Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 71)

lý ngân sách huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014

* Nguyên nhân khách quan

Tình trạng thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý NSNN bộc lộ rất rõ ràng của cơ chế bao cấp còn rơi rớt lại đối với ngành TC. Đối với chính sách quản lý vĩ mô cũng có những bất cập nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ ngân sách. Phân bổ ngân sách cấp dưới phải phù hợp với ngân sách cấp trên theo từng lĩnh vực và khi được tổng hợp chung phải đảm bảo mức HĐND thông qua, không được bố trí tăng giảm các khoản chi trái với định mức được giao. Chính điều này đã không khuyến khích địa phương ban hành các chính sách, chế độ, biện pháp nhằm thực hiện tốt dự toán. Các định mức,

70

chế độ, tiêu chuẩn NN ban hành chưa đầy đủ, lại chậm thay đổi nên chưa phù hợp với tình hình thực tế theo từng thời gian cụ thể.

Trình độ nhận thức của xã hội về thuế còn thấp, một số bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của công tác thuế mang lại, chưa thấy được việc thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mọi công dân.

Hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua được các cơ quan có thẩm quyền ban hành tương đối đầy đủ, việc sửa đổi, bổ sung thực hiện thường xuyên nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo, khó thực hiện trong thực tế quản lý, nhiều hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu và chậm được sửa đổi cho phù hợp.

Chưa quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc sử dụng ngân sách, chế tài khi vi phạm còn thiếu dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về TC sảy ra thường khó quy trách nhiệm cá nhân. Tình trạng không ít lãnh đạo cơ quan hành chính sự nghiệp vẫn còn tư tưởng vận dụng tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi này. Mặt khác, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, cơ quan đơn vị dẫn đến tình trạng người thực hiện đúng và sử dụng hiệu quả các khoản chi thường xuyên thì không được khen thưởng ; người sử dụng tùy tiện, kém hiệu quả thì không bị xử lý.

Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí.

Sau khi Luật ngân sách ra đời và tổ chức triển khai thực hiện, ngân sách cấp xã đã được xác định là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN. Tuy nhiên, giữa yêu cầu quản lý theo Luật và trình độ đội ngũ kế toán còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhiệm vụ đề ra. Mặt khác, cán bộ TC xã chưa được quan tâm đúng mức về thu nhập và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Do nguồn thu được phân cấp, điều tiết thì nhỏ và tăng chậm mà nhu

71

cầu chi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương lại dần càng lớn dẫn đến bất cập trong cân đối ngân sách.

* Nguyên nhân chủ quan.

- Phòng TC-Kế hoạch chưa thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND huyện trong quản lý ngân sách.

- Các giải pháp quản lý KT-XH chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ

cho công tác quản lý thuế như: Quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh. Hiện nay hình thức thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến do vậy ngành thuế không thể kiểm tra, kiểm soát được quá trình thanh toán, thu nhập của đối tượng chịu thuế dẫn đến việc tính toán số thuế phải nộp không chính xác, làm thất thu thuế cho ngân sách.

- Đội ngũ cán bộ quản lý thu ngân sách còn yếu, trình độ hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm còn hạn chế. Một số trường hợp chưa tận tâm, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của NN và quyền lợi của người nộp thuế nên chưa trở thành người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp.

- Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến nhiều sai phạm trong lĩnh vực này. Trình độ năng lực của cơ quan tham mưu, người có thẩm quyền quyết định đầu tư trong các khâu: Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nhiều dự án đầu tư không mang lại hiệu quả, gây lãng phí. Nhiều trường hợp các cơ quan này chưa thật sự kiên quyết còn nể nang trong quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư.

- Việc quản lý ngân sách còn thiếu kiên quyết, nghiêm minh trong xử lý vi phạm chính sách chế độ, chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả trong việc mua sắm tài sản công; Ngoài ra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn mang tính hình thức chưa được thực hiện tốt nguyên tắc công khai TC; Có lúc, có

72

việc HĐND huyện chưa thực sự hoàn thành chức năng giám sát đối với NSNN.

Kết luận chƣơng 3

Từ tổng thực trạng quản lý NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ cho phép học viên rút ra những kết luận như sau:

- Công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cơ bản thực hiện đúng luật ngân sách năm 2002. Tuy nhiên công tác quản lý ngân sách huyện Lâm Thao gặp nhiều khó khăn do thu ngân sách thấp, nhiệm vụ chi nhiều. Công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện vẫn những tồn tại thiếu sót dẫn đến hiệu quả công tác quản lý NSNN chưa đạt hiệu quả cao.

73

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NN

HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ

4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao đến năm 2020

- Phát triển KT-XH huyện Lâm Thao theo hướng chủ động hội nhập. Phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp các với các địa phương khác trong tỉnh và đặc biệt với các địa phương khác ngoài tỉnh.

- Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển các điểm dân cư tập trung kiểu đô thị theo hướng hiện đại. Nông thôn được phát triển theo hướng văn minh, bảo tồn được các giá trị văn hóa địa phương.

- Phát huy tối đa nội lực trong huyện, tập trung vào những ngành hàng mà ở huyện có lợi thế. Tăng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ. Phát triển gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn tạo sự phát triển nhanh và bền vững.

* Một số chỉ tiêu chủ yếu về định hướng phát triển:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 5,5 - 6,5%; trong đó: nông lâm thủy sản tăng 3,5-4,0%; công nghiệp - xây dựng tăng 5,0-5,5%; dịch vụ tăng 7,5-8,0%

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt trên 60 triệu đồng/người/năm.

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nhiệp 16-18%; công nghiệp - xây dựng 54- 55%; dịch vụ 28-29%.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 7.000 tỷ đồng.

