Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu So sánh một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho giống dưa ưu tú (Trang 39)

L ỜI CẢM ƠN

4. Ý nghĩa khoa học và thực ti ễn của đề tài nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

* Thí nghim 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa vàng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

+ Thời gian: Vụ Xuân - Hè 2013.

+ Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 5 công thức, 3 lần nhắc lại. + Diện tích ô thí nghiệm: 2,4 x 5 = 12 m2 (không kể rãnh) + Tổng diện tích: 12 m x 5 công thức x 3 lần nhắc lại = 180 m2 Sơđồ thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT3 CT1 CT4 CT5 CT2 CT4 CT3 CT2 CT1 CT5 CT5 CT2 CT3 CT4 CT1 Dải bảo vệ Các công thức thí nghiệm: CT1(Đ/c): Kim Cô Nương CT2: F86- 2877

CT3: Phụng Tiên CT4: NH- 2798 CT5: Chu Phấn

* Thí nghim 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống dưa vàng Kim Cô Nương.

- Thời gian: Vụ Xuân - Hè năm 2014.

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 công thức, 3 lần nhắc lại. - Diện tích ô thí nghiệm : 2,4 x 5 = 12 m2 (không kể rãnh) + Tổng diện tích: 12 m x 3 công thức x 3 lần nhắc lại = 108 m2 Sơđồ thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT 3 CT 1 CT 2 CT 1 CT 2 CT 3 CT 2 CT 3 CT 1 Dải bảo vệ Các công thức thí nghiệm: - Công thức 1: 105 N + 90 P2O5 + 105 K2O + nền - Công thức 2 (Đ/c): 120 N + 100 P2O5 + 120 K2O + nền - Công thức 3: 135 N + 110 P2O5 + 135 K2O + nền

Nền: 5 tấn phân chuồng + 300 kg vôi bột/ha

* Thí nghim 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống dưa vàng Kim Cô Nương

- Thời gian: Vụ Xuân - Hè năm 2015

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 công thức, 3 lần nhắc lại.

+ Diện tích ô thí nghiệm: 2,4 x 5 = 12 m2 (không kể rãnh) + Tổng diện tích: 12 m x 3 công thức x 3 lần nhắc lại = 108 m2

Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT 2 CT 1 CT 3 CT 1 CT 3 CT 2 CT 3 CT 2 CT 1 Dải bảo vệ Trong đó: - Công thức 1 : 0,75 m x 0,3 m. ( 44.000 cây/ha) - Công thức 2(Đ/c) : 0,75 m x 0,4 m. ( 33.000 cây/ha) - Công thức 3 : 0,75 m x 0,5 m. ( 26.000 cây/ha) 2.4.2. Các bin pháp k thut trng trt * Thời vụ gieo trồng:

+ Vụ Xuân - Hè: Gieo ngày 23/03/2013; trồng ngày 02/04/2013. + Vụ Xuân - Hè: Gieo ngày 09/04/2014; trồng ngày 19/04/2014. + Vụ Xuân - Hè: Gieo ngày 27/03/2015; trồng ngày 06/04/2015.

Hạt giống ngâm nước ấm trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nẩy mầm thì gieo. Gieo ươm cây trong khay. Giá thể trong khay gồm: Phân chuồng, tro trấu hoai mục, đất xốp nhẹ đã xử lý sạch mầm bệnh, trộn đều nhau theo tỷ lệ 30% + 10% + 60%.

Sau khi gieo từ 8 - 10 ngày, khi cây có 1 - 2 lá thật thì có thểđem trồng. - Thời gian ươm cây: Khoảng 7-10 ngày tùy theo thời vụ, khi cây có 1-2 lá thật đem trồng.

- Đất trồng: Thí nghiệm được bố trí tại Khu Công nghệ tế bào, Viện Khoa học sự sống, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Đất được làm tơi xốp, sạch cỏ rác, san bằng đất, bón lót, lên luống.

* Mật độ, khoảng cách: (thí nghiệm mật độ trồng theo công thức)

- Cây cách cây : 0,45m. - Hàng cách hàng : 0,65m.

* Phân bón và phương pháp bón : (thí nghiệm phân bón theo công thức thí nghiệm)

- Phương pháp bón phân: Lượng phân bón : 120 N + 100 P2O5 + 120 K2O Bón lót:

- 100% vôi bột + 100% phân chuồng + 30%N + 100%P2O5. Bón thúc lần 1: Bón sau khi trồng 18 ngày.

- 30%N + 30%K2O.

Bón thúc lần 2: Bón sau khi đậu quả. - 40%N +30%K2O.

Bón thúc lần 3 : Bón sau khi đậu quả 20 ngày. - 40% K2O.

