Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chú trọng phát triển giáo dục phổ thông đáp ứng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ nam 1997 den nam 2010 (Trang 28 - 33)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chú trọng phát triển giáo dục phổ thông đáp ứng

ứng yêu cầu mới

Quán triệt đúng đắn, đầy đủ các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII), Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã có những chủ trương, biện pháp cụ thể, đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế để thúc đẩy sự nghiệp GDPT của tỉnh phát triển.

Phú Thọ được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/ 1997. Trong điều kiện tỉnh mới tái lập, tỉnh có những thuận lợi và khó khăn đan xen. Phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, Đảng bộ tỉnh tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đồng thời rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển văn hoá, xã hội.

Tháng 11/ 1997, Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV đã đánh giá thực trạng GD&ĐT trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới với những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn, yếu kém. Trên cơ sở đánh giá khách quan, chỉ ra những nguyên nhân đạt thành tựu cũng như những hạn chế. Từ những thuận lợi và khó khăn cụ thể, Đại hội xác định nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp nhằm tạo ra sự phát triển toàn diện về GD&ĐT, phấn đấu đưa Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh mạnh về GD&ĐT trong cả nước, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Đại hội đề ra phương hướng chung phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong những năm 1998- 2000 với các chỉ tiêu chủ yếu: GDP bình quân trên 10%, GDP bình quân trên người khoảng 290- 300 USD. Đối với nhiệm vụ phát triển văn hoá- xã hội: tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội; Hướng hoạt động văn hoá- xã hội vào việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo điều kiện cho mỗi công dân đều có việc làm, nhà ở, được học tập, chăm sóc sức khoẻ và hưởng thụ văn hoá. Riêng trong lĩnh vực phát triển GD&ĐT, Đại hội đề ra nhiệm vụ và phương hướng:

25

Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và tăng cường đầu tư cho giáo dục, thực sự coi đó là đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Có chính sách tạo động lực cho ngành học mầm non; thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường, lớp ở tất cả các ngành học, bậc học với mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả; “tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng giáo

dục phổ cập tiểu học ở 100% số xã và chống tái mù chữ; phổ cập trung học cơ sở ở thành phố, thị xã Phú Thọ, thị trấn và những nơi có điều kiện vào năm 2000” [36, tr.64]; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng phát

hiện và bồi dưỡng nhân tài; đẩy mạnh dạy và học ngoại ngữ, tin học, nhạc, hoạ và dạy hướng nghiệp trong nhà trường; …Sắp xếp lại hệ thống trường lớp, củng cố và xây dựng các trường dân tộc nội trú, tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc miền núi, gia đình chính sách xã hội và học sinh nghèo được đi học. Thực hiện các khoản thu trong nhà trường đúng quy định của Bộ GD&ĐT và quan tâm đến đời sống vật chất- tinh thần của giáo viên và cán bộ quản lý trên tinh thần tôn vinh nghề dạy học.

Theo tinh thần đó, Đề án phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 1998- 2000 và đến 2005 của ngành đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thông qua (12/ 1997) và được toàn ngành đón nhận, triển khai tích cực. Để thực hiện có hiệu quả công tác phổ cập giáo dục THCS theo mục tiêu của đề án, các cấp quản lý giáo dục đã quán triệt các quan điểm chỉ đạo:

Phổ cập THCS là nhu cầu tất yếu khách quan của đất nước trong giai đoạn phát triển theo định hướng CNH, HĐH. Đây là mục tiêu và giải pháp không chỉ cơ bản nâng cao dân trí mà còn trực tiếp góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tỉ lệ những người lao động có trình độ học vấn phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội đất nước.

26

Việc phổ cập THCS phải đảm bảo thực chất và hiệu quả, phải gắn bó hữu cơ giữa nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường phổ thông; công tác này phải được chỉ đạo chặt chẽ, khoa học, đảm bảo độ bền vững, tránh khuynh hướng nôn nóng chỉ chạy theo số lượng quy mô.

Phổ cập THCS là một công tác quan trọng, có nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự quan tâm của toàn xã hội cả về nhận thức, cả về cơ sở pháp lý và sự ưu tiên đầu tư của các nguồn lực cần thiết để thực hiện có kết quả mục tiêu đề ra.

