9. Kế hoạch nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu
3.2.1 Chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành
ngành Giáo dục thể chất năm thứ 2
Trên cơ sở chương trình hiện hành, đề tài tiến hành cải tiến nội dung có trong chương trình học nhằm đảm bảo phù hợp với chuyên ngành đào tạo và theo mẫu hiện hành của bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, chương trình cho sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây như sau:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO: CĐSP THỂ DỤC
ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM THƢỜNG XUYÊN 2. Mã số môn học
3. Số tiết: 15 tiết
4. Thời điểm thực hiện: Năm thứ 2 5. Thời gian : 2 tiết/tuần
6. Mục tiêu của môn học
6.1Về kiến thức
- Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về nhiệm vụ TTSP năm thứ 2 - Sinh viên biết xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu phù hợp với yêu cầu của hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học
- Tích lũy kinh nghiệm soạn giáo án, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS
6.2 Về kỹ năng
- Hình thành cho sinh viên năm thứ 2 có được một số kỹ năng hoạt động giáo dục như: xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, tiếp cận với học sinh, với phụ huynh, điều hành sinh hoạt tập thể.
- Hình thành cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản về hoạt động dạy học với chuyên ngành đào tạo như: Soạn giáo án, tập giảng, trình bày bảng, cách làm đồ dùng dạy học…
- Luyện tập cách xử lý tình huống sư phạm cho sinh viên trong hoạt động dạy học và giáo dục
6.3 Về thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu ngành, yêu nghề, biết vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong RLNVSP
- Bồi dưỡng tinh thần quyết tâm, say mê, nhiệt tình trong công việc
7. Điều kiện tiên quyết
- Học sau các học phần: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, giáo dục học đại cương, hoạt động dạy học THCS, hoạt động GDTHCS
8. Mô tả vắn tắt học trình
- Học trình gồm những nội dung cơ bản sau: + Học tập và rèn luyện kỹ năng chung
+ Học tập và rèn luyện những kỹ năng riêng thuộc chuyên ngành đào tạo + Bài tập thực hành
+ Dự giờ dạy mẫu tại trường thực hành
9. Kế hoạch lên lớp
- Lên lớp: 12 tiết
- Thực hành: sinh viên bố trí giờ thực hành (cá nhân, nhóm, lớp) với số tiết tối thiểu bằng số tiết lên lớp
- Dự giờ mẫu tại trường THCS: 3 tiết
10. Phƣơng pháp dạy và học
- Giảng giải - Trực quan
- Dạy học theo dự án
- Luyện tập : luyện tập theo cá nhân, nhóm, tổ, lớp
11.Đánh giá kết thúc môn học
- Theo quy định của quy chế 25: có 1 điểm thực hành - Thang điểm đánh giá: 10/10
12. Nội dung chi tiết học trình
Phần I: Việc học tập và rèn luyện kỹ năng chung
- Tìm hiểu các quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục – đào tạo - Tìm hiểu điều lệ ở trường THCS
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp
- Tìm hiểu nội dung giáo trình TTSP năm thứ 2 - Giao tiếp sư phạm
Phần II: Rèn luyện kỹ năng riêng thuộc chuyên ngành đào tạo - Soạn giáo án - Tập giảng - Trình bày bảng - Chế tạo đồ dùng dạy học - Xử lý tình huống sư phạm
- Tổ chức và điều khiển thi đấu thể thao
Phần III: Dự giờ dạy mẫu môn Thể dục ở trƣờng THCS – 3 tiêt
- Dự giờ dạy mẫu của giáo viên môn Thể dục ở trường THCS - Rút kinh nghiệm giờ dạy
- Quan sát các hoạt động giáo dục trong trường THCS 13. Trang thiết bị dạy học cho môn học
- Phòng học, bảng , các thiết bị trình chiếu, máy tính - SGK, sách giáo viên bộ môn Thể dục ở trường THCS 14. Yêu cầu về giáo viên
- Giáo viên có trình độ tối thiểu từ Đại học trở lên
- Giáo viên có năng lực chuyên môn, nhiệt tình có trách nhiệm, có kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn học sinh thực hành
15. Tài liệu học tập
- Giáo trình RLNVSP – Phạm Trung Thanh (Chủ biên) – Nguyễn Thị Lý, NXB ĐHSP HN, 2004
Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa, sách giáo viên bộ môn Thể dục lớp 6, 7, 8, 9 - Thực tập sư phạm – Nguyễn Đình Chỉnh , Hà Nội 1997
