7. Kết cấu luận văn
2.2.1. Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
2.2.1.1. Về mở rộng quy mô giáo dục
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, trong những năm 2006- 2010, mạng lưới trường lớp tiếp tục được quan tâm quy hoạch và phát triển. Hệ thống trường phổ thông tiếp tục được củng cố, phát triển, phân bố rộng khắp và đồng đều ở các vùng miền trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Điều đó thể hiện rõ qua bảng thống kê sự gia tăng số lượng trường lớp qua các năm:
62
Bảng 2.1: Số liệu các trường phổ thông từ năm 2006 đến 2010.
Đơn vị: trường Năm Cấp học 02- 2001 6- 2005 9- 2008 10- 2009 11- 2010 Tiểu học 289 292 299 300 300 THCS 246 255 256 257 257 THPT 48 51 54 55 55
(Nguồn: Cục Thống kê Phú Thọ, Số liệu thống kê Phú Thọ 2001 đến 2010)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng các trường tiểu học, THCS, THPT đều tăng nhanh và dần đi vào ổn định, thể hiện kết quả quá trình quy hoạch mạng lưới trường lớp và chủ trương XHH giáo dục của tỉnh.
Sự tăng lên và ổn định số lượng trường học đã giúp cho sự phân bố các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh ngày càng đồng đều và hợp lý, tạo điều kiện cho học sinh đến trường ngày càng thuận lợi. Trước đây, ở khu vực miền núi, mỗi huyện thường chỉ có 1 trường THPT nên học sinh đi học phải trèo đèo, lội suối 20- 30 km mới đến được trường học. Ở nhiều huyện, học sinh cấp II phải ở trọ nhưng đến nay mọi thứ đã được cải thiện. Trải qua quá trình quy hoạch, xây dựng, phát triển các trường THPT theo hướng phân đều theo khu dân cư, 10/10 huyện miền núi đã có từ 2 trường THPT trở lên. Ở đồng bằng, có những huyện, thị đã có từ 5 đến 6 trường THPT như: thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, Tam Nông. 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có trường Tiểu học và THCS. Nhờ vậy, học sinh dân tộc, miền núi không còn gặp khó khăn trong việc đến lớp. Sự gia tăng các trường phổ thông có sự gia tăng lớn của các trường ngoài công lập.
Quy mô trường lớp được mở rộng tạo điều kiện cho việc huy động các em ở độ tuổi đến trường. Tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1 tăng mạnh qua các năm và ổn định từ năm học 2005- 2006 đến nay. Hiện tại, “số học sinh
63
học lớp 1 so với dân số 6 tuổi đạt trên 100%; tỷ lệ đi học cấp tiểu học đạt 98,4%” [74, tr.9]. Học sinh tốt nghiệp THCS hầu hết được tuyển vào THPT hoặc bổ túc THPT.
Bảng 2.2: Số liệu học sinh qua các năm
Đơn vị: học sinh Năm Cấp học 02- 2001 6- 2005 9- 2008 10- 2009 11- 2010 Tiểu học 141.518 98.206 90.302 92.197 95.298 THCS 117.434 114.722 88.590 78.066 71.421 THPT 46.201 56.980 46.900 44.252 44.601
(Nguồn: Cục Thống kê Phú Thọ, Số liệu thống kê Phú Thọ 2001 đến 2010)
Qua bảng thống kê ta thấy, số lượng học sinh các cấp Tiểu học và THPT đều tăng qua các năm. Số học sinh cấp THCS các năm gần đây giảm so với năm 2005 do giảm dân số độ tuổi. So với năm 2005- 2006, quy mô học sinh THPT giảm hơn 12.000 học sinh nhưng ổn định ở 3 năm học gần đây.
Mở rộng quy mô học sinh đồng thời với quy hoạch và mở rộng hệ thống các trường phổ thông, các trường đảm bảo tiêu chuẩn số học sinh trên lớp: Tiểu học 35,2 học sinh/lớp; THCS 40,1 học sinh/lớp; THPT 45 học sinh/lớp.
Trong cơ cấu hệ thống các trường ngoài công lập đến năm 2010, Phú Thọ có 10 trường THPT, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh sau khi học hết THCS. Tỉnh đang tiếp tục xây dựng, phát triển các trường tiểu học, THCS dân lập, tư thục tại các huyện, thị, thành phố có điều kiện kinh tế- xã hội phát triển và đông dân cư.
Công tác GDTX tiếp tục được củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm xoá mù chữ, bổ túc văn hoá, đào tạo nghề, góp phần tích cực vào việc tạo điều kiện cho các học sinh không đủ điều kiện theo các loại hình chính
64
quy. Mạng lưới cơ sở GDTX được mở rộng, nhất là Trung tâm học tập cộng đồng đã phủ kín các xã, phường, thị trấn. “Hiện toàn tỉnh có 01 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 08 trung tâm GDTX và 05 trung tâm GDTX- hướng nghiệp cấp huyện và 03 trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp” [74, tr.10]. Toàn bộ 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Ngoài ra, có 17 cơ sở GDPT, Cao đẳng và THCN tham gia dạy bổ túc văn hóa THPT và 05 trung tâm đào tạo tin học- ngoại ngữ.
