Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 44)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lâm Thao là huyện đồng bằng của Phú Thọ được tái lập từ huyện Phong Châu từ năm 1999. Lâm Thao có diện tích tự nhiên khoảng 9.769,11 ha với vị trí địa lý tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc tiếp giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì. - Phía Đông tiếp giáp thành phố Việt Trì.

- Phía Nam tiếp giáp huyện Tam Nông và huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội). - Phía Tây tiếp giáp Thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông.

Huyện Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 02 thị trấn, trong đó có 03 xã, thị trấn là miền núi và 11 xã, thị trấn là đồng bằng. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A. Ngoài ra, còn có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,50 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km từ xã Xuân Huy đến xã Cao Xá.

Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá, đây là đầu mối giao lưu quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa thuận tiện. Đặc biệt với vị trí trên, Lâm Thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân bố đất cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đô thị và hấp dẫn các dự án đầu tư.

34

3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu Lâm Thao mang đặc trưng chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, đồng thời mang những đặc điểm riêng của vùng trung du phía Bắc. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500- 1.600 mm. Độ ẩm trung bình 82%- 84%. Nhiệt độ trung bình năm 210- 240C. Tổng tích nhiệt hàng năm trung bình 8.5000C- 8.6000C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30C, băng giá, sương muối ít xuất hiện và ở mức độ nhẹ. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên, lượng bốc hơi hàng năm cao, hạn về mùa khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mưa lớn ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống.

3.1.1.3. Tài nguyên, đất đai

Lâm Thao có địa hình khá đa dạng, có đồi núi, đồng ruộng của một số xã miền núi, có những cánh đồng bát ngát của những xã đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ 30-40 mét so với mặt biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Loại đất dốc của Lâm Thao chủ yếu là dưới 30, được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn. Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng bằng, có địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng như bố trí xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp.

Tài nguyên đất:

Tính đến ngày 01/01/2010, tổng diện tích tự nhiên của Lâm Thao là 9.769,11 ha, trong đó có 5.886, 02 ha đất nông nghiệp (chiếm 60,25%); có 3.691,11 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 37,78 %) và 191,98 ha đất chưa sử dụng (chiếm 1,97%) tổng diện tích tự nhiên của huyện.

35

sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò. Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chiếm 93,06 % tổng diện tích, được chia thành 5 loại đất: Đất cát chua; đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi; đất phù sa chua; đất có tầng sét loang lổ và đất phù sa trung tính ít chua. Nhóm đất này đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đòi hỏi phải có những biện pháp canh tác phù hợp với từng loại đất. Nhóm đất đồi gò (đất địa thành) chiếm 6,94% diện tích, phân bố chủ yếu ở các xã ở vùng Đông Bắc của huyện như xã Tiên Kiên, xã Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn… Độ phì của đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ của đất thấp.

Nhìn chung, tài nguyên đất của Lâm Thao rất màu mỡ, phù hợp với phát triển các loại cây trồng hàng năm như lúa, rau màu.

Tài nguyên nước :

Lâm Thao có nguồn tài nguyên nước rất phong phú. Trước hết, sông Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn với trữ lượng nước rất lớn. Đây là nguồn nước chủ yếu cho giao thông thủy, cho công nghiệp, xây dựng và sản xuất nông nghiệp. Về nước ngầm, Lâm Thao có nguồn nước ngầm lớn, dễ khai thác nhưng ít nhiều chịu ảnh hưởng của việc xử lý ô nhiễm của một số sơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa thật tốt. Với lượng mưa trung bình 1.720mm trong năm, nước mưa là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rừng sản xuất, địa hình phức tạp, khó tưới nhân tạo.

Tài nguyên rừng:

Theo kết quả kiểm kê và thống kê đất đai năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 242,91 ha, chiếm 4,15% diện tích đất tự nhiên (đất rừng sản xuất chiếm 100% diện tích đất lâm nghiệp). Tài nguyên rừng của huyện có chất lượng không cao, diện tích rừng chủ yếu là rừng trồng mới, rừng tái sinh chưa

36

đến tuổi được khai thác. Trong những năm gần đây, công tác quản lý và bảo vệ rừng được thực hiện khá tốt, nên diện tích rừng của huyện đang từng bước được phục hồi. Rừng hiện đang góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước, cải thiện cảnh quan khu vực, hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi và ngăn cản lũ. Hoạt động của sản xuất lâm nghiệp về cơ bản đã phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, nhiều hộ từng bước đi lên làm giàu bằng kinh tế đồi rừng.

Tài nguyên khoáng sản:

Lâm Thao là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản và nhỏ bé về trữ lượng, một số loại khoáng sản chủ yếu trên địa bàn là: Cao lanh ở Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn, Nước khoáng ở xã Tiên Kiên, cát sông hồng và mỏ sét làm vật liệu xây dựng thông thường ở các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Hợp Hải … Do trữ lượng của các mỏ này ít nên chủ yếu là khai thác và sản xuất tại chỗ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trên địa bàn như: Sản xuất gạch nung, cát, đất phục vụ san nền đắp nền công trình …

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 44)