3.2.2 Chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất năm thứ 3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO: CĐSP THỂ DỤC
ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM THƢỜNG XUYÊN
2. Mã số môn học 3. Số tiết: 15 tiết
4. Thời điểm thực hiện: Năm thứ 3 5. Thời gian : 2 tiết/tuần
6. Mục tiêu của môn học
6.1 Về kiến thức
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản quan trọng về hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THCS
- Nắm được nội dung cơ bản của nội dung TTSP năm thứ 3 6.2 Về kỹ năng
- Hình thành cho sinh viên năm thứ 3 có được một số kỹ năng cơ bản về dạy học và giáo dục để hoàn thành tốt nội dung TTSP năm thứ 3
- Sinh viên biết vận dụng phương pháp dạy học tích cực khi đi TTSP năm thứ 3
6.3 Về thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu ngành, yêu nghề, tham gia tích cực hội thi NVSP do nhà trường, khoa tổ chức
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện nội dung RLNVSP năm thứ 3 và đi TTSP tốt nghiệp
7. Điều kiện tiên quyết
Học sau các học phần: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm,giáo dục học đại cương, hoạt động dạy học THCS, hoạt động GDTHCS, lý luận giáo dục Giáo dục thể chất
8. Mô tả vắn tắt học trình
+ Học tập và rèn luyện kỹ năng chung
+ Học tập và rèn luyện những kỹ năng riêng thuộc chuyên ngành đào tạo + Bài tập thực hành
+ Tổ chức hội thi NVSP
+ Dự giờ mẫu môn Thể dục của giáo viên trường THCS
9. Kế hoạch lên lớp
- Lên lớp: 12tiết
- Thực hành: sinh viên bố trí giờ thực hành (cá nhân, nhóm, lớp) với số tiết tối thiểu bằng số tiết lên lớp
- Dự giờ mẫu tại trường THCS: 3 tiết
10. Phƣơng pháp dạy và học
- Giảng giải - Trực quan
- Dạy học theo dự án
- Luyện tập : theo cá nhân, nhóm, tổ
11.Đánh giá kết thúc môn học
- Theo quy định của quy chế 25: có 1 điểm thực hành - Thang điểm đánh giá: 10/10
12. Nội dung chi tiết học trình
Phần I: Việc học tập và rèn luyện kỹ năng chung
- Tìm hiểu nội dung giáo trình TTSP năm thứ 3 - Giao tiếp sư phạm
- Diễn đạt bằng lời
Phần II: Rèn luyện kỹ năng riêng thuộc chuyên ngành đào tạo
- Soạn giáo án - Tập giảng
- Xử lý tình huống sư phạm - Xây dựng tiến trình môn học
- Xây dựng kế hoạch, tiến trình biểu theo dõi nội dung môn học - Đo lường thời gian bài học thể dục
- Đánh giá bài học thể dục
Phần III: Dự giờ dạy mẫu môn Thể dục ở trƣờng THCS – 3tiêt
- Dự giờ dạy mẫu của giáo viên môn Thể dục ở trường THCS - Rút kinh nghiệm giờ dạy
- Quan sát các hoạt động giáo dục trong trường THCS 13. Trang thiết bị dạy học cho môn học
- Phòng học, bảng, phòng tập giảng
- SGK, sách giáo viên bộ môn Thể dục ở trường THCS 14. Yêu cầu về giáo viên
- Giáo viên có trình độ tối thiểu từ Đại học trở lên
- Giáo viên có năng lực chuyên môn, nhiệt tình có trách nhiệm, có kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn học sinh thực hành
15. Tài liệu học tập
- Giáo trình RLNVSP – Phạm Trung Thanh (Chủ biên) – Nguyễn Thị Lý, NXB ĐHSP HN, 2004
Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa, sách giáo viên bộ môn Thể dục lớp 6, 7, 8, 9 - Thực tập sư phạm – Nguyễn Đình Chỉnh , Hà Nội 1997
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đề hoạt động RLNVSP và chương trình RLNVSP cho sinh viên chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
Hoạt động RLNVSP có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên nói chung và giáo viên Thể dục nói riêng tuy nhiên các em sinh viên
chuyên ngành GDTC truờng CĐSP Hà Tây chưa hiểu đúng vai trò, tác dụng của hoạt động RLNVSP trong đào tạo giáo viên tuơng lai.
Hiệu quả RLNVSP của các em sinh viên chuyên ngành GDTC của truờng CĐSP Hà Tây trong những năm qua còn nhiều hạn chế cần thiết phải nâng cao kết quả RLNVSP cho các em trong những năm học tới
Chuơng trình RLNVSP hiện hành chưa đảm bảo tính cân đối và toàn diện giữa việc trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng chuyên ngành cho các em sinh viên chuyên ngành GDTC. Chuơng trình mới xây dựng đã giải quyết được hạn chế này và có ý nghĩa thực tiễn phù hợp với đặc điểm của trường CĐSP Hà Tây và có thể sử dụng được.
