Kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ nam 1997 den nam 2010 (Trang 98 - 127)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Kinh nghiệm chủ yếu

Từ thực tiễn lãnh đạo phát triển GDPT giai đoạn 1997- 2010 của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là, luôn quán triệt quan điểm của Đảng về giáo dục, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Xác định đúng vai trò, vị trí của giáo dục phổ thông

95

Trong những năm 1997- 2010, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã quán triệt sâu sắc quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển GDPT vào điều kiện cụ thể của tỉnh, để vừa phù hợp chủ trương của nước nhà, vừa phù hợp xu thế chung của thời đại. Hơn 10 năm qua, thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phát triển GDPT, Đảng bộ Phú Thọ đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới giáo dục mà Đảng đề ra, các cấp uỷ Đảng từ tỉnh đến cơ sở đã mở các Hội nghị quán triệt những nội dung cơ bản trong đường lối đổi mới giáo dục của Đảng. Đảng lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh, lãnh đạo các huyện, thị trực thuộc, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, từ đó truyền tải sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo bước chuyển mạnh mẽ về nhận thức cũng như hành động cho toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục. Tỉnh luôn bám sát các Nghị quyết Trung ương về GD&ĐT, xây dựng các kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo huyện, thị, các cơ quan truyền thông đại chúng trong tỉnh, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên triển khai các hoạt động tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về chủ trương, đường lối đổi mới giáo dục của Đảng và Đảng bộ địa phương. Các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh như: Truyền hình Phú Thọ, Đài phát thanh Phú Thọ, Báo Phú Thọ, Cổng thông tin điện tử Phú Thọ, các đài truyền thanh cơ sở, … đã mở các chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân về phát triển giáo dục theo quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh nhận thức ngày càng sâu sắc hơn quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, từ đó hướng mọi hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị vào việc phát triển GDPT.

Trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác Hồ đã viết: “Non sông Việt Nam có

96

trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. [50, tr.32- 33]. Công cuộc đổi mới

đất nước đạt nhiều thành tựu nên ngân sách đầu tư cho giáo dục cũng ngày càng tăng. Nhờ đó mà ngân sách cho giáo dục của tỉnh cũng tăng theo. Dù còn nhiều khó khăn nhưng Phú Thọ vẫn luôn ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục. Ngân sách tỉnh chi cho giáo dục liên tục tăng qua các năm và đem lại những hiệu quả thiết thực.

Bước vào thời kỳ mới, Đảng ta xác định rõ quan điểm: phát triển GD&ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và những tiến bộ của KH&CN. GDPT nói riêng và GD&ĐT nói chung đều phải hướng đến mục tiêu cuối cùng là đào tạo ra những con người có khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quán triệt quan điểm đó, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phương, cơ sở và trong các ngành đều đưa vào nội dung GD&ĐT. Ngược lại, GD&ĐT giúp cho các chương trình phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi địa phương và cơ sở được phát triển vững chắc hơn.

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, chúng ta cần có nguồn nhân lực mạnh, đội ngũ lao động lành nghề, có chất lượng cao, có kinh nghiệm, có sức khoẻ và sử dụng, quản lý tốt nguồn nhân lực đó. Để có nguồn nhân lực mạnh thì yếu tố hàng đầu là công tác GD&ĐT. Giáo dục là nhân tố tạo ra sự phát triển về chất trong lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội.

Có thể thấy, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho sự phát triển, phát triển GDPT là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Khi tư tưởng này thấm nhuần đến các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân thì chắc chắn sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp lớn lao đưa sự nghiệp GDPT của tỉnh ngày càng phát triển.

97

Hai là, Đảm bảo và nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp bộ Đảng, vai trò quản lý và sự thống nhất đồng bộ của chính quyền các cấp

Những thành tựu to lớn mà GDPT Phú Thọ đạt được không tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước. Đảng bộ tỉnh là người quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng vào thực tiễn địa phương để đề ra những chính sách đúng đắn phù hợp với đặc điểm từng thời kỳ. Mọi hoạt động của ngành đều phải căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh. Ngược lại, để có được chủ trương đúng đắn và kịp thời đưa ra những điều chỉnh trong chính sách thì Đảng bộ tỉnh tiếp thu ý kiến tham mưu và tổng kết từ thực tiễn của chính quyền các cấp.