Đối tượng hệ GDTX hầu hết là học sinh có học lực yếu. Vì vậy, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên soạn bài và giảng theo mục tiêu “bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng” nhằm phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Đồng thời yêu cầu mỗi nhà trường cần tiến hành khảo sát đầu năm để có phương pháp phù hợp.
Quy mô học sinh học bổ túc THCS còn ít (mỗi năm nhập học chỉ khoảng 100 học sinh) và bổ túc THPT cũng không lớn (khoảng 250 học sinh nhập học mỗi năm). Điều này cho thấy, đã đến giai đoạn các cơ sở GDTX chuyển hướng mạnh sang đáp ứng nhu cầu học tập khá đa dạng của người dân để chuyển đổi việc làm, nâng cao năng suất lao động, tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các trung tâm học tập cộng đồng tại các xã phát huy vai trò to lớn trong việc xây dựng xã hội học tập. Hiện nay chủ yếu tập trung đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ hiểu biết, cung cấp thông tin về các lĩnh vực khác nhau cho mọi người dân trong cộng đồng.
2.2.1.2. Về nâng cao chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục là thước đo để đánh giá hiệu quả của GDPT. Chính vì vậy, cũng như giai đoạn trước, từ năm 2006 đến năm 2010, ngành GD&ĐT tiếp tục nâng cao chất lượng từ bậc Tiểu học cho đến THPT. Trong các năm từ 2006 đến 2010, Ngành tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới
65
chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp và giáo dục pháp luật theo Nghị quyết 40/2000/QH10, ngày 19/ 12/ 2000 của Quốc hội Về đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông. Toàn ngành chủ động trong công tác
bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa mới, cung ứng đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh. Đồng thời, ngành tăng cường hoạt động quản lý chuyên môn theo phương châm gắn đổi mới nội dung với đổi mới phương pháp dạy- học; tích cực chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, tăng cường năng lực tự học của học sinh, nhất là đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân; chủ động trang bị và quản lý việc khai thác sử dụng thiết bị dạy học; đổi mới và phối hợp nhiều hình thức trong kiểm tra, thi và thực hiện đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh đúng quy chế.
Năm học 2005- 2006 là năm đầu tiên toàn ngành giáo dục không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THCS. Sở giáo dục đã chỉ đạo các nhà trường, các phòng giáo dục cần thực hiện nghiêm túc quy định về chuyên môn, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học. Việc đánh giá học sinh lớp 9 phải đảm bảo yêu cầu chính xác, khách quan, công bằng, tạo cơ sở cho việc tuyển sinh vào lớp 10. Cũng trong năm học này, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở giáo dục tỉnh đã tổ chức thi thử môn Vật lý, Hoá học và Ngoại ngữ cho học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh. Kết quả đã khẳng định chủ trương thi trắc nghiệm các môn trên là đúng đắn. Do vậy các kỳ thi sau đó đều tổ chức thành công. Năm học 2009- 2010, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,52% [67, tr.9].
Năm học 2006- 2007 là năm đầu tiên ngành thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT- TTg của Chính phủ về cuộc vận động “Hai không”. Đây là cuộc vận động mang tính giáo dục quyết liệt và tính xã hội cao, đòi hỏi không chỉ
66
ngành giáo dục tham gia mà các cấp uỷ Đảng, các cơ quan đoàn thể đều phải vào cuộc. Đây cũng là cơ hội cho toàn ngành giáo dục nói chung và GDPT nói riêng chấn chỉnh, khắc phục những khó khăn nhằm làm lành mạnh môi trường giáo dục. Chính vì vậy, từ năm học 2006- 2007, toàn ngành tập trung tổ chức thực hiện cuộc vận động này. Các giáo viên và học sinh đều ký văn bản tham gia với tỷ lệ gần 100%. Trước hết, các thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp cam kết kiên quyết không thực hiện hành vi tiêu cực, không dung túng, tiếp tay, bao che, né tránh các tiêu cực trong thi cử, kiểm tra, đánh giá học sinh, quyết tâm chấn chỉnh nền nếp, kỷ cương. Các em học sinh cam kết không gian lận trong thi cử, có tinh thần học tập nghiêm túc. Thanh tra giáo dục các cấp được tăng cường số lượng và nâng cao trách nhiệm để trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong giáo dục.