2.KIẾN NGHỊ
Hoạt động RLNVSP là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên. Đây là một yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo của nhà trường sư phạm nhằm đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Vì vậy quan tâm đúng mức tới công tác này là công việc tất yếu của nhà trường sư phạm nơi đào tạo đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, năng lực vững vàng, phẩm chất tốt
RLNVSP cho sinh viên chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây , chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
* Đối với nhà trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây
- Cần thường xuyên đổi mới, cải tiến chương trình RLNVSP cho các em sinh viên chuyên ngành GDTC đảm bảo phù hợp với chuyên ngành đào tạo và đòi hỏi thực tiễn ở các trường phổ thông.
- Công tác RLNVSP thường xuyên cần được tiến hành thường xuyên ngay từ khi sinh viên vào nhập trường.
- Cần có sự quan tâm đầu tư đúng mức cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đầy đủ đảm bảo tốt việc RLNVSP của sinh viên
- Hàng năm cần tổ chức các hội thi NVSP, thao giảng coi đó là ngày hội truyền thống của sinh viên sư phạm. Thông qua các hoạt động của hội sinh viên, của tổ chức Đoàn cần xây dựng “ Câu lạc bộ nhà giáo tương lai” nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia.
- Áp dụng chương trình mà đề tài xây dựng cho sinh viên chuyên ngành GDTC trong các năm học tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Apeip (1994), Nền giáo dục cho thế kỷ XXI, những trienr vọng Châu Á
Thái Bình Dương, (bản dịch) NXB Giáo dục
2. Nguyễn Như An (1992), Về quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh Viên sư phạm, nghiên cứu giáo dục, số 2
3. Nguyễn Như An (1992), Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn
giáo dục học và quy trình rèn luyện các kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý giáo dục, Luận án tiến sĩ Giáo dục học
4. Nguyễn Thị Vân Anh (2004), Nhận thức về hoạt động rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang – Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học
5. Boondurep N.I (1980), Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở
trường phổ thông, (bản dịch) NXB Giáo dục
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo (2005), Điều 6 Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho các trường Đại học sư phạm, Tài liệu hội thảo khoa học
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2003), Quy chế thực hành, thực tập sư phạm, kèm theo quyết định số 36/QĐ- BGD&ĐT ngày 1/8/2003
9. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, NXB Thể dục thể thao 10.Nguyễn Đình Chỉnh (1991), Thực tập sư phạm, NXB Giáo dục
11.Nguyễn Đình Chỉnh, “Hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho giáo sinh – một yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục”. Tạp chí đại học và giáo dục chuyên nghiệp. Tháng 1 – 1997
12.Nguyễn Đình Chỉnh – Phạm Trung Thanh (1999), Kiến tập và thực tập
sư phạm, NXB Giáo dục Hà Nội
13.Nguyễn Đình Chỉnh (1993), “Tiêu chí nhận diện một giáo viên dạy giỏi”,
Tạp chí Trung tâm khoa học giáo dục, Đại học và chuyên nghiệp, số 1
14.Nguyễn Quang Chương (2004), Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực sư phạm giáo dục thể chất cho sinh viên thể dục trường Cao đẳng sư phạm Sơn La, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học
15. Chương trình cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục (1/1995). NXB Giáo dục
16.Nguyễn Thái Hưng (2006), Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực tập sư phạm cho sinh viên thể dục trường Cao đẳng sư phạm Hải Dương, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học
17. Nguyễn Hữu Dũng (1995), Hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viến
sư phạm Hà Nội
18. Bùi Văn Huệ (2002), Nghệ thuật ứng xử sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
19. Trần Mạnh Hùng (2010), Xây dựng quy trình và tiêu chuẩn đánh giá rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất trường Đại học sư phạm Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học
20. Lê Thanh Hường (2003), “ Giáo dục Việt Nam trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Giáo dục, số 36
21. Hoàng Thị Lệ Khang (2000), Thực trạng và hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường CĐSP Hải Phòng, Luận văn
Thạc sĩ Giáo dục học
22. Nguyễn Kỳ, Đôi điều suy nghĩ về đổi mới đào tạo nhà giáo NCGD số
4-1997
23.Phan Trọng Luận (2003), “ Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học trong đào tạo bồi dưỡng giáo viên”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 126
24. Đặng Thị Nhung (1998), Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực tập sư phạm của sinh viên năm thứ 3 trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học
25. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
26. Lương Quốc Phi, Lựa chọn phương thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
27. Trần Sâm (2009), Một số biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây trong giai đoạn hiện nay,Luận văn thạc sĩ Giáo dục học
28. Phan Thị Tâm (2006), Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên trường
Đại học sư phạm Vinh – Nghệ An với hoạt động rèn luyện nghiệp vự sư phạm, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học
29. Phạm Trung Thanh (2009), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB Đại học sư phạm
30. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục
31. Trần Anh Tuấn (1996) , Xây dựng quy trình thực tập luyện các kỹ năng
giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành- thực tập sư phạm.
Luận án tiến sĩ
32. Vũ Kim Tường (2000), Những khó khăn của giáo sinh trương CĐSP Phú