Từ các chủ trương chung của Đảng bộ tỉnh, các tổ chức Đảng hàng năm đã đưa nhiệm vụ và các chỉ tiêu phát triển GDPT vào chương trình phát triển kinh tế- xã hội ở nhiều địa phương. Đồng thời, Đảng bộ các cấp thường xuyên kiểm tra việc thực hiện và nghe báo báo cáo về tình hình, từ đó có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời và có kế hoạch chỉ đạo cụ thể để thực hiện nhiệm vụ phát triển GDPT.

Thực hiện phương châm: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Từ năm 1997 đến năm 2010, quán triệt quan điểm, nhiệm vụ chung của sự nghiệp GDPT, các cấp, các ngành đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối đề ra. Đảng bộ tỉnh, các cấp uỷ Đảng, chi bộ trong từng đơn vị đã thực sự là hạt nhân lãnh đạo, tổ chức, đề ra đường lối, chính sách phát triển GDPT trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết Trung ương của Đảng.

Đối với các Ban, Ngành: các cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp với các ngành liên quan có những biện pháp tích cực để ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội ở trong trường học. Ngành Kế hoạch và đầu tư, ngành Tài chính đã chủ động bố trí và đáp ứng ngân sách hàng năm để ngành giáo dục ở các địa

98

phương chủ động thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ngành Địa chính căn cứ kế hoạch phát triển các nhà trường, phối hợp với các địa phương giao đủ diện tích đất theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và cấp giấy quyền sử dụng đất cho các nhà trường. Về đầu tư xây dựng CSVC trường học, tỉnh tăng cường thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, có sự phân cấp quản lý và lồng ghép các chương trình xây dựng CSVC trường học một cách hiệu quả.

Ngành GD&ĐT căn cứ vào các nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp được Tỉnh uỷ đề ra và căn cứ vào chương trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh để xây dựng các chương trình phát triển của ngành một cách cụ thể, thiết thực nhằm phát triển GDPT, phục vụ sự phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Mỗi chương trình của ngành đều có đề án, thể hiện rõ kế hoạch, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành trong từng thời kỳ cụ thể. Ngành GD&ĐT cũng tích cực chủ động tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền để thể chế hoá cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội đã có những biện pháp cụ thể để giáo dục, động viên đoàn viên, hội viên quán triệt, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về GD&ĐT như: động viên mọi người, mọi nhà chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần cùng với xã hội tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh, tham gia tích cực vào thực hiện XHH giáo dục. Hội Khuyến học, hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh, Tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong …cũng có những hoạt động thiết thực đóng góp cho sự nghiệp GDPT phát triển.

Sự kết hợp toàn diện của chính quyền và các cấp uỷ Đảng, các Ban, Ngành cùng toàn thể nhân dân Phú Thọ trong gần 15 năm qua đã tạo nên sự

99

đồng thuận, nhất trí cao trong việc thực thi các chính sách giáo dục, đưa hệ thống GDPT của tỉnh ngày càng phát triển. Đây là bài học quan trọng để đưa giáo dục Phú Thọ tiếp tục phát triển sau này.

Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa mở rộng quy mô với nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Phú Thọ là một tỉnh đất rộng, địa hình chia cắt với những vùng có đặc điểm khác nhau. Vì thế, Đảng bộ và ngành giáo dục tỉnh có những chiến lược cụ thể cho từng vùng khác nhau. Quy mô giáo dục được mở rộng đều khắp từ đồng bằng cho đến miền núi khó khăn, với các loại hình trường công lập, dân lập, bán công, tư thục. Huyện nào cũng có hệ thống các trường THPT cao tầng. Xã nào cũng có trường tiểu học, THCS. Số lượng học sinh các cấp tăng cao, nhất là số lượng học sinh vào THPT, trên 99% học sinh tốt nghiệp Tiểu học vào học lớp 6.

Mở rộng quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng giáo dục là điều mà toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Chất lượng giáo dục là tiêu chí đánh giá, phản ánh việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chất lượng giáo dục tốt có nghĩa là mục tiêu giáo dục đã đạt được. Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm ở các loại hình đào tạo. Hiện tượng lưu ban, bỏ học giữa chừng giảm đáng kể. Cùng với các môn cơ bản, việc học tập và giảng dạy các môn ngoại ngữ, tin học, nhạc, hoạ được đẩy mạnh. Do đó, tỷ lệ học sinh giỏi các môn đã tăng lên trong các kỳ thi ở các cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế.

