Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 40)

- Chi trong cân đối: Chi thường xuyên (chi sự nghiệp kinh tế, chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi sự nghiệp văn hoá thông tin, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp bảo trợ xã hội, chi quản lý hành chính, chi an ninh quốc phòng, chi bổ sung ngân sách xã, chi dự phòng, chi khác,…); Chi đầu tư phát triển.

- Chi quản lý qua ngân sách. - Tạm ứng chi ngoài ngân sách

33

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NN HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Khái quát chung về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lâm Thao là huyện đồng bằng của Phú Thọ được tái lập từ huyện Phong Châu từ năm 1999. Lâm Thao có diện tích tự nhiên khoảng 9.769,11 ha với vị trí địa lý tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc tiếp giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì. - Phía Đông tiếp giáp thành phố Việt Trì.

- Phía Nam tiếp giáp huyện Tam Nông và huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội). - Phía Tây tiếp giáp Thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông.

Huyện Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 02 thị trấn, trong đó có 03 xã, thị trấn là miền núi và 11 xã, thị trấn là đồng bằng. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A. Ngoài ra, còn có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,50 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km từ xã Xuân Huy đến xã Cao Xá.

Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá, đây là đầu mối giao lưu quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa thuận tiện. Đặc biệt với vị trí trên, Lâm Thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân bố đất cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đô thị và hấp dẫn các dự án đầu tư.

34

3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu Lâm Thao mang đặc trưng chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, đồng thời mang những đặc điểm riêng của vùng trung du phía Bắc. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500- 1.600 mm. Độ ẩm trung bình 82%- 84%. Nhiệt độ trung bình năm 210- 240C. Tổng tích nhiệt hàng năm trung bình 8.5000C- 8.6000C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30C, băng giá, sương muối ít xuất hiện và ở mức độ nhẹ. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên, lượng bốc hơi hàng năm cao, hạn về mùa khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mưa lớn ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống.

3.1.1.3. Tài nguyên, đất đai

Lâm Thao có địa hình khá đa dạng, có đồi núi, đồng ruộng của một số xã miền núi, có những cánh đồng bát ngát của những xã đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ 30-40 mét so với mặt biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Loại đất dốc của Lâm Thao chủ yếu là dưới 30, được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn. Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng bằng, có địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng như bố trí xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp.

Tài nguyên đất:

Tính đến ngày 01/01/2010, tổng diện tích tự nhiên của Lâm Thao là 9.769,11 ha, trong đó có 5.886, 02 ha đất nông nghiệp (chiếm 60,25%); có 3.691,11 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 37,78 %) và 191,98 ha đất chưa sử dụng (chiếm 1,97%) tổng diện tích tự nhiên của huyện.

35

sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò. Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chiếm 93,06 % tổng diện tích, được chia thành 5 loại đất: Đất cát chua; đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi; đất phù sa chua; đất có tầng sét loang lổ và đất phù sa trung tính ít chua. Nhóm đất này đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đòi hỏi phải có những biện pháp canh tác phù hợp với từng loại đất. Nhóm đất đồi gò (đất địa thành) chiếm 6,94% diện tích, phân bố chủ yếu ở các xã ở vùng Đông Bắc của huyện như xã Tiên Kiên, xã Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn… Độ phì của đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ của đất thấp.

Nhìn chung, tài nguyên đất của Lâm Thao rất màu mỡ, phù hợp với phát triển các loại cây trồng hàng năm như lúa, rau màu.

Tài nguyên nước :

Lâm Thao có nguồn tài nguyên nước rất phong phú. Trước hết, sông Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn với trữ lượng nước rất lớn. Đây là nguồn nước chủ yếu cho giao thông thủy, cho công nghiệp, xây dựng và sản xuất nông nghiệp. Về nước ngầm, Lâm Thao có nguồn nước ngầm lớn, dễ khai thác nhưng ít nhiều chịu ảnh hưởng của việc xử lý ô nhiễm của một số sơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa thật tốt. Với lượng mưa trung bình 1.720mm trong năm, nước mưa là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rừng sản xuất, địa hình phức tạp, khó tưới nhân tạo.

