khẩu 14% 3.32% 4,37%

Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn 8% 17% 6,1% Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ 10,84% 6,12% DN Công nghệ cao 24,51% 12,73% DN vừa và nhỏ 6,15% 2,75% Nguồn: NHNN

Biểu đồ 3.2. Dƣ nợ tín dụng theo lĩnh vực giai đoạn 2011-T4/2014

Nguồn: NHNN

- Nợ xấu: Cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng giảm còn 3,79% từ mức 4,3%-4,6%, trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2013. Con số nợ xấu 3,79% vào cuối năm 2013 được tính toán sau khi có trên 300 nghìn tỷ

68

đồng nợ đã được cơ cấu lại trong năm 2013 và khoảng gần 40 nghìn tỷ đồng nợ xấu được mua bởi VAMC. Ngày 18/3/2014, NHNN ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 (Thông tư 09) về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 (Thông tư 02) trong đó bổ sung quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ áp dụng kể từ ngày 20/3/2014 và hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2015. Nhờ đó các NHTM vẫn tiếp tục được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, góp phần kiềm chế nợ xấu gia tăng, hỗ trợ khách hàng vay được tiếp cận vốn vay bình thường với mặt bằng lãi suất hiện hành trên thị trường, không chịu lãi phạt quá hạn, từ đó giảm bớt gánh nặng tài chính và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay. Tuy nhiên, những quy định trong Thông tư 09 về cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ có nhiều điểm chặt chẽ hơn so với Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 (Quyết định 780) về phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, đặc biệt mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần nhằm tránh hiện tượng NHTM lợi dụng việc cơ cấu lại nợ để che dấu nợ xấu. Đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng khoảng 162 ngàn tỷ đồng, chiếm 4,11% trên tổng dư nợ, tăng 3,61% tại cuối 2013. Nợ xấu của Ngân hàng có xu hướng tăng những tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, các NHTM áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phán ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2015, nhờ triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, nợ xấu đã được kiềm chế và từng bước xử lý. Trong 4 tháng đầu năm 2015, nợ xấu đã được xử lý 25,7 nghìn tỷ đồng, lũy kế từ năm 2012 đến nay đạt 336,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 72,5% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012, trong đó phần lớn nợ xấu được xử lý

69

thông qua thu nợ khách hàng, xử lý dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC. Các TDTD tiếp tục cơ cấu lại nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng giảm bớt áp lực tài chính và phục hồi sản xuất kinh doanh. Đến cuối tháng 4/2015, tổng số dư các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 307,4 nghìn tỷ đồng, giảm 1,1 nghìn tỷ đồng (0,4%) so với cuối tháng 12/2014.

Hình 3.4. Tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-6/2015

(Nguồn: bizLive.vn)

Biểu đồ 3.3: Dự phòng rủi ro hệ thống ngân hàng giai đoạn 2012-6/2015

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)