Khái quát về hoạt độngthanh tra của NHNN đối với các NHTM

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 31)

2. Kết cấu của luận văn:

1.3.1 Khái quát về hoạt độngthanh tra của NHNN đối với các NHTM

1.3.1.1 Nội dung và hình thức của thanh tra ngân hàng

Điều 15 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng quy định như sau:

* Nội dung thanh tra ngân hàng;

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, quy định khác của pháp luật có liên quan, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp;

- Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng; xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả việc nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý rủi ro thông qua việc xem xét các yếu tố tác động đến an toàn hoạt động, chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro, khả năng chống đỡ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng;

- Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật;

21

nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật. * Hình thức thanh tra ngân hàng:

- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đối tượng thanh tra ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phát sinh rủi ro, nguy cơ đe dọa sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

1.3.1.2 Các phương pháp tiến hành hoạt động thanh tra

* Thanh tra tuân thủ

Thanh tra tuân thủ là phương pháp thanh tra chủ yếu tập trung vào việc phát hiện, đánh giá mức độ tuân thủ luật, các quy định hiện hành của các NHTM. Phương pháp này chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành quy định của pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và những quy định trong giấy phép hoạt động của NHTM. Thanh tra tuân thủ sử dụng một hệ quy chiếu là các quy định của pháp luật. Phương pháp thanh tra tuân thủ (TTTT) có những đặc điểm cơ bản sau:

+ TTTT kiểm tra các thông tin, các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ của NHTM, từ đó góp phần bảo vệ pháp luật và giữ dìn kỷ cương trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

+ TTTT chỉ đánh giá trong một phạm vi hạn chế.

+ Thực hiện phương pháp TTTT, Thanh tra viên chưa chỉ ra được những kẽ hở trong quản lý, chưa đưa ra những khuyến cáo về khả năng có thể xảy ra tổn thất của NHTM do những biến động của thị trường, kinh tế, chính trị, xã hội…

22

+ Yêu cầu thực hiện TTTT là không cao so với Thanh tra trên cơ sở rủi ro. + Các bước thực hiện quy trình TTTT được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình thực hiện giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ của thanh tra ngân hàng đối với NHTM.

* Thanh tra trên cơ sở rủi ro

Phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là việc đánh giá NHTM trên các mặt mức độ và xu hướng của rủi ro, hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro. Đặc điểm của phương pháp này:

+ Ở cấp độ hệ thống, thanh tra viên xác định NHTM có rủi ro cao trong hệ thống ngân hàng để tiến hành thanh tra kịp thời và hiệu quả.

+ Ở cấp độ NHTM, thanh tra viên tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao, và rủi ro có khả năng tác động tới sự an toàn của hệ thống các NHTM

+ TTTCSRR tập trung đánh giá tổng thể NHTM thông qua việc xem xét, kiểm tra hồ sơ tài liệu, các chính sách, quy trình, hệ thống và thực tiễn công tác quản lý của NHTM.

+ TTTCSRR dựa rất nhiều vào báo cáo kiểm toán nội bộ của bộ phận kiểm toán nội bộ của NHTM.

+ TTTCSRR kết hợp cả đánh giá khách quan và chủ quan của thanh tra viên.

+ TTTCSRR đòi hỏi thực hiện cả việc dự báo.

+ TTTCSRR thực hiện đánh giá mức độ rủi ro của NHTM theo khung đánh giá rủi ro, trong đó tập trung đánh giá mức độ rủi ro NHTM gặp phải khi không tuân thủ các quy định, quy trình đã có và khi không có các thủ tục, quy trình hoạt động phù hợp.

+ Yêu cầu thực hiện TTTCSRR rất cao đối với cả Thanh tra ngân hàng và tổ chức tín dụng.

23

cách khác nhau, tùy thuộc vào khả năng quản lý loại rủi ro của ngân hàng.