Có thể sử dụng phân urê hoặc DAP để tưới giặm khi cây còn nhỏ.

* Chăm sóc sau trồng:

Thường xuyên giữ ẩm cho cây, trước khi ra hoa cần tưới nước thêm 1 lần và sau khi đậu quả tưới thêm lần nữa. Nhưng với các giống dưa dạng quả vân lưới khi vỏ quả xuất hiện vân lưới (sau khi đậu quả khoảng 20 ngày) phải giữ cho mặt đất khô ráo để tránh quả bị nứt hoặc bị thối. Thời gian quả chín cũng phải giữ cho đất khô ráo quả mới đạt chất lượng tốt.

* Tỉa nhánh:

Chỉ bấm ngọn thân chính khi cây dưa được 22-25 lá.

Các nhánh ra từ lá thứ 1 đến lá thứ 8 bấm tỉa, từ lá 9-12 mới để nhánh ra quả. Nhánh sau khi ra quảđể thêm 1 lá nữa bấm ngọn nhánh. Từ lá thứ 23 đến lá thứ 25 mỗi nhánh để 1 lá sau đó bấm ngọn nhánh. Mỗi nhánh cây để 1 quả.

* Một số sâu bệnh hại dưa:

- Một số loại sâu: Bọ trĩ (Thrip Palmi), Dòi đục quả (Liriomyza Trifolii-

Sâu ăn tạp (Spodoptera Littyra), Rầy mềm (Aphis Gossypii và Myzus Persicae).

- Một số loại bệnh: Bệnh chảy nhựa thân (Mycosphaerelaa), bệnh thối gốc, lở cổ rễ (Rhizoctonia Solani và Fusarium Solani), bệnh thối rễ, héo dây

(Phytopthora), bệnh sương mai (Pseudoperonospera), bệnh phấn trắng

2.4.3. Các chi tiêu và phương pháp theo dõi

2.4.3.1. Thời kỳ vườn ươm

- Ngày gieo hạt.

- Ngày mọc: Ngày có 50% số cá thể mọc trên mặt đất. - Ngày trồng

- Ngày ra 2 lá thật.

- Tình hình sâu bệnh hại: Theo dõi số cây bị lở cổ rễ, sâu ăn tạp.

Theo dõi toàn bộ số cây giống trong vườn ươm.

2.4.3.2. Thời kỳ sau trồng

* Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển:

- Thời gian sinh trưởng : Từ khi gieo đến khi kết thúc thu hoạch. - Ngày ra tua: là ngày có 50% số cây/ô xuất hiện tua.

- Ngày ra hoa: Ngày có 50% số cây trên 1 ô có hoa đầu. - Ngày đậu quả: Ngày có 50% cây trên 1 ô đậu quả.

- Ngày thu quảđợt 1: Ngày có 50% cây trên 1 ô có quả chín để thu hoạch. - Ngày kết thúc thu hoạch: Ngày có ¾ số cây trên 1 ô đã thu hoạch hết quả thương phẩm.

* Các chỉ tiêu sinh trưởng

- Động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cuối cùng (cm): Đo từ cổ rễđến đỉnh sinh trưởng.

- Động thái ra lá và số lá trên thân chính: Đếm số lá thật từ gốc đến đỉnh sinh trưởng có lá nhỏ nhất từ 2cm trở lên, đếm, đo 5 cây /lần nhắc lại.

- Số hoa trên thân chính, số hoa/cây.

* Tình hình sâu bệnh hại :Theo dõi bệnh lở cổ rễ, héo dây, sâu ăn tạp

Tình hình sâu bệnh hại được đánh giá bằng mức độ nhiễm sâu bệnh và một số bệnh phát sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

- Theo dõi thành phần các đối tượng sâu bệnh gây hại: 10 ngày một lần, quan sát toàn bộ thân cây để phát hiện các loài sâu, bệnh hại. Thu thập các bộ phận bị hại như hoa, quả rụng, các bộ phận thân cành rời, đem bổ ra để phân loại các loài sâu, bệnh hại.

- Theo dõi thời điểm bắt đầu phát sinh của một sốđối tượng gây hại chính: là thời điểm bắt đầu phát hiện loài đó. - Mức độ nhiễm bệnh của các giống với một số bệnh hại chính. - : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp < 5%) + : Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5 – 19%) ++ : Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20 – 50%) +++: Rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%) *Kiểu sinh trưởng

- Hữu hạn: Cây ra hoa rộ, thân chính ngừng sinh trưởng. - Vô hạn : Cây ra hoa rộ, thân chính vẫn tiếp tục sinh trưởng. - Bán hữu hạn: Trung gian giữa hữu hạn và vô hạn.

