Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa vàng thí

Một phần của tài liệu So sánh một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho giống dưa ưu tú (Trang 52 - 57)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.3.Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa vàng thí

4. Ý nghĩa khoa học và thực ti ễn của đề tài nghiên cứu

3.1.3.Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa vàng thí

Khả năng sinh trưởng của các giống dưa được đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau, trước hết là sự tăng trưởng về chiều cao cây. Quá trình vươn cao của cây là nhờ sự phân chia và giãn theo chiều dọc của lớp tế bào ở mô phân sinh đỉnh ngọn.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, yếu tố ngoại cảnh và biện pháp chăm sóc. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng, phát triển của cây. Các giống khác nhau có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khác nhau.

Nghiên cứu đặc tính này nhằm đưa ra biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể vào từng thời kỳ khác nhau để kìm hãm hoặc tăng nhanh chiều cao cây. Sự tăng trưởng chiều cao cây cũng liên quan đến khả năng chín sớm và tập trung của các giống. Đối với cây dưa dựa vào sự tăng trưởng chiều cao cây mà chia làm 3 loại hình sinh trưởng: sinh trưởng hữu hạn, bán hữu hạn và vô hạn. Cũng như các loại cây trồng khác thân cây dưa có nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Nó có nhiệm vụ chống đỡ các bộ phận của cây như lá, hoa, quả và có vai trò quan trọng đối với việc trồng dưa theo giàn… tạo ra số lượng chùm hoa chùm quả và cho năng suất. Do vậy để sinh trưởng, phát triển và chống chịu với điều kiện bất thuận của điều kiện ngoại cảnh thì đòi hỏi phải có thân vững chắc, khỏe mạnh. Kết quả nghiên cứu và theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây thân chính được ghi ở bảng sau:

Bảng 3.4: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của một số giống dưa vàng thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Giống

Chiều cao cây ở giai đoạn… ngày sau trồng (cm)

18 23 28 33 38 42 Kim Cô Nương (đ/c) 24,7 62,0 112,8 178,7 231,5 259,9 F86- 2877 23,8 45,8 99,9 145,7 198,6 225,0 Phụng Tiên 24,2 52,1 107,7 167,4 210,5 232,8 NH- 2798 24,6 55,8 109,0 169,2 219,8 249,8 Chu Phấn 24,0 48,5 99,2 157,0 197,7 221,2 P <0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD0,05 0,9 1,7 4,1 7,7 4,2 5,9 CV(%) 2,8 2,3 2,7 3,2 1,3 1,7 0 50 100 150 200 250 300 18 23 28 33 38 42

Ngày sau trồng( ngày)

C h i u c a o ( c m ) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Hình 3.1: Đồ th biu din động thái tăng trưởng chiu cao ca mt s ging dưa vàng thí nghim v Xuân - Hè 2013 ti trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Qua bảng 3.4 và hình 3.1 cho ta thấy:

Chiều cao của các giống dưa vàng thí nghiệm tăng rất nhanh theo thời gian sinh trưởng. Thời kỳ sau trồng 18 ngày, chiều cao cây đạt từ 23,8 - 24,7 cm, đến 42 ngày sau trồng đã tăng lên 221,2 – 259,9 cm.

* Giai đoạn sau trồng 18 ngày: Chiều cao cây của các giống dưa vàng thí nghiệm dao động trong khoảng 23,8 - 24,7 cm. Chiều cao cây của các giống dưa vàng thí nghiệm đều tương đương nhau và cũng không có sai khác so với giống

đối chứng.

* Giai đoạn sau trồng 23 ngày: Chiều cao cây của các giống dưa vàng thí nghiệm dao động trong khoảng 45,8 - 62,0 cm. Các giống dưa vàng thí nghiệm đều có chiều cao cây thấp hơn chắn chắn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó giống F86-2877 có chiều cao cây thấp nhất là 45,8 cm, thấp hơn chắc chắn giống đối chứng 16,2 cm.

* Giai đoạn sau trồng 28 ngày: Giai đoạn này cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, ra nhánh, chiều cao cây của các giống dưa vàng thí nghiệm dao động trong khoảng 99,2 - 112,8 cm.

Các giống dưa vàng thí nghiệm đều có chiều cao cây thấp hơn chắn chắn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó giống Chu phấn có chiều cao cây thấp nhất là 99,2 cm, thấp hơn chắc chắn giống đối chứng 13,6 cm.

