Mật độ trồng đối với cây dưa vàng

Một phần của tài liệu So sánh một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho giống dưa ưu tú (Trang 36 - 38)

L ỜI CẢM ƠN

1.8.Mật độ trồng đối với cây dưa vàng

4. Ý nghĩa khoa học và thực ti ễn của đề tài nghiên cứu

1.8.Mật độ trồng đối với cây dưa vàng

Mật độ trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây dưa vàng. Mật độ quá dày hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất của cây dưa vàng. Cây dưa vàng có khả năng phân cành, nhánh và phát triển thân lá rất mạnh nên cần phải bố trí mật độ thích hợp cho sự phát triển của cây, đảm bảo về năng suất và chất lượng của dưa vàng.

Trồng dày giúp tăng số cây thu hoạch, tăng tổng số quả trên một đơn vị diện tích qua đó tăng năng suất . Tuy nhiên, nếu trồng quá dày vừa lãng phí giống, đồng thời sẽ dẫn tới giảm số quả/cây, giảm kích thước, khối lượng quả, mật độ quá dày đồng nghĩa với việc sâu bệnh gây hại với mức độ lớn hơn. Trong điều kiện trồng dày, cây sinh trưởng kém, tích lũy dinh dưỡng kém, năng suất không đảm bảo. Chính vì vậy việc xác định được mật độ, khoảng cách trồng hợp lý sao cho vừa tiết kiệm được giống, tận dụng được đất trồng, đồng thời có năng suất và hiệu quả kinh tế cao là hết sức cần thiết.

Thực tế ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về mật độ đối với các giống dưa vàng, do đó việc lựa chọn mật độ cho phù hợp vẫn còn khó khăn. Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều loại giống dưa vàng và được trồng với các mật độ

khác nhau tùy theo loại giống, địa hình sản xuất, thời vụ và phương thức trồng của từng nơi.

Năm 2015, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học tỉnh Hải Dương (Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương) đã thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình trồng dưa Kim Cô Nương và NH - 2798 trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Đến nay, mô hình trồng 2 giống dưa vàng Kim Cô Nương, giống dưa vàng NH - 2798 tại xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc (Hải Dương) với diện tích 16,8 sào trong vụ xuân hè với 2 phương thức trồng bò mật độ 500 - 510 cây/sào, trồng giàn mật độ 800 - 1.000 cây/sào, bước đầu cũng cho năng suất khá cao [ 24].

Dưa Vân lưới thuộc nhóm dưa Lê thơm, là dưa ưu thế lai F1 do Công ty Vimorint Cộng hoà Pháp lai tạo và sản xuất và cũng được khuyến cáo mật độ trồng theo phương thức trồng:

- Trồng bò lan: Lên luống rộng 3,5-4m, trồng hai líp hai bên, luống hơi vồng ở giữa. Nếu trồng hàng đơn lên luống rộng 2-2,2m, trồng một hàng giữa luống. Cây cách cây khoảng 50-60 cm, mỗi sào trồng hết 500-550 cây, mỗi cây có thế lấy 2 quả-3 quả tùy mức thâm canh.

- Trồng giàn: Luống rộng 1,1-1,2 m như luống dưa chuột xuất khẩu, trồng 2 hàng, hàng cách hàng 70-75cm, cây cách cây 40 cm, cắm giàn cho dưa leo như dưa chuột và phải có túi đeo quả, mỗi cây lấy 1 quả . Nếu trồng bò thì trồng kiểu nanh sấu nếu trồng giàn trồng thẳng hàng ngang, thẳng hàng dọc [25].

Cây dưa Hoàng Kim là một giống quả mới được nhập về Việt Nam, với thời gian sinh trưởng khoảng 60 ngày:

- Trồng giàn: Lượng giống từ: 1-1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng: 1,5m . Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 25.000 - 26.000 cây/ha.

- Nếu trồng bò trên mặt đất, lượng giống từ: 400 - 500 g/ha. Cây cách cây: 0,5cm, hàng cách hàng: 4m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ: 9.000 - 10.000 cây/ha [26].

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu So sánh một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho giống dưa ưu tú (Trang 36 - 38)