* Các chỉ tiêu về năng suất, yếu tố cấu thành năng suất. - Số hoa/cây: Đếm tổng số hoa / cây.

- Tổng hoa cái/ cây (hoa): Đếm số hoa trên cây - Tổng hoa đực/cây (hoa): Đếm số hoa trên cây

- Tỉ lệđậu quả (%) = tổng số quảđậu/tổng số hoa cái/cây x 100. - Số quả trung bình/cây ( quả) = Tổng số quả thu được

Số cây cho thu hoạch

- Khối lượng quả/cây (kg):Tổng khối lượng quả thu trên cây khi quả chín (kg).

- Khối lượng trung bình/ quả = tổng khối lượng quả các đợt thu/ tổng số quả thu hoạch.

- Năng suất lý thuyết ( tấn/ha) = khối lượng trung bình quả x số quả trung bình trên cây x mật độ trồng.

- Năng suất thực thu (tấn/ha) = tổng khối lượng quả thực thu/ô thí nghiệm, sau đó quy ra tấn/ha.

* Các chỉ tiêu về hình thái, kích thước quả.

Đo đếm các chỉ tiêu quả sau thu hoạch khi quả chín, không quá 3 ngày sau khi thu hoạch.

- Chiều cao quả (cm): Đo mặt cắt dọc từ đáy quả đến đỉnh quả của 5 quả ngẫu nhiên/ô.

- Đường kính quả (cm): Đo đường kính mặt cắt ngang phần lớn nhất của quả khi quả chín, đo trên 5 quả ngẫu nhiên/ô.

-Màu sắc quả : Quan sát khi quả chín.

- Độ Brix: Đo trên máy Refractometer (chiết quang kế).

2.4.4. X lý s liu

- Số liệu được xử lý bằng phần mềm IRRISTAT trên máy vi tính. - Đồ thị, biểu đồđược vẽ bằng chương trình Microsoft Excel.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa vàng thí nghiệm tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3.1.1. Kh năng sinh trưởng ca mt s ging dưa vàng thí nghim giai

đon vườn ươm

Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây dưa được tính từ khi bắt đầu gieo hạt, hạt hút nước trương lên, mầm phôi được phát động đến khi chín hoàn toàn. Quá trình này được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, thông thường với cây dưa được chia làm 2 giai đoạn cơ bản: Giai đoạn ở vườn ươm và giai đoạn ngoài đồng ruộng sản xuất. Việc xác định và phân chia các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau có vai trò quan trọng đối với việc chăm sóc và tác động các biện pháp kỹ thuật vào từng giai đoạn cụ thể nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dưa.

3.1.1.1. Thời gian sinh trưởng của một số giống dưa vàng thí nghiệm ở giai đoạn vườm ươm

Bảng 3.1: Các thời kỳ sinh trưởng của các giống dưa thí nghiệm trong giai đoạn vườn ươm

Giống Thời gian từ gieo đến…..(ngày)

Mọc 1 lá thật 2 lá thật Tuổi cây con

Kim Cô Nương (đ/c) 2 5 8 10

F86- 2877 3 6 9 10

Phụng Tiên 2 5 8 10

NH- 2798 2 5 8 10

*Thời gian từ gieo đến mọc

Đây là thời kỳđầu tiên, hạt từ trạng thái tiềm sinh (ngủ nghỉ) chuyển sang trạng thái hoạt động. Khi hạt đã hút đủ nước dưới sự hoạt động của các men như: protein, lipaza, amylaza, … làm phân giải các chất dự trữ trong hạt ở dạng phức tạp sang dạng đơn giản để nuôi phôi và cơ thể mới. Ở giai đoạn này cây yêu cầu độ ẩm thích hợp từ 75-80%, nhiệt độ 25-280C. Nếu nhiệt độ dưới 200C cây mọc chậm( 5-7 ngày sau gieo). Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C Cây mọc nhanh( 2-3 ngày sau gieo). Chất lượng hạt giống tốt, thời điểm gieo thích hợp, độ sâu gieo vừa phải từ 2-3cm thì việc nảy mầm sẽ diễn ra thuận lợi.

Hạt được ngâm nước trong 4 giờ, sau đó dùng khăn dày ủ khoảng 24 giờ hạt nảy mầm rồi đem gieo hạt vào bầu. Mỗi bầu gieo một hạt. Giá thể trong bầu đất là hỗn hợp giữa đất bột, phân chuồng và trấu hun nên đảm bảo điều kiện thuận lợi cho quá trình nảy mầm tương đối đồng đều và không bị côn trùng phá hoại.

