2. Kết cấu của luận văn:
3.1.1 Thanhtra ngân hàng tại Trung ương (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
NNHNN Chi nhánh, Tỉnh,
Thành phố Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Thanh tra chi nhánh NHNN Các Vụ, Cục thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy của Thanh tra ngân hàng
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo
3.1.1 Thanh tra ngân hàng tại Trung ương (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) ngân hàng)
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động Thanh tra Ngân hàng có sự thay đổi về mục tiêu, cơ cấu và thực hiện việc giám sát, phòng ngừa với mục đích theo dõi sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng, nhằm đảm bảo an toàn cho người gửi tiền và Ngân hàng cho vay. Chính vì vậy phải tổ chức lại hệ thống Thanh tra Ngân hàng để thực hiện việc thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng trong phạm vi cả nước và quản lý công tác thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Theo định hướng và yêu cầu phát triển đó, Cơ quan TTGSNH chính thức hoạt động từ ngày 1/8/2009 theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/5/2009 trên cơ sở hợp nhất 4 đơn vị của NHNN Việt Nam gồm: Thanh tra Ngân hàng, Vụ Các Ngân hàng, Vụ Các Tổ chức tín dụng (NHTM) hợp tác, Trung tâm phòng chống rửa tiền. Đến nay,
58
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 sửa đổi quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 theo đó Cơ quan TTGSNH là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc NHNN Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Từ ngày chính thức hoạt động đến nay, mô hình Cơ quan TTGSNH trực thuộc Ngân hàng Nhà nước đang ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng, đang từng bước phát huy hiệu quả và có đóng góp to lớn vào thành tựu chung của ngành ngân hàng.
Theo Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan TTGSNH bao gồm 8 Vụ, 3 Cục. Mỗi Vụ, Cục thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau:
1. Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (gọi tắt là Vụ I). 2. Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng nước ngoài (gọi tắt là Vụ II).
3. Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Vụ III).
4. Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng (gọi tắt là Vụ IV). 5. Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ V).
59 (gọi tắt là Vụ VI).
7. Vụ Tổ chức cán bộ (gọi tắt là Vụ VII). 8. Văn phòng.
9. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội (gọi tắt là Cục I). 10. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Cục II).
11. Cục Phòng, chống rửa tiền (gọi tắt là Cục III).