+ Đối với công tác xây dựng dự toán ngân sách:
Cần nghiên cứu cách thức lập dự toán ngân sách phù hợp hơn nữa để dự toán ngân sách thực sự xuất phát từ thực tiễn tại cơ sở
+ Đối với công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách:
Đổi mới công tác kiểm toán đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ NSNN, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
+ Đối với công tác quản lý thu NSNN:
- Hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN, bảo đảm mọi khoản thu nộp trực tiếp vào quỹ NSNN đều qua KBNN.
- Hoàn thiện Luật NSNN về các vấn đề như phân cấp quản lý NSNN tuy bước đầu tạo thế chủ động cho chính quyền địa phương nhưng có mặt còn hạn chế, tiến hành chậm, chưa thực sự phát huy và khuyến khích thế mạnh ở địa phương. Thủ tục cấp phát ngân sách còn rườm rà, qua nhiều khâu, tốn nhiều thời gian và công sức của đơn vị thụ hưởng ngân sách
Cần mở rộng các danh mục thu đặc biệt là khoản thu ngân sách hưởng 100% tại cấp huyện, xã. Khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại huyện đồng thời cần có chính sách thu hút, giữ chân cán bộ có đủ tài, đủ đức tại các cơ quan hành chính NN.
+ Đối với công tác quản lý chi NSNN:
- Xuất phát từ thực trạng nền hành chính nước ta là tổ chức bộ máy còn rất cồng kềnh, biên chế đông, hiệu quả chất lượng công việc chưa cao, điều kiện làm việc của nhiều cơ quan còn rất khó khăn, chi tiêu ngân sách lãng phí,
84
trong khi vốn NSNN còn ít, nên việc thực hiện cơ chế khoán kinh phí sẽ góp phần tích cực khắc phục tồn tại nêu trên; đối tượng khoán kinh phí hành chính là cơ quan hành chính NN bao gồm các cơ quan Đảng, tổ chức Đoàn thể.
- Hoàn thiện hệ thống định mức tiêu chuẩn chi NSNN, rà soát các định mức chi tiêu, xóa bỏ các định mức chi tiêu lạc hậu, ban hành các định mức có tính khoa học và khả thi cần thiết cho quản lý ngân sách. Do bức xúc của tình hình, một số địa phương đã tự quy định một số chế độ riêng, ngoài quy định của trung ương. Để khắc phục tình trạng này, đề nghị phân cấp, phân quyền cho địa phương được phép ban hành một số chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách với những yêu cầu và điều kiện nhất định theo mức trong khung do Trung ương quy định. Chính phủ cần thống nhất quản lý việc ban hành các chế độ tiêu chuẩn định mức bao gồm: Các định mức do trung ương ban hành; các định mức do trung ương quy định mức khung, giao HĐND cấp tỉnh quyết định mức cụ thể sao cho phù hợp với tình hình địa phương. Xây dựng khung định mức chi ngân sách với các chế độ khác nhau để phù hợp với đặc điểm và khả năng ngân sách của từng cấp chính quyền; phù hợp với tình hình địa lý của từng vùng lãnh thổ; phù hợp với quy mô và tính chất đặc thù của từng cơ quan quản lý NN.
Áp dụng định mức khung chi theo công việc thay cho áp dụng định mức theo biên chế như lâu nay. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn trang bị và phương tiện làm việc phù hợp với từng loại chức danh công chức, viên chức để áp dụng thống nhất trong cơ quan NN. Trên cơ sở hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ trên, cho phép cơ quan, đơn vị được quyền điều chỉnh trong quá trình thực hiện, phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng ngân sách của đơn vị.
Cần có những quy định cụ thể hơn nữa trong việc xác định tỷ lệ thất thoát, lãng phí. Chính phủ cần có những quy định chặt chẽ hơn, toàn diện hơn để đấu thầu không đồng nghĩa với móc ngoặc và tiêu cực, trả lại đấu thầu với
85
ý nghĩa tích cực của nó, tìm ra những nhà thầu nghiêm túc, có khả năng đáp ứng những yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, thời gian...với số vốn bỏ thầu có lợi nhất cho NSNN đồng thời cũng đem lại hiệu quả cao nhất.