Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học, phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ nam 1997 den nam 2010 (Trang 77)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học, phát triển cơ sở hạ tầng

tầng công nghệ thông tin, tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục

2.2.3.1. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Trong những năm 2006- 2010, thực hiện các Nghị quyết số 79/2006/NQ- HĐND, ngày 31/ 7/ 2006 của HĐND tỉnh về phát triển GD&ĐT Phú Thọ và Quyết định số 20/2008/QĐ- TTg, ngày 01/ 2/ 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008- 2012, ngành GD&ĐT cùng các địa phương đã tích cực đầu tư tăng cường CSVC trường học.

Ngân sách đầu tư cho GD&ĐT, trong đó có dành cho xây dựng CSVC trường học tăng nhanh qua các năm. Tỷ trọng chi ngân sách Nhà nước cho GD&ĐT trong tổng chi ngân sách của tỉnh giai đoạn 2005- 2010 chiếm 21,9% và chiếm khoảng gần 70% tổng chi cho sự nghiệp văn hoá- xã hội. Chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2010 tăng 2,71 lần so với năm 2005, trong đó chi thường xuyên cho GD&ĐT tăng 2,28 lần [74, tr.16]. Vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ để thực hiện đề án kiên cố hoá trường lớp và nhà công vụ giáo viên năm 2009 được UBND tỉnh phê duyệt phân bổ tại Quyết định số 1163/QĐ- UBND, ngày 13/ 5/ 2009. Tổng số vốn phân bổ là 88.038 triệu đồng hỗ trợ đầu tư xây dựng 724 phòng học, trong đó GDPT là 579 phòng học với vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ 69.746 triệu đồng [67,tr.13].

74

Bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, ngân sách địa phương và sự đóng góp của nhân dân, trong 5 năm qua CSVC của giáo dục Phú Thọ có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng kiên cố hoá và đồng bộ. Ngành tăng cường đầu tư xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, xây dựng phòng thí nghiệm, phòng vi tính, phòng nghe nhìn để nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng các trường Tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đã đề ra.

Tính đến năm học 2009- 2010, ở cấp Tiểu học có tổng số 4.069 phòng học, trong đó tỷ lệ phòng học kiên cố 71,7%; còn 1.153 phòng trong tình trạng xuống cấp. Hiện nay còn 207 trường và điểm trường chưa có công trình vệ sinh phù hợp. Giáo dục THCS hiện có tổng số 2.441 phòng học, trong đó tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 90,0%, vẫn còn 243 phòng học tạm, xuống cấp.

Với giáo dục THPT, tổng số phòng học và phòng học bộ môn hiện có là 1.013 phòng. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 91,6%, tăng so với các năm học trước. Cụ thể, năm học 2008-2009 tỷ lệ phòng kiên cố mới đạt 83,3%, năm 2009-2010 đạt 87,7%. Số phòng bán kiên cố xuống cấp còn 85 phòng. Số công trình vệ sinh đạt chuẩn là 60% (283/470 công trình vệ sinh). Số trường chưa có công trình nước sạch, vệ sinh đạt chuẩn là 25 [74, tr.14]. Số phòng học tăng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức học hai buổi/ngày, học bán trú và giảm sĩ số học sinh/lớp được xác định là một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Bên cạnh việc xây dựng phòng học kiên cố, ngành đầu tư xây dựng nhiều hạng mục khác như: hội trường, nhà đa năng, khu giáo dục thể chất, nhà để xe, nhà ở cho giáo viên và học sinh nội trú. Các trường nội trú đều xây dựng ký túc xá khang trang, sạch sẽ. Các trường học được trang bị đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.

75

Hàng năm, trước khi bước vào năm học mới Sở GD&ĐT chỉ đạo Công ty cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục của tỉnh cung ứng đầy đủ, kịp thời sách giáo khoa và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy và học tập chương trình phân ban lớp 12 của giáo viên, học sinh ở tất cả các trường THPT và Bổ túc THPT trong tỉnh. Quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học chương trình lớp 12 THPT. Sở GD&ĐT đã thành lập các đoàn kiểm tra, nghiệm thu và hướng dẫn sử dụng thiết bị mới phục vụ dạy và học. Các đơn vị chủ động khai thác các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để mua sắm thêm trang thiết bị dạy học, xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Số trường có thư viện đạt chuẩn quốc gia là 550/620 trường phổ thông công lập (đạt tỷ lệ trên 88,7%), trong đó có 206 trường được công nhận thư viện tiên tiến; 05 trường được công nhận thư viện xuất sắc [67, tr.12].

Tuy nhiên, tỷ lệ phòng học trên lớp ở các cấp còn thấp. Một số trường xây dựng phòng học bộ môn chuẩn chất lượng chưa cao, chất lượng các bộ đồ dùng dạy học chưa đảm bảo cộng với thiếu kinh phí mua nguyên, vật liệu làm thí nghiệm, thực hành nên hiệu suất sử dụng trang thiết bị không cao. Các phòng chức năng cho các cơ sở giáo dục phổ thông còn thiếu.