* Giai đoạn sau trồng 33 ngày: Chiều cao cây các giống dưa vàng thí nghiệm dao động trong khoảng 145,7 - 178,7 cm. Giống đối chứng có chiều cao cây cao hơn các giống dưa khác chắn chắn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó giống F86 – 2877 có chiều cao cây thấp nhất là 145,7 cm, thấp hơn chắc chắn giống đối chứng 33 cm.

Giai đoạn sau trồng 42 ngày: ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao ở các CT có xu hướng chậm lại, dao động trong khoảng 221,2 – 259,9 cm. Tất cả các giống dưa vàng thí nghiệm đều có chiều cao cây thấp hơn chắc chắn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Giống NH – 2798 có chiều cao cây cao nhất là 249,8 cm nhưng cũng thấp hơn giống đối chứng 10,1 cm. Giống Chu phấn có chiều cao cây thấp nhất là 221,2 cm, thấp hơn giống đối chứng 38,7 cm

3.1.4. Động thái ra lá trên thân chính ca mt s ging dưa vàng thí nghim

Lá là cơ quan quan trọng để tạo ra sản phẩm quang hợp, số lá ít làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, quả sẽ ít và nhỏ, năng suất không cao. Nếu lá quá nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của quả dễ làm gây bệnh ở quả vì lá nhiều sẽ là nơi cư trú cho sâu bệnh hại, quá nhiều lá cũng làm giảm khả năng quang hợp cây trồng thiếu dinh dưỡng trở nên còi cọc ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Cũng như các loại cây trồng khác, số lá trên cây của các giống dưa phản ánh đặc tính di truyền của giống trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra chúng còn chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và sâu bệnh hại… Trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan trọng nhất quyết định số lá trên cây. Theo nguồn tài liệu của Tạ Thu Cúc năm 2005[5] cho biết: để hình thành lá đầu sau trồng thì cây cần nhiệt độ trung bình ngày đêm trên 130C và 20 lá tiếp theo cần nhiệt độ trung bình ngày đêm là 24oC, nếu nhiệt độ thấp hơn 130C thì tốc độ xuất hiện lá mới sẽ chậm.

Quan sát động thái ra lá giúp ta biết được tình hình sinh trưởng, phát triển của cây từđó tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Kết quả nghiên cứu động thái ra lá của các giống dưa thí nghiệm trong vụ xuân hè 2013 được thể hiện qua bảng và đồ thị sau:

Bảng 3.5: Động thái ra lá trên thân chính của một số giống dưa vàng thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Đơn vị: lá

Giống

Số lá ở giai đoạn sau trồng… ngày (lá)

17 22 27 32 37 Kim Cô Nương (đ/c) 3,3 6,2 12.0 16,8 24,2 F86- 2877 2,5 5,3 10,1 15,2 21,2 Phụng Tiên 3,9 5,6 10,3 15,5 21,2 NH- 2798 3,1 5,8 11,8 16,4 24,1 Chu Phấn 2,8 5,6 10,6 16,8 22,8 P < 0,05 < 0,05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 LSD0,05 0,4 0,5 1,3 1,2 1,8 CV(%) 9,2 6,2 8,8 5,2 5,5 0 5 10 15 20 25 30 17 22 27 32 37

Ngày sau trồng( ngày)

S l á ( ) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Hình 3.2: Đồ th biu din động thái ra lá trên thân chính ca mt s ging dưa vàng thí nghim v Xuân - Hè 2013 ti trường Đại hc Nông Lâm Thái Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả thu được ở bảng trên cho chúng ta thấy cùng với sự tăng trưởng chiều cao cây, số lá cũng tăng dần theo thời gian sinh trưởng, số lá của các giống tăng trưởng mạnh nhất vào giai đoạn 27 đến 37 ngày sau trồng, đạt 1- 1,5 lá/ ngày/ cây. Sau đó tốc độ ra lá giảm dần, khi số lá trên cây đạt từ 22- 25 lá/ cây ta tiến hành bấm ngọn để các nhánh bên phát triển.

Sau trồng 37 ngày số lá cuả các giống dưa dao động trong khoảng 21,2 – 24,2 lá. Giống F86- 2877 và Phụng tiên có số lá/thân chính thấp nhất là 21,2 lá, thấp hơn chắc chắn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có số lá/thân chính sai khác không có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

Một phần của tài liệu So sánh một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho giống dưa ưu tú (Trang 52 - 57)