Qua bảng 3.1 ta thấy thời gian từ gieo đến mọc của các giống thí nghiệm khác nhau là không nhiều. Giống Phụng Tiên và NH2798 có thời gian từ gieo đến mọc sớm nhất là 2 ngày, tương đương với giống đối chứng. Giống F86- 2877 và Chu Phấn có thời gian từ gieo đến mọc là 3 ngày, dài hơn đối chứng 1 ngày.

* Thời gian từ gieo đến khi có 1 lá thật

Sau khi mọc cây bước vào thời kỳ tự dưỡng. Cây tự hút nước và các chất dinh dưỡng trong đất để tổng hợp nên các chất để phục vụ cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Để tự tổng hợp được các chất thì cây cần phải có các lá thật. Quá trình hình thành lá thật của các giống khác nhau là khác nhau nhưng sự sai khác đó giữa các giống thí nghiệm không nhiều.

Thời gian từ gieo đến khi có 1 lá thật của các giống là 5 – 6 ngày. Giống Phụng tiên và NH-2798 có thời gian từ gieo đến 1 lá thật ngắn nhất là 5 ngày tương tự như giống đối chứng. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến 1 lá thật là 6 ngày, dài hơn giống đối chứng 1 ngày.

* Thời gian từ gieo đến khi có 2 lá thật là 8 – 9 ngày. Giống Phụng tiên và NH-2798 có thời gian từ gieo đến 1 lá thật ngắn nhất là 8 ngày tương tự như giống đối chứng. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến 1 lá thật là 9 ngày, dài hơn giống đối chứng 1 ngày.

* Thời gian từ gieo đến khi trồng của các giống dưa thí nghiệm đều là 10 ngày.

3.1.1.2. Chiều cao cây của các giống dưa thí nghiệm ở giai đoạn vườn ươm

Bên cạnh sự hình thành của các lá thật là sự tăng trưởng chiều cao của các cây trong vườn ươm. Chỉ tiêu này được quan tâm vì nó là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện đặc điểm nhận biết giống và phản ánh đặc tính thực vật ở mỗi giống. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng cuả cây. Các kết quả về sự tăng trưởng chiều cao cây con từng thời kỳ 1, 2 lá thật và khi trồng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Chiều cao cây qua các thời kỳ sinh trưởng của các giống dưa thí nghiệm trong giai đoạn vườn ươm

Đơn vị: cm

Giống

Chiều cao cây ở thời kỳ… (cm)

1 lá 2 lá Khi trồng

Kim Cô Nương (đ/c) 3,2 5,7 6,5

F86- 2877 3,0 4,5 5,6

Phụng Tiên 3,2 5,7 6,3

NH- 2798 3,0 4,7 6,3

Chu Phấn 3,1 4,3 5,5

Qua bảng 3.2 ta thấy chiều cao cây của các giống khác nhau là khác nhau. Ở giai đoạn 1 lá thật sự chênh lệch về chiều cao của các giống là không nhiều, giống Phụng Tiên có chiều cao cây lớn nhất, đạt 3,2 cm tương đương giống đối chứng. Giống chu phấn có chiều cao cây đạt 3,1 cm, thấp hơn giống đối chứng 0,1 cm. Giống F86- 2877 và NH- 2798 có chiều cao cây đạt 3,0 cm, thấp hơn giống đối chứng 0,2 cm.

Giai đoạn 2 lá thật, giống Phụng tiên có chiều cao lớn nhất là 5,7 cm, bằng chiều cao cây của giống Kim Cô Nương. Các giống khác có chiều cao cây thấp

hơn giống đối chứng, trong đó giống giống Chu Phấn có chiều cao thấp nhất là 4,3 cm, thấp hơn giống đối chứng 1,4 cm.

Chiều cao cây của các giống dưa trước khi trồng dao động từ 5,5- 6,5 cm. Các giống dưa vàng thí nghiệm đều có chiều cao cây khi trồng thấp hơn giống đối chứng. Trong đó giống Phụng tiên và NH-2798 có chiều cao cây cao nhất là 6,3 cm nhưng vẫn thấp hơn giống đối chứng 0,2 cm. Giống có chiều cao cây thấp nhất là giống Chu Phấn đạt 5,5 cm, thấp hơn giống đối chứng 1,0 cm.

Trong thời kỳ này các giống đều cho cây mập, sạch bệnh. Như vậy các giống dưa tham gia thí nghiệm đều đủ tiêu chuẩn để đưa ra sản xuất và đảm bảo cây con sau trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

3.1.2. Các thi k sinh trưởng và phát trin ca mt s ging dưa thí nghim giai đon sn xut giai đon sn xut

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa ngoài sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của các giống và điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của chúng.

Một phần của tài liệu So sánh một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho giống dưa ưu tú (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)