Cơ sở hạ tầng CNTT được ngành GD&ĐT quan tâm đầu tư phát triển để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý giáo dục và đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp, các ngành.

Triển khai chủ trương của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh đưa môn Tin học vào nhà trường. CNTT nói chung và máy tính nói riêng tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ, đảm bảo 100% các trường THPT trong tỉnh có ít nhất 1 đến 2 phòng học Tin học. Một số trường đã huy động các nguồn lực từ công tác XHH, xây dựng các phòng học kiểu mẫu được trang bị các thiết bị

76

ứng dụng CNTT phục vụ cho dạy và học như: trường THPT Việt Trì, Nguyễn Tất Thành.

Để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT, Sở GD&ĐT Phú Thọ kết hợp với Viettel hoàn thành việc kết nối và kênh thuê riêng bằng cáp quang về Sở vào năm 2008. Sở GD&ĐT Phú Thọ có tên miền riêng và thiết lập Website với địa chỉ http://www.phutho.edu.vn và hệ thống mail hoàn toàn miễn phí trên nền gmail. Có phòng CNTT thường xuyên cung cấp và cập nhật thông tin trên trang web này, phục vụ tốt cho công việc chỉ đạo của cán bộ quản lý, giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Hiện nay, tất cả các cán bộ công chức Sở GD&ĐT, các trường THPT, các trung tâm GDTX, các phòng giáo dục tại Phú Thọ đều sử dụng hộp thư để gửi, nhận thông tin từ Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Trong các năm học tổ chức giao lưu trực tuyến với Bộ GD&ĐT về đóng góp ý kiến vào chiến lược phát triển GD&ĐT và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm.

Sở GD&ĐT phối hợp với Viễn thông Phú Thọ tổ chức lễ ký kết thoả thuận hợp tác cung cấp các dịch vụ viễn thông và CNTT cho ngành giáo dục, nhằm khai thác thế mạnh về mạng lưới của Viễn thông Phú Thọ để cung cấp dịch vụ Internet cho Sở GD&ĐT, các trường THPT và đơn vị trực thuộc Sở, tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh. Đến 11/ 2008, Viễn thông Phú Thọ đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị kết nối Internet với tất cả các trường Tiểu học, THCS, THPT, các trung tâm GDTX, trung tâm Kỹ thuật hướng nghiệp trong tỉnh.

Viễn thông Quân đội phối hợp với Sở giáo dục tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ triển khai chương trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT, triển khai kết nối Internet băng thông rộng ADSL miễn phí trong ngành GD&ĐT. Đến năm 2010, việc lắp đặt cho các đơn vị giáo dục đạt trên 70%.

77

Việc ứng dụng CNTT vào dạy học ngày càng được đẩy mạnh. Sở GD&ĐT xây dựng chương trình hỗ trợ giáo viên bổ sung kiến thức CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy. Các trường khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên truy cập Internet, hỗ trợ giảng dạy và xây dựng các phần mềm dạy học, soạn giáo án điện tử, các chuyên đề ứng dụng ở các cấp học.

Để thực hiện tốt ứng dụng CNTT, Sở GD&ĐT có văn bản số 1252/SGD&ĐT, tháng 10/ 2008 về việc triển khai chương trình tin học hoá quản lý hành chính của Bộ GD&ĐT; đồng thời triển khai việc thực hiện tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong công tác quản lý và điều hành của Sở. Sở GD&ĐT đã phối hợp với Cục Công nghệ thông tin của Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn về sử dụng giáo án điện tử cho cán bộ, giáo viên, các phòng giáo dục huyện, thành, thị và các trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Các cơ sở giáo dục đã khai thác các công cụ trình chiếu, soạn và trình bày bài giảng điện tử. Câu lạc bộ Hiệu trưởng các trường THPT tổ chức hội thảo ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy, nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học.

Sở GD&ĐT tổ chức cho học sinh lớp 5 và lớp 9 tham gia kỳ thi giải toán qua mạng do Bộ GD&ĐT tổ chức, các em học sinh đạt giải cao. Năm học 2008- 2009, có 35 em tham dự, kết quả là 35/35 học sinh dự thi đoạt giải, cả hai đội đều xếp giải nhất toàn đoàn [67, tr.14].

2.2.3.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục

Quán triệt quan điểm XXH giáo dục của Đảng và thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ- CP, ngày 18/ 4/ 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; Đề án 1940/ĐA- UBND, ngày 13/ 10/ 2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao của tỉnh, các cấp

78

uỷ Đảng, chính quyền đã có các Nghị quyết, chương trình hành động nhằm triển khai thực hiện chủ trương XHH giáo dục.

