Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 36)

- Kinh nghiệm từ các địa phương cho thấy để quản lý thu NSNN cấp huyện đạt hiệu quả cao cần có các hình thức động viên, khen thưởng các tổ chức, các nhân trong việc nộp thuế, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen thưởng. Để hoạt động thu NSNN đạt hiệu quả cần làm tốt công tác tuyên truyền có bài bản và trình tự, phổ biến chủ trương uỷ nhiệm thu thuế, hợp đồng tuyển chọn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đảm nhiệm thu thuế.

- Để quản lý chi NSNN một cách hiệu quả, không lãng phí cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền trong huyện. Các cơ quan trong bộ máy tổ chức quản lý NSNN cấp huyện cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi, bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực.

- Trong quá trình quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi NS, kìm hãm chi tiêu quá mức cần ưu tiên các khoản chi kích hoạt đầu tư của khu vực tư và các khoản chi đảm bảo an sinh xã hội.

- Kiểm tra quyết toán thu chi cần chú trọng đến hiệu quả công tác quản lý thu, chi NSNN. Quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách.

- Công tác kiểm tra, thanh NSNN luôn coi trọng hàng đầu định hướng phát triển KT-XH.

29

Kết luận chƣơng 1

Từ tổng quan các cơ sở lý luận và thực tiễn khái quát về quản lý NSNN cho phép học viên rút ra những kết luận như sau:

- Quản lý NSNN cấp huyện là khâu quan trọng trong quản lý NSNN nói chung. Luật NSNN (2002) đã tạo ra những cơ sở pháp lý cho phép tăng cường quản lý NSNN các cấp, song cho đến nay có những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn chưa được xem xét đầy đủ.

30

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý NSNN tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào, có thực hiện đúng theo luật NSNN năm 2002 hay không?

- Những chỉ tiêu nào được sử dụng để đo lường hiệu quả quản lý ngân sách huyện Lâm Thao?

- Những khó khăn trong công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ hiện nay là gì?

- Các giải pháp cần đưa ra là gì để hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ?

- Kiến nghị với các cấp là gì để công tác quản lý NSNN tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ thực hiện đúng theo luật NSNN năm 2002 mang lại hiệu quả cao.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp:

Thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu Luật ngân sách NN năm 2002; các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách NN 2002; báo cáo khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính - ngân sách của các địa phương trong nước; dự toán ngân sách các năm 2011, 2012, 2013, 2014 - UBND huyện Lâm Thao; Báo cáo quyết toán ngân sách huyện Lâm Thao các năm 2011, 2012, 2013, 2014; các số liệu trong niên gián thống kê huyện Lâm Thao của Chi cục Thống kê huyện Lâm Thao các năm 2011, 2012, 2013, 2014; các thông tin mang tính pháp lý đã được xác nhận và công bố trên các phương tiện thông tin như sách, tạp chí, cổng thông tin điện

31

tử, văn bản pháp quy; thông tin các trang web báo điện tử của Bộ Tài Chính, các tỉnh, thành phố trong toàn quốc.

- Thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người có trách nhiệm các phòng, ban, ngành của huyện Lâm Thao, các ý kiến trao đổi của lãnh đạo UBND, Huyện ủy, HĐND, chi cục thuế, phòng TC - KH huyện và lấy số liệu trực tiếp từ các báo cáo của huyện.

- Thể hiện thông tin: Phương pháp thể hiện thông tin chủ yếu thông qua các bảng biểu, sơ đồ.

2.2.2. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá

mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng.

- Phương pháp thống kê so sánh: Nhằm so sánh, đánh giá và kết luận về tình hình quản lý ngân sách qua các năm của huyện.

- Phương pháp đối chiếu: Để đánh giá thực trạng khó khăn, thuận lợi từ đó có đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Lâm Thao.

- Phương pháp chuyên gia: Giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ngân sách.

