2. Kết cấu của luận văn:
4.3.2 Đối với các NHTM
- Đẩy mạnh hiệu quả dự báo rủi ro và công tác quản lý rủi ro
Để thực hiện được giải pháp này, các NHTM cần phải thực hiện một số công việc sau:
+ Củng cố bộ phận quản lý rủi ro, các ban kiểm soát nội bộ cần phát huy hết khả năng và thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình.
+ Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro của riêng từng ngân hàng, sao cho phù hợp với quy mô phát triển và những rủi ro được dự báo. Xiệc xây dựng mô hình quản lý rủi ro sẽ gồm các giai đoạn: chẩn đoán, lập kế hoạch chi tiết và phương hướng hành động, triển khai và huấn luyện. đưa ra các yêu cầu thông tin về tín dụng, thị trường, hoạt động, quản lý tài chính, kiểm toán nội bộ và quản trị điều hành… để tiến hành nhận định, đánh giá và phân tích tình hình để nhằm đưa ra giải pháp cho hệ thống quản lý rủi ro. Bản thân các
113
NHTM phải chủ động thực hiện công tác này, bởi lẽ, nếu rủi ro xảy ra chính các NHTM sẽ là người phải gánh chịu hậu quả đầu tiên.
+ Hệ thống quản lý rủi ro của từng ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các thông tin để dự báo các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động của các NHTM. Không chỉ dựa vào đó, bộ phận quản lý rủi ro của NHTM cần phân tích, đánh giá được thị trường và sự thay đổi của những yếu tố trên thị trường có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng từ đó có thể đưa ra được nhận định về nguy cơ rủi ro của NHTM.
+ Một ngân hàng cần phải quyết định và xác định rõ mức độ rủi ro mà ngân hàng đó chấp nhận. Vấn đề này phải là một phần trong mục tiêu chiến lược tổng thể của ngân hàng.
+ Trên cơ sở mức độ rủi ro mà một ngân hàng có thể chấp nhận, ngân hàng đó cần xác định rõ những sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp về nguy cơ rủi ro của những sản phẩm, dịch vụ đó. Bản thân NHTM cũng cần có các cơ chế để đảm bảo rằng bất cứ một sản phẩm mới nào cũng phải trải qua một quy trình đánh giá chính thức để xem liệu sản phẩm đó có phù hợp với chiến lược và mức độ rủi ro mà ngân hàng chấp nhận hay không. Trong trường hợp này, các NHTM cũng cần xem xét các vấn đề tác nghiệp ví dụ như ngân hàng có đủ các nguồn lực cần thiết và năng lực về mặt kỹ thuật để triển khai hiệu quả sản phẩm đó;
- Thiết lập dự phòng cho các rủi ro có thể xảy ra và tuân thủ quy định về xây dựng các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Trong thời gian qua, các NHTM đã làm được việc này song chưa thực sự quan tâm đúng mức đến nó. Cần phải hiểu được tầm quan trọng của những khoản dự phòng này. Do đó, trong thời gian tới, các NHTM cần lưu tâm hơn đến việc thiết lập dự phòng rủi ro phải theo đúng quy định của pháp luật
114
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác liên quan đến rủi ro cần có kinh nghiệm cả thực tiễn và lý thuyết. Các NHTM phải đảm bảo rằng nhân viên của họ phải đủ kiến thức để quản lý các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cũng như các rủi ro gắn liền với chúng. Kiến thức này các NHTM cần phải trang bị cho nhân viên ở tất cả các cấp và không nên chỉ tập trung vào bộ phận giải quyết những sản phẩm và dịch vụ chủ chốt. Hội đồng quản trị và ban điều hành cấp cao luôn luôn phải hiểu rõ và đầy đủ về hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó cũng như chức năng của nhân viên trong ngân hàng.
- Phát triển hệ thống công nghệ và chế độ thông tin, báo cáo phục vụ Thanh tra, giám sát hoạt động Ngân hàng:
+ Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin tương đối đồng bộ và tiên tiến để phục vụ cho hiện đại hoá công nghệ thanh tra, giám sát Ngân hàng, bao gồm hệ thống thông tin, báo cáo, đường truyền dữ liệu trực tuyến, phần cứng, phần mềm ứng dụng.