1.2.1.3. Sự khác biệt giữa thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro

Điểm khác biệt giữa 2 phương pháp thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro đã được thể hiện khá rõ ngay trên cơ sở phân tích khái niệm, đặc điểm của từng phương pháp thanh tra. Ngoài ra, có thể thấy:

* Phương pháp thanh tra tuân thủ: + Thử nghiệm trên cơ sở giao dịch; + Đánh giá tại một thời điểm nhất định; + Thủ tục thanh tra theo quy chuẩn;

+ Đánh giá dựa vào kết quả trong quá khứ; + Tập trung vào việc tránh rủi ro.

* Phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro + Định hướng theo quy trình

+ Đánh giá liên tục

+ Thủ tục thanh tra theo hồ sơ rủi ro + Hướng về tương lai

+ Tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro

Có thể thấy, phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro có nhiều ưu việt hơn, đánh giá được đúng nội dung thanh tra cần hướng tới, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, cảnh báo được rủi ro cho Ngân hàng thương mại trong quá trình định hướng phát triển nhưng để có được kết quả đó phương pháp này đòi hỏi yêu cầu cao đối với trình độ quản trị rủi ro của từng NHTM cũng như đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chức năng thanh tra, giám sát. Tuy nhiên có thể thấy rằng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng là một phần quan trọng góp phần ngăn chặn, hạn chế rủi ro trong hoạt động của NHTM. Vì vậy, xem xét việc NHTM tuân thủ pháp luật về tiền tệ và ngân hàng là một nội dung bắt buộc trong phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro.

24

Đồng thời với xem xét việc NHTM tuân thủ pháp luật, thanh tra trên cơ sở rủi ro còn yêu cầu Đoàn thanh tra phải xem xét việc tuân thủ các quy định nội bộ NHTM của lãnh đạo và nhân viên làm việc trong NHTM. Như vậy có thể hiểu thanh tra trên cơ sở rủi ro đã bao hàm thanh tra tuân thủ.

1.3.2. Thanh tra trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các NHTM

1.3.2.1. Khái niệm và vai trò của thanh tra trên cơ sở rủi ro

“Thanh tra trên cơ sở rủi ro là việc đánh giá NHTM trên các mặt: mức độ và xu hướng của rủi ro; hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro; và khả năng tài chính (vốn) của NHTM để chống đỡ (đối mặt) với các rủi ro có thể xảy ra”, (Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, 2009, trang 55).

Khi được áp dụng đầy đủ, quy trình thanh tra trên cơ sơ rủi ro sẽ làm giảm gánh nặng cho thanh tra viên và NHTM. Trọng tâm được đặt vào những lĩnh vực rủi ro cao và những bộ phận chức năng có quy trình quản lý rủi ro không tốt. Các thanh tra, giám sát viên thiết lập, duy trì mối liên hệ thường xuyên với nhân viên NHTM và được thông báo khi xuất hiện những rủi ro chứ không phải là sau khi những rủi ro này đã xẩy ra. HĐQT và Ban điều hành NHTM có trách nhiệm thiết lập và duy trì hệ thống giám sát, chính sách và thủ tục, báo cáo và kiểm soát hiệu quả. Các quy trình dựa trên cơ sở rủi ro cho phép các thanh tra, giám sát viên linh hoạt trong việc dựa vào kết quả công việc của các cơ quan thẩm quyền khác trong quá trình hoàn thiện việc đánh giá của mình.

Việc đánh giá vai trò của Thanh tra trên cơ sở rủi ro còn phụ thuộc vào năng lực quản lý rủi ro của các NHTM.

1.3.2.2 Quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro

Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, 2009 của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng mô tả thanh tra trên cơ sở rủi ro là một quy trình liên tục gồm 6 bước:

25

Ở cấp độ vĩ mô (hệ thống TCTD): TCTD nào là rủi ro nhất cần phải thanh tra? tại sao TCTD đó là rủi ro nhất? Bộ phận nào của TCTD cần quan tâm nhất? TCTD này khác so với TCTD khác trong hệ thống TCTD về quy mô, rủi ro, quản lý rủi ro như thế nào? Khi nào TCTD cần được thanh tra tại chỗ được thể hiện ở phần đánh giá tình hình TCTD và Chiến lược thanh tra.

