Tình hình sản xuất dưa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu So sánh một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho giống dưa ưu tú (Trang 31 - 33)

L ỜI CẢM ƠN

1.6.2.Tình hình sản xuất dưa ở Việt Nam

4. Ý nghĩa khoa học và thực ti ễn của đề tài nghiên cứu

1.6.2.Tình hình sản xuất dưa ở Việt Nam

Ở Việt Nam so với ngành phát triển cây rau nói chung và nhóm cây rau ăn quả nói riêng thì cây dưa lê có lịch sử phát triển tương đối muộn. Nhưng có thể coi là cây rau có tầm quan trọng vì nó khá được ưa chuộng, dễ trồng, khả năng mở rộng diện tích lớn và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Bảng 1.3: Tình hình sản xuất rau và dưa ở Việt Nam Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2012 Diện tích (1000 ha) 613,4 648,9 671,0 690,7 787,9 835,9 848,2 Năng suất (tấn/ha) 11,8 11,7 11,9 11,6 11,5 10,7 11,1 Sản lượng (triệu tấn) 7,2 7,6 8,0 8,0 9,0 9,0 9,4 [Nguồn: Faostat.fao.org, 2014][27]

Qua bảng trên ta thấy diện tích trồng rau và dưa giai đoạn 2001- 2012 tăng. Năm 2001 là 613,4 nghìn ha năm 2012 là 848,2 nghìn ha, tăng 234,8 nghìn ha. Năng suất giai đoạn 2001- 2012 giảm. Năm 2001 là 11,8 tấn/ha, năm 2012 là 11,1 (tấn/ha), giảm (0,7 tấn/ha). Năng suất rau và dưa của Việt Nam thấp hơn so với năng suất của thế giới. Sản lượng trồng dưa cũng tăng, năm 2001 là 7,2 triệu

tấn, năm 2012 là 9,4 triệu tấn, tăng 2,2 triệu tấn , so với thế giới thì sản lượng của Việt Nam chiếm 6,5%.

Tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu rau quả trong 2 năm 2011 và 2012 là 35,6%/năm, trong đó năm 2011 tăng 38,1%, đây là tốc độ cao đối với mặt hàng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả chỉ tăng 8,6%, nhưng với quy mô 4 tháng đã đạt 248 triệu USD và nếu 8 tháng còn lại vẫn duy trì được tốc độ này thì cả năm có thể vượt mốc 900 triệu USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam cũng khá rộng lớn. Năm 2012, Việt Nam có 13 thị trường xuất khẩu rau quả với kim ngạch trên 10 triệu USD. Một số thị trường lớn như Trung Quốc (218,1 triệu USD), Nhật Bản (54,6 triệu USD), Mỹ (39,9 triệu USD), Nga (28,4 triệu USD). Trong những tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang những thị trường chủ chốt vẫn cho thấy sự tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả của Việt Nam cũng còn khá lớn: năm 2010 (294 triệu USD), năm 2011 (293,5 triệu USD), năm 2012 (335 triệu USD). Trong đó, riêng nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2012 là 163,4 triệu USD và trong 4 tháng đầu năm 2013 là 89 triệu USD.

Dưa là loại cây trồng khá phổ biến ở nước ta, tuy nhiên do điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, do đặc điểm thực vật học nên cây dưa được trồng chủ yếu ở miền Nam. Ở miền Bắc do có mùa đông lạnh, giá rét, mùa hè lại có mưa bão nên trồng dưa thường cho năng suất, chất lượng thấp.

Qua bảng và căn cứ vào thực trạng sản xuất dưa của Việt Nam ta thấy tuy sản lượng dưa trong những năm gần đây có tăng lên song thực tế sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như:

- Chưa có bộ giống tốt cho từng vụ và từng vùng sinh thái khác nhau.

- Chưa đưa được ra quy trình canh tác hợp lý cho tùng giống và từng vùng sinh thái khác nhau.

-Trình độ dân trí còn hạn chế, vốn đầu tư ít, người dân chưa trú trọng phát triển trên quy mô lớn, việc sản xuất còn manh mún, vì vậy chưa có lượng sản phẩm hang hóa lớn cho xuất khẩu và chế biến công nghiệp.

- Ngành bảo quản và chế biến còn chưa phát triển, dẫn đến sản phẩm sản xuất ra có lúc thừa nhiều lúc lại khan hiếm.

Bên cạnh những khó khăn, ngành sản xuất dưa của ta cũng có nhiều lợi thế: - Điều kiện khí hậu đất đai thuận lợi đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây dưa.

- Diện tích trồng có thể mở rộng vì cây dưa có thể trồng được quanh năm và trồng được cả trên đất cát.

- Các vùng trồng dưa đều có dân sốđông, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.

Một phần của tài liệu So sánh một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho giống dưa ưu tú (Trang 31 - 33)