+ NHTM cần phải có đầy đủ các hệ thống để xử lý các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng đó cung cấp và để có thể đo lường và kiểm soát các rủi ro có liên quan. Ngoài ra, cần chú ý đến phương thức tổ chức và hành chính của NHTM. Những yếu tố đó phải được đánh giá như là một phần của quy trình đánh giá một sản phẩm mới theo định kỳ. Tức là, phải thường xuyên củng cố chức năng, hoạt động, nhiệm vụ và đánh giá các hệ thống đó định kỳ. Trên cơ sở đó ngày càng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của nó.
+ Tuân thủ các chế độ thông tin báo cáo đầy đủ cho Cơ quan TTGSNH. Các thông tin trong báo cáo là rất quan trọng phục vụ cho chức năng giám sát, theo dõi hoạt động của Cơ quan thanh tra đối với các hoạt động của NHTM.
115
KẾT LUẬN
Để giữ an toàn hệ thống Ngân hàng, làm cho hệ thống Ngân hàng xứng đáng với vai trò trụ cột trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, chống lạm phát và hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra Ngân hàng.
Với những nội dung phân tích ở từng chương, luận văn đã cố gắng thực hiện các mục tiêu, yêu cầu của đề tài với những vấn đề chủ yếu sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa, luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rủi ro, thanh tra trên cơ sở rủi ro và làm rõ quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của NHTM.
- Đánh giá thực trạng của rủi ro, thanh tra trên cơ sở rủi ro; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý rủi ro và thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của NHTM;
- Đưa ra những đề xuất, giải pháp gắn liền với thực tiễn hoạt động của Thanh tra ngân hàng hiện nay và hoạt động của các NHTM trong vấn đề quản lý rủi ro.
Thanh tra trên cơ sở rủi ro là vấn đề mới và tương đối phức tạp, tuy trong tiến trình đưa vào áp dụng tại Việt Nam có khó khăn nhưng với những cố gắng mà Thanh tra ngân hàng đã và đang thực hiện, với quyết tâm giữ an toàn cho hệ thống ngân hàng thì việc đưa phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro vào thực hiện có tính khả thi cao. Đáp ứng mục tiêu hoạt động của Thanh tra ngân hàng là bảo vệ người gửi tiền và giữ an toàn và ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Với thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn; từ đó có thể tìm ra được những giải pháp tối ưu và có tính hữu dụng cao
116
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của Cơ quan TTGSNH, NHNN Việt Nam khi đưa phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro vào thực hiện giúp cho hệ thống ngân hàng nước ta phát triển một cách bền vững và hiệu quả.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn khoa học, sự tạo điều kiện giúp đỡ của đơn vị công tác và bạn bè trong quá trình thực hiện luận văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Kim Anh và nhóm nghiên cứu đề tài nhánh 3, 2010. Rủi ro của các trung gian tài chính Việt Nam – vấn đề đặt ra cho hệ thống giám sát
tài chính. – TS. Đề tài cấp Nhà nước mã số KX.01.19/06-10.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, 2009. Sổ tay thanh tra trên
cơ sở rủi ro. Hà Nội.
3. Chính phủ, 2014. Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.
4. Đinh Xuân Hạng, 2005. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
5. Nguyễn Thu Hằng, 2010. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quá trình chuyển đổi phương pháp thanh tra ngân hàng ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập quốc tế. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Luật Hà Nội
6. Nguyễn Thị Hà, 2011. Hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và tác động đến ổn định hệ thống tài chính. Luận
văn thạc sỹ. Học viện tài chính.
7. Lê Thị Hoa, 2012. Thanh tra, giám sát trên sơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước đối với các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Học viện ngân hàng.
8. Học viện tài chính, 2005. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
9. Học viện tài chính, 2006. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.Học viện tài chính,2006. Giáo trình Thanh tra tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Phương Đông.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Giải pháp phát triển hệ
thống giám sát tài chính – ngân hàng hữu hiệu. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn
hóa Thông tin.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2015. Tài liệu phục vụ hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối
năm 2015, trang 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tháng 6 năm 2015.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014. Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014. Thông tư số 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư số 44/2011/TT- NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của NHTM, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
16. Quốc hội, 2010. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010.
17. Quốc hội, 2010. Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 (Luật số 46/2010/QH12).
18. Quốc hội, 2010. Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12).
19. Đào Quốc Tính, 2010. Về xây dựng quy trình thanh tra, giám sát
20. Hoàng Đình Thắng, 2011. Bàn về thanh tra, giám sát toàn bộ theo Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 5, trang 18-20.