Từ ngày 16 đến 18/ 12/ 2000, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XV diễn ra. Đại hội đánh giá những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội của tỉnh trong những năm 1997- 2000, cả về thành tựu và những khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho tỉnh thời kỳ 2000- 2005. Đối với GD&ĐT, Đại hội nêu rõ: “phát triển giáo dục- đào tạo và khoa học công nghệ, phát huy

nhân tố con người; nâng cao trình độ văn hoá- xã hội, phục vụ tốt nhu cầu đa dạng và phong phú của nhân dân” [37, tr.70]. Đẩy mạnh XHH, duy trì và

phát triển hợp lý quy mô GD&ĐT. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Tăng nhanh số trường đạt chuẩn quốc gia, từng bước nâng chuẩn đội ngũ giáo viên. Đầu tư thực hiện quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực, phát triển giáo dục chuyên nghiệp phục vụ CNH, HĐH. Bổ sung và điều chỉnh các chính sách phát triển giáo dục phù hợp; chuẩn bị các nhân tố cần thiết đề nghị Chính phủ thành lập trường đại học công lập Hùng Vương cho các tỉnh miền núi khu vực phía Bắc.

Đối với GDPT, Nghị quyết số 07- NQ/TU, ngày 12/ 10/ 2001 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ nêu ra ba mục tiêu lớn sau đây:

27

Giáo dục Tiểu học: Hàng năm huy động 99% trẻ 6 tuổi vào học lớp1. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2002. Tăng số lượng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Giáo dục THCS: Đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2003. Tăng tỷ lệ học sinh so với dân số trong độ tuổi lên 90%. Mỗi huyện, thành, thị có ít nhất 2 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Giáo dục THPT: Tăng tỷ lệ THPT so với dân số trong độ tuổi đạt 48% vào năm 2005. Xây dựng trường THPPT chuyên Hùng Vương và trường THPT Hùng Vương đạt chuẩn quốc gia [70, tr.3].

Nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu đó là:

Giữ vững chất lượng chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phấn đấu sớm đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2002. Đây là điều kiện thuận lợi và cần thiết cho phổ cập giáo dục THCS.

Tiếp tục quán triệt sâu rộng nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS của tỉnh cho các cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên, phối hợp với các ngành, các cấp giải quyết tốt mặt nhận thức về các quan điểm chỉ đạo, về mục tiêu công tác phổ cập cho cán bộ các cấp, các tầng lớp nhân dân: phổ cập giáo dục THCS nhằm nâng cao dân trí trên cơ sở củng cố và phát huy thành quả của phổ cập giáo dục tiểu học- chống mù chữ, tạo điều kiện cho lực lượng trẻ được học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách, hiểu biết về nghề để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ban chỉ đạo phổ cập các cấp ở địa phương: làm tốt công tác điều tra căn bản về đối tượng, xây dựng kế hoạch ở địa phương một cách cụ thể, kiểm tra thường xuyên, báo cáo định kỳ về tiến độ, kết quả thực hiện và đề nghị công nhận kịp thời các đơn vị đạt chuẩn phổ cập.

28

Tiếp tục phát triển quy mô trường lớp một cách hợp lý theo yêu cầu đa dạng hoá các loại hình nhà trường, lớp để làm tốt công tác phổ cập giáo dục THCS trên cơ sở giữ vững chất lượng toàn diện. Ở những vùng núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tổ chức thêm các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện phương châm “một hội đồng làm hai nhiệm vụ” để thu hút hầu hết thanh thiếu niên trong độ tuổi đến trường, sớm thực hiện được các tiêu chuẩn phổ cập của Bộ GD&ĐT.

Phấn đấu nâng cấp dần CSVC các trường học, tạo điều kiện khắc phục khó khăn về kinh phí cho công tác phổ cập, đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS ở mọi loại hình trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho công tác phổ cập đạt kết quả cao.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác XHH giáo dục để các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội đều quan tâm và cộng đồng trách nhiệm thực hiện tốt Đề án phổ cập giáo dục THCS theo chức năng của ngành mình [29, tr.121-123].

Ngành GD&ĐT Phú Thọ đẩy mạnh XHH giáo dục, tích cực thực hiện chương trình phổ cập giáo dục THCS, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tạo tiền đề cho đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ CNH, HĐH đất nước và bước vào một thế kỷ mới- thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Để cho các mục tiêu và nhiệm trên thực sự đi vào cuộc sống, đem lại hiệu quả đích thực, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thành công các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, ngành được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND thường xuyên quan tâm chỉ đạo; các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân đồng tình ủng hộ, giúp GD&ĐT Phú Thọ giải quyết tốt ba nhiệm vụ có tính chất quyết định của chấn hưng giáo dục là: khai thác, sử dụng tốt nhất các nguồn lực dành cho GD&ĐT; khơi thông động lực tạo nên chất lượng giáo

29

dục toàn diện là đội ngũ cán bộ, giáo viên; nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý trong giáo dục cách mạng mới.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ nam 1997 den nam 2010 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)