Bƣớc 1: Hiểu biết về NHTM và đánh giá rủi ro của NHTM

Vì hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro nhằm mục đích kiểm soát rủi ro liên tục, việc hiểu biết về mỗi NHTM là điểm bắt đầu tốt nhất, do đó nên có quy trình phù hợp để phát triển và duy trì việc hiểu biết toàn diện về tình hình rủi ro của mỗi NHTM. Theo đó, hiểu biết về NHTM để lập bản Tình hình và chiến lược của NHTM và xây dựng ma trận rủi ro là những nội dung chính.

+ Lập bản Tình hình và chiến lược của NHTM:

Bước này là xuất phát từ Nguyên tắc Cơ bản 19 của Uỷ ban Basel. Người được giao nhiệm vụ lập bản Tình hình và chiến lược của NHTM phải hiểu và tóm lược các thông tin về quy mô, sở hữu, lãnh đạo, hoạt động kinh doanh và địa điểm kinh doanh, kết quả thanh tra trước đây và tình hình hiện tại.

Ngoài ra, người lập phải đánh giá các lĩnh vực có rủi ro lớn nhất của NHTM và đề xuất chiến lược thanh tra để tóm lược các vấn đề và lĩnh vực cần phải được thanh tra tại chỗ. Bằng cách tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro

B Bước 6 B Bước 1 B Bước 5 B Bước 4 B Bước 3 B Bước 2

26

lớn, thanh tra viên có thể giám sát mỗi NHTM cũng như toàn hệ thống NHTM một cách hiệu quả hơn (Tiêu chí cơ bản 2 và 3, Nguyên tắc 19, NT Basel).

Tình hình và Chiến lược của NHTM là một tài liệu được lập để tóm lược những thông tin quan trọng nhất về mỗi NHTM. Tài liệu này bao gồm các phần sau:

Thông tin chung và cơ cấu của NHTM;

Kết quả của cuộc thanh tra trước;

Tóm tắt tình hình hiện tại;

Các rủi ro chính;

Đề xuất chiến lược thanh tra.

Thông thường thì bản Tình hình và chiến lược của NHTM do bộ phận phân tích lập (việc hoàn thiện bản Tình hình và chiến lược của NHTM có thể mất vài ngày hoặc một tuần, phụ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của NHTM và mức độ sẵn có của thông tin). Nhằm thu thập các thông tin cần thiết để hoàn thiện nhiệm vụ này, người lập bản Tình hình và Chiến lược của NHTM cần xem xét:

+ Thông tin chung và cơ cấu của NHTM: căn cứ vào các dữ liệu thông

qua việc giám sát từ xa, người lập cũng phải xác định xem có thay đổi gì về sở hữu và cơ cấu đang hoặc được dự kiến là sẽ xảy ra không. Đang xảy ra có nghĩa là NHTM đã xin phép được thực hiện các hoạt động mới, mở chi nhánh mới, hoặc thay đổi về sở hữu. Dự kiến xảy ra là lãnh đạo NHNN biết sẽ có những thay đổi này qua tiếp xúc với NHTM. Người lập phải sử dụng thông tin thu thập được để hoàn thành mục “Thông tin và Cơ cấu cơ bản” của bản Tình hình NHTM và chiến lược thanh tra.

+ Kết quả của cuộc thanh tra trước: căn cứ báo cáo thanh tra trước gần

27

trước thì người lập phải tập trung vào báo cáo thanh tra của từ 3 đến 5 chi nhánh lớn nhất. Qua việc xem xét các báo cáo này, người lập có thể xác định được các nội dung chính và xu hướng nêu trong cuộc thanh tra trước. Kết luận của cuộc thanh tra trước, số lượng và bản chất của các trường hợp ngoại lệ và vi phạm pháp luật, phản hồi của Ban điều hành, các biện pháp chỉnh sửa của NHNN, tất cả những nội dung này cần được tóm lược trong mục “Kết quả của cuộc thanh tra trước”.