21. Hoàng Đình Thắng, 2011. Phương pháp kết hợp thanh tra, giám sát tuân thủ với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Tạp chí ngân hàng, Số 6, trang 17-20.
22. Bùi Thị Thanh Tình và Lê Ngọc Lân. Đánh giá hoạt động của thanh
tra, giám sát ngân hàng. Tạp chí ngân hàng số 110, trang 23-24.
23. Dương Văn Thực, 2013. Về Thanh tra trên cơ sở rủi ro và vấn đề xây dựng một khung nghiệp vụ giám sát từ xa trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
24. Tạp chí ngân hàng và Viện chiến lược ngân hàng, 2014. Tuyển tập
những bài viết về tiền tệ ngân hàng Việt Nam năm 2014. Hà Nội: Nhà xuất
bản Hà Nội.
25. Trường Cán bộ thanh tra, 2010. Nghiệp vụ công tác thanh tra. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
26. Tài liệu giảng dạy của Canada cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc dự án tăng cường năng lực quản lý thanh tra giám sát ngày 18/6/2014.
27. Thủ tướng Chính phủ, 2014. Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
28. Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày
1/3/2012 về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các NHTM giai đoạn
29. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về việc phê duyệt đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các NHTM và đề án thành lập Công ty quản lý tài sản các NHTM Việt Nam.
30. Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàng, 2006. Nguyên tắc cơ bản
trong giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel.
31. Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàng, 2006. Phương pháp luận các nguyên tắc cơ bản.
II. Các Website
32. Hoàng Đình Thắng – nguyên Phó Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN Việt Nam, 2010. Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra
ngân hàng < http://thanhtra.edu.vn/category/detail/90-doi-moi-to-chuc-thanh-
tra-ngan-hang-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-thanh-tra.html>.
33. Nguyên Phó Thống đốc Trần Minh Tuấn, 2010. Thanh tra ngân
hàng một số bài học qua 15 năm đổi mới
<http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet>. 34. Nguyên Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng Hoàng Đình Thắng,2010. Về thanh tra trên cơ sở rủi ro và tiến trình áp dụng tại Việt Nam
Phụ lục 01
PHIẾU KHẢO SÁT THANH TRA VIÊN
Kính gửi quý Anh/Chị
Tôi là Đồng Thị Hồng Nhung học viên lớp TCNH1-K22 Trường Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đang thực hiện đề tài “ Ho ạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam”. Bảng hỏi dưới đây là một phần trong nghiên cứu này. Kính mong quý Anh/Chị dành thời gian trả lời các câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin do Anh/Chị cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị. Nếu Anh/Chị có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến phiếu trả lời xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Đồng Thị Hồng Nhung Học viên lớp TCNH1-K22 Trường Đại Học Kinh tế - Đại học QGHN
Mobile: 0977406670 Email: dongnhung.tcnh1@gmail.com
Phần 1: Thông tin cá nhân (Vui lòng đánh dấu “X” vào ô tương ứng)
1. Giới tính: Nam Nữ 2. Độ tuổi: Dưới 25 Từ 25 – 30 Từ 30 – 45 Trên 45 3. Ngạch bậc
Thanh tra viên Thanh tra viên chính Thanh tra viên cao cấp Khác:
4. Thời gian công tác tại Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
Dưới 3-5năm Từ trên 5 năm-10 năm Trên 10 năm
5. Đơn vị công tác:
Vụ Thanh tra các TCTD trong nước
Vụ Thanh tra các TCTD nước ngoài
Vụ giám sát an toàn hoạt động ngân hàng
I. Đánh giá về mức độ thƣờng gặp các loại rủi ro của NHTM
Đối với mỗi nhận định sau về mức độ thường gặp các loại rủi ro, hãy khoanh tròn vào ô tương ứng với sự lựa chọn của Anh/Chị.Thang đánh giá 5 bậc tương ứng như sau: 1 = Thường gặp, 2 = Không thường gặp, 3 = Phân vân, 4 =Hoàn toàn không gặp.
S TT C ác vấn đề M ức độ đánh giá 1 2 3 4 1 R ủi ro tín dụng 2 R ủi ro thị trường 3 R
ủi ro thanh khoản
4 R
ủi ro hoạt động
5 R
ủi ro danh tiếng
6 R
ủi ro chiến lược
7 R
ủi ro tuân thủ
II. Ảnh hƣởng của rủi ro nói chung