Sau 4 năm thực hiện “Hai không”, đã có sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường, các học sinh và các tầng lớp nhân dân. Toàn ngành giáo dục nhận được sự quan tâm của nhiều cấp uỷ Đảng và toàn xã hội. Các địa phương thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ học sinh để khắc phục tình trạng “ngồi sai” lớp. Kết quả của cuộc vận động “Hai không” đã phần nào lấy lại được môi trường giáo dục lành mạnh, thiết lập trật tự kỷ cương trong nhà trường và đặc biệt là trong thi cử. Điều này thể hiện rõ qua kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2006 với tỉ lệ gần 70%. Đây là kết quả thấp so với các năm trước đó nhưng nó phản ánh đúng chất lượng giáo dục. Các năm sau đó, tỉ lệ tốt nghiệp THPT đã tăng dần lên với chất lượng ngày một cao hơn.
Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được phát động toàn ngành. Thi đua dạy tốt, học tốt, phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, học sinh giỏi trở thành hoạt động thường xuyên của mỗi tập thể, cá nhân trong trường học. Sở GD&ĐT
67
chỉ đạo, tạo điều kiện để các đơn vị, trường học thực hiện các giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò. Phong trào này được các nhà trường quan tâm chú trọng và bước đầu đạt hiệu quả, chất lượng tốt.
Dạy tốt đi đôi với học tốt. Chất lượng giáo dục toàn diện 5 năm qua có chuyển biến tích cực ở các cấp học GDPT. Số học sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học tăng nhanh. Trong các kỳ thi tuyển sinh đại học “Phú Thọ nằm trong nhóm 15 tỉnh có điểm cao nhất (năm 2009 xếp thứ 11 và năm 2010 xếp thứ 13)” [74, tr.19]. Các trường THPT chuyên Hùng Vương, Việt Trì, Tam Nông, Long Châu Sa, Hùng Vương là các đơn vị có chất lượng tuyển sinh đại học, cao đẳng cao. Kết quả này đã phản ánh trình độ quản lý, năng lực giáo viên trong thực hiện nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đồng thời phản ánh trình độ dân trí của địa phương ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực vào phát triển nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi tiếp tục được củng cố, duy trì và từng bước nâng cao chất lượng. Trong nhiều năm qua không có học sinh tiểu học bỏ học. Các huyện miền núi Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn quan tâm chỉ đạo dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, nhiều trường tổ chức dạy tự chọn môn Tiếng Anh và Tin học. Có 145 trường học sinh đươc học tự chọn môn Tiếng Anh, 37 trường học sinh học tự chọn môn Tin học. Ngành giáo dục địa phương quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng vùng miền; chỉ đạo tốt việc dạy học hai buổi/ ngày, dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, dạy lớp ghép. Với hai môn học Toán và Tiếng Việt, kết quả học tập năm học 2009-2010 loại giỏi và khá đều chiếm trên 70%, không có loại kém. Cụ thể, môn Tiếng Việt: tỷ lệ
68
giỏi chiếm 35,4%, khá chiếm 39,6%; môn Toán: tỷ lệ giỏi chiếm 45,2% và khá chiếm 32,8% [68, tr.10].
Kết quả về công tác phổ cập THCS cơ bản được duy trì và củng cố qua các năm. Năm học 2009-2010, tỷ lệ xếp loại học lực loại giỏi: 15%, khá: 38,27%, trung bình: 41,9%, yếu: 5,09% và kém: 0,1%. Xếp loại hạnh kiểm, loại tốt: 76,1%, khá: 20,4%, trung bình và yếu: 3,55%.
Ở cấp THPT, ngành giáo dục quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả về giáo dục thể chất, thẩm mỹ; thực hiện các chương trình lồng ghép về giáo dục pháp luật, sức khỏe, quốc phòng, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục môi trường… nhằm nâng cao nhận thức, khả năng thích ứng xã hội của học sinh. Về kết quả học tập của học sinh, năm học 2010-2011, tỷ lệ học lực loại giỏi chiếm 5,6%, khá 45,4%, trung bình 45,0%, yếu 3,95%.
Trong nhiều năm liền, ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia lớp 12, Phú Thọ đều có số thí sinh đạt giải cao. Năm học 2008- 2009, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia lớp 12 THPT có 60 học sinh tham gia. Kết quả có 48 học sinh đoạt giải (đạt 80%), trong đó có 2 giải nhất, 16 giải nhì, 16 giải ba và 14 giải khuyến khích. Có 01 học sinh được tham dự đội tuyển thi Olimpic Toán quốc tế đạt huy chương đồng [67, tr.8]. Về kết quả thi tốt nghiệp THPT, năm 2010, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của Phú Thọ là 99,52%; năm 2011, tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 99,21% (trong đó loại giỏi 1,37%, loại khá 15,9%).
Toàn ngành chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện, dạy đủ các môn học và mở rộng các hoạt động giáo dục. Nhà trường tăng cường công tác quản lý học sinh, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục trật tự an toàn giao thông và giáo dục pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, … Các hoạt động
69
giáo dục toàn diện được đẩy mạnh góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trường.