+ Tóm tắt tình hình hiện tại: căn cứ các báo cáo sau:

- Báo cáo kiểm toán cuối năm trước (10 Chỉ tiêu chủ yếu 3, Nguyên tắc 20, Phương pháp Nguyên tắc Cơ bản): Lấy từ hồ sơ của NHNN một bản copy báo cáo của kiểm toán độc lập về NHTM năm gần nhất. Tóm lược các phát hiện và kết luận trong mục “Tóm tắt tình hình hiện tại”. Phần này chỉ nêu các phát hiện và kết luận ở mức cao nhất của báo cáo kiểm toán. Nếu có nhận xét về những khiếm khuyết của hệ thống quản lý rủi ro của NHTM cần được đưa vào phần tóm tắt này.

- Báo cáo quý hiện tại (bảng cân đối, báo cáo thu nhập chi phí và các bảng biểu hỗ trợ) (Chỉ tiêu chủ yếu 4, Nguyên tắc 20, Phương pháp Nguyên tắc Cơ bản): Các tài liệu này có được thông qua giám sát từ xa. Cần xem số liệu cuối năm của hai năm gần nhất và cuối quý gần nhất. Dữ liệu của các tài liệu này sẽ được sử dụng trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như trong cuộc thanh tra để thiết lập các mức và xu hướng dữ liệu cần được rà soát. Đa số các dữ liệu đều được đưa vào mục “Tóm tắt tình hình hiện tại”. Chú ý rằng các thông tin của bảng cân đối được thể hiện bằng số phần trăm so với tổng tài sản. Điều này cho phép xem xét nhanh các hoạt động có rủi ro và mức độ của chúng đối với NHTM. Không dùng số tuyệt đối trong mục này. Trong mục này cũng phải xác định xem NHTM có tuân thủ các biện pháp an toàn không (Chỉ tiêu chủ yếu 4, Nguyên tắc 19, Phương pháp Nguyên tắc Cơ bản), bao gồm:

28

Hệ số vốn tối thiểu

Tài sản Có ngắn hạn /Tài sản Nợ ngắn hạn Góp vốn, mua cổ phần tại các công ty

- Gặp bộ phận Khiếu nại và Tố cáo và thu thập thông tin về khiếu nại đối với NHTM cũng như tố cáo từ NHNN. Vì đây là việc rà soát ở mức độ sơ lược nên chỉ nhận xét khi có vấn đề trong khiếu nại và/hoặc tố cáo đối với NHTM. Các vấn đề này được hình thành bởi những khiếu nại hoặc tố cáo lặp đi lặp lại, do Ban điều hành thiếu trách nhiệm hoặc liên quan đến số tiền lớn.

+ Xây dựng ma trận rủi ro:

Sau khi xem xét cẩn thận mỗi loại báo cáo và tài liệu trên đây, phân tích bảng cân đối, báo cáo thu nhập chi phí hay các bảng biểu liên quan của ít nhất là ba thời điểm (quý hiện tại, số cuối kỳ của hai năm trước). Sau đó trưởng phòng giám sát từ xa, cán bộ giám sát phân tích phụ trách NHTM, và trưởng phòng thanh tra tại chỗ thảo luận về các lĩnh vực cần quan tâm và nhất trí về những rủi ro chủ yếu (Tiêu chí chủ yếu 5, Nguyên tắc 19, Phương pháp Nguyên tắc cơ bản); Lãnh đạo NHNN thường nắm được rủi ro và các vấn đề quản lý rủi ro của các NHTM. Qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý rủi ro tối thiểu, lãnh đạo các NHTM cũng cần thông báo cho NHNN những thay đổi

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)