Tài nguyên rừng:

Theo kết quả kiểm kê và thống kê đất đai năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 242,91 ha, chiếm 4,15% diện tích đất tự nhiên (đất rừng sản xuất chiếm 100% diện tích đất lâm nghiệp). Tài nguyên rừng của huyện có chất lượng không cao, diện tích rừng chủ yếu là rừng trồng mới, rừng tái sinh chưa

36

đến tuổi được khai thác. Trong những năm gần đây, công tác quản lý và bảo vệ rừng được thực hiện khá tốt, nên diện tích rừng của huyện đang từng bước được phục hồi. Rừng hiện đang góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước, cải thiện cảnh quan khu vực, hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi và ngăn cản lũ. Hoạt động của sản xuất lâm nghiệp về cơ bản đã phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, nhiều hộ từng bước đi lên làm giàu bằng kinh tế đồi rừng.

Tài nguyên khoáng sản:

Lâm Thao là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản và nhỏ bé về trữ lượng, một số loại khoáng sản chủ yếu trên địa bàn là: Cao lanh ở Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn, Nước khoáng ở xã Tiên Kiên, cát sông hồng và mỏ sét làm vật liệu xây dựng thông thường ở các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Hợp Hải … Do trữ lượng của các mỏ này ít nên chủ yếu là khai thác và sản xuất tại chỗ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trên địa bàn như: Sản xuất gạch nung, cát, đất phục vụ san nền đắp nền công trình …

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.1. Về dân số và nguồn lao động

Dân số trung bình năm 2010 là 99.700 người, trong đó, nữ chiếm 51,51%; tỷ lệ dân số đô thị chiếm 17,97%; tỷ lệ dân tộc ít người và tỷ lệ dân số theo một tôn giáo không đáng kể.

Lực lượng lao động dồi dào với 58.650 người trong độ tuổi (từ 15 trở lên đến 55 đối với nữ, đến 60 đối với nam), trong đó, số tham gia lao động là 52.662 người chiếm 89,80%. Cơ cấu lao động theo ngành vận động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và nhất là tăng tỷ trọng lao động dịch vụ. Hiện tại, lao động nông lâm thủy sản chiếm 57,0%, công nghiệp và xây dựng chiếm 27,1% và dịch vụ chiếm 15,9%. Chất lượng nguồn nhân lực của Lâm Thao cũng từng bước được nâng cao; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 39,80% tổng số; tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp nghề trở lên chiếm gần 10% tổng số lao động.

37

3.1.2.2. Truyền thống phát triển kinh tế, văn hóa

Lâm Thao là huyện đồng bằng, vựa lúa của tỉnh Phú Thọ, có truyền thống canh tác lúa, rau, mầu lâu đời, cung cấp nông sản cho nhiều địa phương quanh vùng như Việt Trì, Tam Nông, Thanh Sơn... Lâm Thao là địa phương có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị, có nhiều làng nghề đã được công nhận như: làng nghề xây dựng Xuân Huy, làng nghề sản xuất ủ ấm và chăn ga, gối Sơn Vi, làng nghề sản xuất tương Dục Mỹ (xã Cao Xá), làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã.

Người dân Lâm Thao với đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo, hiếu học đang ra sức lao động và học tập để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và là một trong những nguồn tài nguyên, nguồn lực quan trọng, khơi dậy sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ mới. Tuy nhiên, sự tiếp cận của người dân với xã hội thông tin, kỹ thuật hiện đại còn có những hạn chế, dân cư trong nông thôn chiếm tỷ lệ cao, lao động chủ yếu là nông nghiệp, trình độ tay nghề và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, đây là khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.2. Thực trạng quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014 tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014

3.2.1. Bộ máy quản lý NSNN cấp huyện

Hội đồng nhân dân có quyền quyết định dự toán và phân bổ ngân sách

địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong thời gian cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã quyết định. Riêng đối với HĐND cấp tỉnh, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên còn được quyền quyết định thu, chi lệ phí, phụ thu và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.

Uỷ ban nhân dân lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa

38

cấp quyết định và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách. Tổ chức thực hiện NSĐP và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định

Các cơ quan giúp việc cho UBND trong việc điều hành ngân sách huyện là Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Chi cục thuế huyện, Kho bạc nhà nước huyện, Thanh tra huyện và một số cơ quan chức năng khác.

3.2.2. Tình hình thu, chi, lập dự toán, quyết toán ngân sách ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014 Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014

3.2.2.1. Tình hình thu ngân sách huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2014

Phát triển KT-XH của huyện Lâm Thao trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát, giá cả các hàng hóa thiết yếu không ổn định, sức mua của thị trường trong nước không ổn định, nguồn vốn đầu tư công bị cắt giảm nhiều, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn.

Các cấp, các ngành trong huyện đã chủ động, tích cực triển khai các chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý ngân sách huyện. Nguồn thu trong huyện được duy trì và tăng qua các năm. Thu ngân sách đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ chi cho bộ máy quản lý NN, các nhiệm vụ AN-QP.

Thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách các cấp (huyện, xã): Theo Kế hoạch tỉnh giao và HĐND huyện giao gồm các khoản thu sau:

+ Thu trên địa bàn: Thu từ DN Trung ương quản lý; Thu thuế CTN ngoài quốc doanh; Thu phí trước bạ nhà đất, ô tô, xe máy; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế nhà đất; Thu tiền thuê đất; Thu phí, lệ phí; Thu tiền sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất; thu thuế thu nhập cá nhân; thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản; thu khác ngân sách

+ Thu trợ cấp ngân sách cấp trên.

Qua bảng 3.1 và 3.2 về phân tích nhiệm vụ thu NSNN huyện Lâm Thao giai đoạn 2011-2014 ta thấy:

45

Bảng 3.1: Dự toán thu ngân sách huyện Lâm Thao giai đoạn 2011-2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

A Tổng thu NSNN theo Dự toán 148.255 203.384 234.245 275.342

I Thu NSNN trên địa bàn 52.050 88.950 82.750 83.185

Thu từ DN Trung ương quản lý 150 200 210 200 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu thuế CTN ngoài quốc doanh 16.500 24.500 23.750 24.700

Thu lệ phí trước bạ nhà đất, ô tô, xe máy 6.600 7.700 7.300 9.283 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp/ thuế nhà

đất

1.000 320 730 540

Thu tiền thuê đất 4.800 7.700 6.500 6.900

Thu phí, lệ phí 1.400 1.800 1.900 1.810

Thu tiền sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất

18.000 42.000 38.000 34.000

Thu thuế thu nhập cá nhân 1.100 2.230 1.600 1.292

Thu khác ngân sách 500 500 600 2.100

Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản 2.000 2.000 2.160 2.360

II Thu trợ cấp ngân sách 96.205 114.434 151.495 192.157

46

Bảng 3.2: Phân tích nhiệm vụ thu NSNN huyện Lâm Thao giai đoạn 2011-2014

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng hoàn thành so với dự toán (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng hoàn thành so với dự toán (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng hoàn thành so với dự toán (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng hoàn thành so với dự toán (%) A Tổng thu NSNN theo Quyết toán 144.048,9 97,2 203.382,6 100 236.162,7 100,9 276.116,7 100,4

I Thu NSNN trên địa bàn 47.843,9 91,9 88.948,6 100,2 84.667,7 102,6 83.959,7 101,2

Thu từ DN Trung ương quản lý 131 87,3 201,0 100,5 182 86,7 176 88,0

Thu thuế CTN ngoài quốc doanh 12.512,2 75,8 24.564,1 100,3 24.886,4 104,8 25.512,1 103,3

Thu lệ phí trước bạ nhà đất, ô tô,

xe máy 6.573,5 99,6 7.702,0 100,0 7.289,4 99,9 9.283,0 100,0

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp/

thuế nhà đất 938,9 93,9 318,0 178,3 731,2 100,2 623,6 115,5

Thu tiền thuê đất 4.812,7 100,3 7.659,0 99,5 6.505,2 100,1 6.873,0 99,6

Thu phí, lệ phí 1.398,4 99,9 1.783,0 99,1 1.945,3 102,4 2.021 111,7

Thu tiền sử dụng đất và đấu giá

quyền sử dụng đất 17.960,5 99,8 42.102,0 100,1 38.433,4 101,1 33.726,1 99,2

Thu thuế thu nhập cá nhân 1.102,8 100,3 2.150,8 96,4 1.605,9 100,4 1.292,0 100,0

Thu khác ngân sách 468,3 93,7 486,7 97,3 880,5 146,8 2.096,5 99,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi

công sản 1.945,6 97,3 1.982,0 99,1 2.208,4 102,2 2.356,4 99,8

II Thu trợ cấp ngân sách 96.205,0 97,2 114.434,0 151.495,0 192.157,0

47

- Năm 2011 tổng thu ngân sách đạt 144.048,9 triệu đồng bằng 97,3% so

với dự toán. Năm 2012 tổng thu ngân sách đạt 203.587,1 triệu đồng bằng 100,1% so với dự toán. Năm 2013 tổng thu ngân sách đạt 236.162,7 triệu đồng bằng 100,9% so với dự toán. Năm 2014 tổng thu ngân sách đạt 276.116,7 triệu đồng bằng 100,4% so với dự toán.

Về cơ bản trong giai đoạn 2011-2014 thu ngân sách huyện Lâm Thao đều

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 40)