Bảng 2.1: Danh sách các chuyên gia phỏng vấn

STT Họ và tên Chức vụ Ghi chú

1. Hồ Đại Dũng Bí thư huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện

2. Vương Đức Thủy Chủ tịch UBND huyện

3. Tạ Đức Thông Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch

4. Đào Thị Kiều Oanh Kế toán trưởng ngân sách huyện

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách

- Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu nội địa: Thu từ xí nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương, thu

32

từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, thu lệ phí trước bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác; Thu xuất nhập khẩu).

- Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thu khác.

- Thu theo ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch, Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Ngư nghiệp.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách

- Chi trong cân đối: Chi thường xuyên (chi sự nghiệp kinh tế, chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi sự nghiệp văn hoá thông tin, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp bảo trợ xã hội, chi quản lý hành chính, chi an ninh quốc phòng, chi bổ sung ngân sách xã, chi dự phòng, chi khác,…); Chi đầu tư phát triển.

- Chi quản lý qua ngân sách. - Tạm ứng chi ngoài ngân sách

33

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NN HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Khái quát chung về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lâm Thao là huyện đồng bằng của Phú Thọ được tái lập từ huyện Phong Châu từ năm 1999. Lâm Thao có diện tích tự nhiên khoảng 9.769,11 ha với vị trí địa lý tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc tiếp giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì. - Phía Đông tiếp giáp thành phố Việt Trì.

- Phía Nam tiếp giáp huyện Tam Nông và huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội). - Phía Tây tiếp giáp Thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông.

Huyện Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 02 thị trấn, trong đó có 03 xã, thị trấn là miền núi và 11 xã, thị trấn là đồng bằng. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A. Ngoài ra, còn có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,50 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km từ xã Xuân Huy đến xã Cao Xá.

Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá, đây là đầu mối giao lưu quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa thuận tiện. Đặc biệt với vị trí trên, Lâm Thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân bố đất cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đô thị và hấp dẫn các dự án đầu tư.

34

3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu Lâm Thao mang đặc trưng chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, đồng thời mang những đặc điểm riêng của vùng trung du phía Bắc. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500- 1.600 mm. Độ ẩm trung bình 82%- 84%. Nhiệt độ trung bình năm 210- 240C. Tổng tích nhiệt hàng năm trung bình 8.5000C- 8.6000C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30C, băng giá, sương muối ít xuất hiện và ở mức độ nhẹ. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên, lượng bốc hơi hàng năm cao, hạn về mùa khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mưa lớn ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống.

3.1.1.3. Tài nguyên, đất đai

Lâm Thao có địa hình khá đa dạng, có đồi núi, đồng ruộng của một số xã miền núi, có những cánh đồng bát ngát của những xã đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ 30-40 mét so với mặt biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Loại đất dốc của Lâm Thao chủ yếu là dưới 30, được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn. Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng bằng, có địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng như bố trí xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp.

Tài nguyên đất:

Tính đến ngày 01/01/2010, tổng diện tích tự nhiên của Lâm Thao là 9.769,11 ha, trong đó có 5.886, 02 ha đất nông nghiệp (chiếm 60,25%); có 3.691,11 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 37,78 %) và 191,98 ha đất chưa sử dụng (chiếm 1,97%) tổng diện tích tự nhiên của huyện.

35

sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò. Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chiếm 93,06 % tổng diện tích, được chia thành 5 loại đất: Đất cát chua; đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi; đất phù sa chua; đất có tầng sét loang lổ và đất phù sa trung tính ít chua. Nhóm đất này đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đòi hỏi phải có những biện pháp canh tác phù hợp với từng loại đất. Nhóm đất đồi gò (đất địa thành) chiếm 6,94% diện tích, phân bố chủ yếu ở các xã ở vùng Đông Bắc của huyện như xã Tiên Kiên, xã Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn… Độ phì của đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ của đất thấp.

Nhìn chung, tài nguyên đất của Lâm Thao rất màu mỡ, phù hợp với phát triển các loại cây trồng hàng năm như lúa, rau màu.