Công tác XHH giáo dục thể hiện thông qua Đại hội giáo dục các cấp. Hội đồng giáo dục các cấp đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về GD&ĐT. Coi trọng “giáo dục là quốc sách hàng đầu” đã đi từ Nghị quyết Đảng đến từng người dân, người dân chấp nhận và tự giác thực hiện. Công tác XHH giáo dục đã xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục, quỹ khuyến học động viên, khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, các học sinh khuyết tật, các học sinh có ý chí vươn lên hoàn cảnh khó khăn.

Thực hiện chủ trương XHH giáo dục, ngành GD&ĐT của tỉnh đã xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường- gia đình- xã hội, tuyên truyền đến người dân xây dựng gia đình là trường học đầu tiên cho trẻ em phát triển nhân cách, đồng thời tăng cường phối hợp thường xuyên giữa nhà trường với gia đình trong việc chăm lo giáo dục cho thế hệ trẻ. Trong giai đoạn 2006- 2010, “ngành giáo dục đã huy động ngoài ngân sách nhà nước được trên 60 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục và đào tạo” [74, tr.16]. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp địa phương trong tỉnh đã xây dựng quỹ khuyến học, gia đình hiếu học. Sở GD&ĐT phối hợp với hội Khuyến học tỉnh chỉ đạo hội khuyến học cấp cơ sở, trường học tích cực xây dựng quỹ khuyến học, là nguồn quỹ chủ yếu chi thưởng cho giáo viên, cán bộ, học sinh có thành tích xuất sắc trong dạy và học. Kết hợp đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, … các trường chủ động làm công tác XHH giáo dục, huy động được nguồn lực từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, ban đại diện cha mẹ học sinh để tăng cường xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị trường học, mở nhiều loại hình trường học, vận động và giúp đỡ trẻ em đi học đúng độ tuổi.

79

Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục được tỉnh quan tâm nhiều hơn. Giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn được quan tâm đầu tư phát triển và tạo được sự đồng đều, CSVC các trường miền núi và đồng bằng đã rút ngắn khoảng cách. Giáo viên ở vùng này cũng được hưởng nhiều chế độ ưu đãi hơn. Trẻ em người dân tộc, nhất là các em gái, trẻ em khuyết tật và con em gia đình nghèo được tạo điều kiện thuận lợi để các em đến trường và học tập. Giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn trong những năm qua có nhiều tiến bộ rõ rệt.

Tiểu kết

Trong những năm 2006- 2010, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tiếp tục lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển GDPT theo đường lối của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành GD&ĐT Phú Thọ nói chung, GDPT Phú Thọ nói riêng đã khắc phục được mọi khó khăn, duy trì kỷ cương, nền nếp đảm bảo dạy và học có hiệu quả. Quy mô mạng lưới trường lớp ổn định và tiếp tục tăng, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân, tỷ lệ huy động ra lớp học của các bậc học đều cao. Kết quả phổ cập giáo dục tiếp tục được duy trì, củng cố. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được chăm lo và nâng cao về cả chất lượng và số lượng. CSVC được đầu tư xây dựng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá. Công tác XHH được đẩy mạnh, nhận thức của nhân dân về vai trò của giáo dục có sự thay đổi tiến bộ vượt bậc. GDPT của tỉnh nhận được sự quan tâm của toàn xã hội về cả vật chất lẫn tinh thần. Ngân sách đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành GD&ĐT. Các gia đình, dòng họ, các đoàn thể quần chúng đã cùng chung tay xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực. Chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu tiếp tục được

80

khẳng định là mũi nhọn của giáo dục. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động ngoại khoá, giáo dục hướng nghiệp được quan tâm góp phần xây dựng và phát triển nền giáo dục toàn diện.

Bên cạnh những thành tích đạt được, GDPT Phú Thọ cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế như: chất lượng GDPT chưa đáp ứng nhu cầu, CSVC trường học chưa đủ đáp ứng cho các hoạt động giáo dục toàn diện, một bộ phận nhân dân còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của GDPT, … Những hạn chế này cần được nhìn nhận nghiêm túc và khách quan để kịp thời khắc phục.

81

Chƣơng 3

NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM 3.1. Đánh giá tổng quát

3.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân

Trong những năm 1997- 2010, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng vào thực tiễn địa phương, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nhiều biện pháp khả thi đưa ngành giáo dục chuyển biến tích cực và đạt nhiều thành tựu lớn.

Về nhận thức, tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của GDPT. Giáo dục ngày càng nhận được sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội trên mọi phương diện về vật chất và tinh thần. Những chủ trương, chính sách giáo dục của tỉnh đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng học tập của nhân dân. Những năm qua, qua quá trình triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương, chủ yếu là nghiên cứu, quán triệt các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh,…về GD&ĐT, nhiều cán bộ đảng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ nam 1997 den nam 2010 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)