- Tổng thu NSNN trên địa bàn đến năm 2020 đạt trên 165 tỷ đồng/năm, tăng bình quân 8,5-9,0%/năm.

74 - Tỷ lệ đô thị hóa trên 20%.

- Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa đạt trên 95%.

(Trích Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Lâm Thao lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2015-2020)

4.2. Quan điểm quản lý ngân sách huyện Lâm Thao đến năm 2020

- Tập trung cơ cấu lại ngân sách NN theo hướng phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện để tăng cường tính chủ động của cấp NSĐP, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách NN, cụ thể tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đường điện, trường học, trạm y tế.

- Động viên về thu thuế, phí vào ngân sách NN song phải giải quyết hài hoà được lợi ích kinh tế giữa NN, doanh nghiệp, xã hội, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách trên địa bàn; tích cực khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách từ các khu vực kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng, triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, ưu tiên chi đầu tư phát triển; Tổ chức tốt thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đã được HĐND huyện thông qua hàng năm. Đảm bảo chi ngân sách phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội do đại hội Đảng bộ đề ra.

Chấp hành tốt Luật ngân sách NN; Tiết kiệm trong chi tiêu, thực hiện tốt pháp lệnh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Tăng cường kiểm tra kiểm soát, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn đi vào nề nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của NN; Từng bước nâng cao số xã tự cân đối được ngân sách hàng năm. Khai thác triệt để mọi nguồn thu ngân sách từ các khu vực kinh tế, trong đó huy động tối đa các nguồn thu trong nước để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách.

75

4.3. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

4.3.1. Hoàn thiện hơn công tác xây dựng dự toán, kiểm tra, thanh tra, quyết toán ngân sách tra, quyết toán ngân sách

Lập dự toán là việc lên kế hoạch thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới, toàn bộ các dự kiến về các khoản thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới, các dự kiến về các khoản thu như thuế, phí, lệ phí . . . và các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển….Lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách cũng như làm cho ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả như vậy chất lượng của công tác quản lý ngân sách phụ thuộc rất nhiều vào công tác lập dự toán.

- Theo Luật Ngân sách năm 2002 thì lập dự toán NSNN phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, song với thực trạng trong khâu lập dự toán của huyện cần phải hạn chế ngay tình trạng dự toán của đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, thiếu định mức, xa rời khả năng ngân sách, nộp dự toán chậm.

- Cần phân cấp công tác thu ngoài quốc doanh trên địa bàn cho cấp huyện và cho được hưởng 100% khoản thu này nhằm giảm trợ cấp cân đối ngân sách từ tỉnh về; có như vậy mới nâng cao vai trò quản lý NN của cấp huyện trong việc quản lý các doanh nghiệp và tạo được cơ chế thu hút vốn đầu tư tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó sẽ tạo ra nguồn thu cho địa phương và chủ động trong sử dụng nguồn thu.

- Lập dự toán NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo. Lập dự toán NSNN phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi TC.

76

- Lập dự toán NSNN phải đảm bảo đúng trình tự và thời gian. Đối với số thu của các doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, các Luật thuế, Pháp lệnh về phí, lệ phí và các chế độ thu ngân sách; cần dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế giá trị gia tăng được hoàn theo chế độ; gửi cơ quan thuế và cơ quan được NN giao nhiệm vụ thu ngân sách. Chi cục thuế huyện lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn và cơ sở tính toán từng nguồn thu, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vị quản lý gửi cục Thuế tỉnh.

+ Uỷ ban nhân dân, phòng TC-KH huyện cần có trách nhiệm tích cực trong việc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vị mình quản lý, phối hợp với Chi cục Thuế huyện lập dự toán thu NSNN, dự kiến số thuế giá trị gia tăng theo chế độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Dự toán NSNN phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật và phân tích, dự báo về yếu tố tăng trưởng kinh tế, thị trường giá cả, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến khích sản xuất, kinh doanh, tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường, Thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thu, hoàn thuế giá trị gia tăng, thu hồi số thuế bị chiếm đoạt, chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Xây dựng dự toán chi ngân sách phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của NN, giá cả thị trường hợp lý và khả năng khoản trợ cấp cân đối tỉnh giao. Thiết lập hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách khoa học phù hợp với từng địa phương có thể định mức theo dân số hoặc số đầu mối quản lý. Phải thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN và thông tư hướng dẫn của Bộ TC hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp

77

hành quyết toán ngân sách. Nâng cao chất lượng lập dự toán để đảm bảo quy mô, cơ cấu các khoản chi hợp lý nhằm hạn chế lãng phí, ỷ lại, bao cấp trong khâu lập dự toán, đồng thời tăng khả năng chấp hành ngân sách, tiết kiệm và hiệu quả chi ngân sách.

Thanh tra tài chính làm một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong công tác quản lý tài chính. Công tác tài chính nhằm phát hiện, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm trên lĩnh vực tài chính, ngân sách, đồng thời qua đó phát hiện ra những sơ hở của cơ chế, chính sách, chế độ quản lý thu, chi để kiến nghị bổ sung cho phù hợp. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán ngân sách cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung thanh tra, đặc biệt là trên các lĩnh vực dễ sảy ra lãng phí, thất thoát vốn như: Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, tài sản, tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán, công tác quản lý thu, chi ngân sách của cấp xã, thị trấn.

- Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Thường xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, QLNN mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.

- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan có chức năng thanh tra ở địa phương để tránh chồng chéo, trùng lặp trong quá trình thanh tra, gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra.

- Xử lý nghiêm minh các sai phạm được phát hiện để nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra. Tuy theo tính chất, mức độ sai phạm mà kiến nghị xử

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)