Tài nguyên nước :

Lâm Thao có nguồn tài nguyên nước rất phong phú. Trước hết, sông Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn với trữ lượng nước rất lớn. Đây là nguồn nước chủ yếu cho giao thông thủy, cho công nghiệp, xây dựng và sản xuất nông nghiệp. Về nước ngầm, Lâm Thao có nguồn nước ngầm lớn, dễ khai thác nhưng ít nhiều chịu ảnh hưởng của việc xử lý ô nhiễm của một số sơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa thật tốt. Với lượng mưa trung bình 1.720mm trong năm, nước mưa là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rừng sản xuất, địa hình phức tạp, khó tưới nhân tạo.

Tài nguyên rừng:

Theo kết quả kiểm kê và thống kê đất đai năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 242,91 ha, chiếm 4,15% diện tích đất tự nhiên (đất rừng sản xuất chiếm 100% diện tích đất lâm nghiệp). Tài nguyên rừng của huyện có chất lượng không cao, diện tích rừng chủ yếu là rừng trồng mới, rừng tái sinh chưa

36

đến tuổi được khai thác. Trong những năm gần đây, công tác quản lý và bảo vệ rừng được thực hiện khá tốt, nên diện tích rừng của huyện đang từng bước được phục hồi. Rừng hiện đang góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước, cải thiện cảnh quan khu vực, hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi và ngăn cản lũ. Hoạt động của sản xuất lâm nghiệp về cơ bản đã phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, nhiều hộ từng bước đi lên làm giàu bằng kinh tế đồi rừng.

Tài nguyên khoáng sản:

Lâm Thao là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản và nhỏ bé về trữ lượng, một số loại khoáng sản chủ yếu trên địa bàn là: Cao lanh ở Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn, Nước khoáng ở xã Tiên Kiên, cát sông hồng và mỏ sét làm vật liệu xây dựng thông thường ở các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Hợp Hải … Do trữ lượng của các mỏ này ít nên chủ yếu là khai thác và sản xuất tại chỗ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trên địa bàn như: Sản xuất gạch nung, cát, đất phục vụ san nền đắp nền công trình …

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Về dân số và nguồn lao động

Dân số trung bình năm 2010 là 99.700 người, trong đó, nữ chiếm 51,51%; tỷ lệ dân số đô thị chiếm 17,97%; tỷ lệ dân tộc ít người và tỷ lệ dân số theo một tôn giáo không đáng kể.

Lực lượng lao động dồi dào với 58.650 người trong độ tuổi (từ 15 trở lên đến 55 đối với nữ, đến 60 đối với nam), trong đó, số tham gia lao động là 52.662 người chiếm 89,80%. Cơ cấu lao động theo ngành vận động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và nhất là tăng tỷ trọng lao động dịch vụ. Hiện tại, lao động nông lâm thủy sản chiếm 57,0%, công nghiệp và xây dựng chiếm 27,1% và dịch vụ chiếm 15,9%. Chất lượng nguồn nhân lực của Lâm Thao cũng từng bước được nâng cao; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 39,80% tổng số; tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp nghề trở lên chiếm gần 10% tổng số lao động.

37

3.1.2.2. Truyền thống phát triển kinh tế, văn hóa

Lâm Thao là huyện đồng bằng, vựa lúa của tỉnh Phú Thọ, có truyền thống canh tác lúa, rau, mầu lâu đời, cung cấp nông sản cho nhiều địa phương quanh vùng như Việt Trì, Tam Nông, Thanh Sơn... Lâm Thao là địa phương có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị, có nhiều làng nghề đã được công nhận như: làng nghề xây dựng Xuân Huy, làng nghề sản xuất ủ ấm và chăn ga, gối Sơn Vi, làng nghề sản xuất tương Dục Mỹ (xã Cao Xá), làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã.

Người dân Lâm Thao với đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo, hiếu học đang ra sức lao động và học tập để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và là một trong những nguồn tài nguyên, nguồn lực quan trọng, khơi dậy sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ mới. Tuy nhiên, sự tiếp cận của người dân với xã hội thông tin, kỹ thuật hiện đại còn có những hạn chế, dân cư trong nông thôn chiếm tỷ lệ cao, lao động chủ yếu là nông

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 36)