Mở rộng quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng chính là hướng tới mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Năm 2010, 100% huyện, thành, thị và 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; 100% huyện, thành, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Kết quả này cho thấy mặt bằng dân trí của

100

tỉnh được nâng lên rõ rệt. Đây là những cơ sở và tiền đề quan trọng để tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu phổ cập THPT.

Để nâng cao chất lượng mũi nhọn, bồi dưỡng nhân tài, tỉnh có chủ trương tiếp tục xây dựng trường THPT chuyên Hùng Vương thành trường trọng điểm của ngành giáo dục. Đảng bộ tỉnh và toàn ngành giáo dục thường xuyên phát hiện và bồi dưỡng những học sinh giỏi, tài năng từ khắp các địa phương trong tỉnh.

Bài học về mở rộng quy mô phải gắn liền với nâng cao chất lượng giáo dục là điều kiện quan trọng để giáo dục tỉnh Phú Thọ thực hiện đựơc mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Bốn là, coi trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ mọi mặt của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục

Người giáo viên có vai trò hết sức to lớn trong việc truyền thụ tri thức, giáo dục đạo đức cho học sinh. Họ chính là những tấm gương có ảnh hưởng to lớn đến quá trình hình thành nhân cách của thế hệ tương lai. Cùng với giáo viên thì đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cũng có vai trò to lớn trong công tác giáo dục. Vì vậy, Đảng bộ và ngành giáo dục đã xây dựng các đề án, các chương trình nâng cao chất lượng và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Tốc độ chuẩn hoá giáo viên không ngừng tăng cao qua các năm.

Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, đặt ra yêu cầu ngày càng cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp của họ chính là một phần của đoạn đường đào tạo ra những công dân, những lao động đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Do vậy, ngành GD&ĐT đã có những giải pháp tích cực để nâng cao trình độ của giáo viên, nhất là giáo viên Tiểu

101

học để đáp ứng nhu cầu của đổi mới sách giáo khoa phổ thông. Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Các cấp uỷ Đảng và ngành giáo dục tiếp tục ban hành và thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa khó khăn, trường nội trú, trường chuyên, bổ nhiệm hợp lý dựa vào năng lực, … chăm lo đời sống giáo viên, giúp họ toàn tâm, toàn ý với nghề.

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao, tính thời sự của kiến thức luôn mới nên trình độ kiến thức chuyên môn của giáo viên phải cập nhật. Để đưa GDPT phát triển tương xứng với yêu cầu của thời kỳ quá độ thì giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phải đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng.

Đối với công tác quản lý giáo dục, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo, đổi mới công tác quản lý và đạt những kết quả rất tích cực. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong công tác quản lý như: phải thực hiện phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cán bộ quản lý các cấp; phải tăng cường vai trò và trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý nhà nước, nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý, làm chuyển biến tốt hơn các mặt giáo dục ở các cấp quản lý giáo dục; phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng, lấy đó làm động lực để nâng cao chất lượng giáo dục; các đơn vị cơ sở giáo dục phải thực hiện phát huy dân chủ trong trường học, huy động sự tham gia của giáo viên, học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động gáo dục của nhà trường; phải duy trì trật tự, kỷ cương, nền nếp trong nhà trường, đẩy lùi những hoạt động tiêu cực trong giáo dục.

Bên cạnh việc nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý thì việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

102

cũng rất quan trọng. Để tăng tính đồng bộ trong các giải pháp, tỉnh tăng cường vốn đầu tư phát triển giáo dục, chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đẩy mạnh công tác XHH giáo dục, … Ngành giáo dục Phú Thọ tích cực triển khai đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Phong trào thi đua dạy tốt- học tốt được phát động trong toàn ngành đã phát huy hiệu quả. Đổi mới phương pháp được quan tâm đầy đủ ở mọi hoạt động như: chuẩn bị bài giảng, tổ chức giáo dục, dạy học, quản lý giờ học tốt, kiểm tra,

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ nam 1997 den nam 2010 (Trang 98 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)