Các cách tiếp cận xây dựng chương trình

Một phần của tài liệu Đề tài Cải tiến chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây (Trang 37)

9. Kế hoạch nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu

1.3.2 Các cách tiếp cận xây dựng chương trình

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong xây dựng chương trình, theo TS Phan Thị Hồng Vinh trong cuốn “Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình dạy

học” có những cách tiếp cận sau: 1.3.2.1 Cách tiếp cận nội dung

Chương trình dạy học là bản phác thảo nội dung mà môn học cần bao quát, nhìn vào đó người dạy sẽ biết mình phải dạy những gì, còn người học thì có thể biết mình phải học cái gì.

Môn học miêu tả cho học sinh thực tế về thế giới xung quanh, sắp xếp tổ chức môn học phản ánh logic khoa học của khoa học tương ứng

Nhược điểm của cách tiếp cận này là:

Dễ dẫn đến tình trạng quá tải cho chương trình trong điều kiện khoa học và kỹ thuật không ngừng gia tăng với tốc độ vũ bão

Khó khăn trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên do khối lượng kiến thức và kỹ năng quá lớn

Người dạy sẽ tìm kiếm các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nào để truyền thụ nhiều và nhanh nhất khối lượng kiến thức. Do đó dễ dẫn đến việc sử dụng các phương pháp,hình thức tổ chức dạy học một chiều và đơn điệu.

1.3.2.2 Cách tiếp cận mục tiêu

Những năm 40 và đậu những năm 50 của thế kỷ XX ở Mỹ bắt đầu sử dụng cách tiếp cận mới-tiếp cận mục tiêu trong thiết kế quá trình đào tạo (Objective – based approach). Mô hình này do Ralph.W,Tyler xây dựng nên. Theo cách tiếp cận này thì xuất phát điểm của chương trình dạy học là mục tiêu. Mục tiêu đào tạo ở đây được thể hiện dưới dạng mục tiêu đầu ra thể hiện qua những thay đổi hành vi của người học. Dựa trên mục tiêu đào tạo, người lập chương trình mới đưa ra quyết định về nội dung, phương pháp và cách đánh giá kết quả học tập. Với cách tiếp cận mục tiêu, người ta xác định quy trình đào tạo theo một công ưnghệ nhất định. Từ đó có thuật ngữ “công nghệ

giáo dục”. Chương trình dạy học được thực hiện theo kiểu này còn được gọi là “chương trình dạy học kiểu công nghệ”

Ưu điểm

Tạo điều kiện cho đánh giá hiệu quả và chất lượng chương trình dạy học Xác định được phương pháp và hệ thống đánh giá kết quả học tập của học viên

Nhược điểm

Công nghệ giáo dục yêu cầu đầu vào của đào tạo phải đạt tiêu chuẩn đã được xác định trước. Tuy nhiên trong đào tạo, đầu vào là con người, đầu vào không đồng nhất nên điều đó khó có thể thực hiện được

Người học vẫn ở trạng thái thụ động, giáo điều máy móc. Các khả năng tiềm ẩn của con người không được đáp ứng. Người học phải rèn rũa theo khuôn mẫu đã định trước.

1.3.2.3 Cách tiếp cận phát triển

Theo cách tiếp cận này, các nhà xây dựng chương trình xem quá trình đào tạo là quá trình , còn giáo dục là sự phát triển. Giáo dục có chức năng phát triển tối đa mọi khả năng tiềm ẩn của con người, làm cho con người có khả năng làm chủ tình huống, đương đầu với những thách thức sẽ gặp phải trong cuộc sống một cách chủ động và sáng tạo. Với cách tiếp cận này, người ta chú trọng tới sự phát triển hiểu biết ở người học hơn là truyền thụ nội dung kiến thức hay sự thay đổi hành vi ở người học. Với quan điểm này, giáo dục là quá trình giúp cho mức độ làm chủ bản thân, làm chủ vận mệnh và khả năng sáng tạo tiềm ẩn ở mỗi con người được phát huy một cách tối đa.

Theo cách tiếp cận phát triển, người xây dựng chương trình chú trọng đến khía cạnh nhân văn của chương trình dạy học, nghĩa là chú trọng đến đối tượng đào tạo (lợi ích, sở thích, nhu cầu người học, giá trị mà chương trình đem lại cho từng người học). Để đáp ứng nhu cầu người học thì người ta áp dụng cách thức xây dựng chương trình dạy học theo modul, cho phép người

học tự xác định lấy chương trình học tập riêng cho mình với sự giúp đỡ của giảng viên.

Khó khăn của cách tiếp cận này là nhu cầu và sở thích cá nhân đa dạng, do đó chương trình dạy học khó có thể đáp ứng được nhu cầu và sở thích của mọi người học.

1.3.2.4 Cách tiếp cận tích hợp

Tích hợp cả ba cách tiếp cận trên để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm nhằm đem lại hiệu quả cao trong giáo dục – đào tạo. Hiện nay các chương trình Giáo dục học trong các trường sư phạm được xây dựng theo quan điểm nội dung và mục tiêu. Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm đến lợi ích, sở thích, nhu cầu của người học.

1.3.3 Nguyên tắc xây dựng chương trình

Trong xây dựng chương trình, cần đảm bảo một số nguyên tắc được xây dựng trên những quy luật khách quan của quá trình dạy học, tạo điều kiện cho việc thực hiện chương trình một các hiệu quả

1.3.3.1 Đảm bảo mục tiêu đào tạo

Khi xây dựng chương trình phải dựa trên mục tiêu đào tạo của ngành, mục tiêu đào tạo của nhà trường làm căn cứ xây dựng chương trình. Có như thế chương trình mới góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo một cách hữu hiệu.

Mục tiêu đào tạo ở các trường sư phạm trước hết là đào tạo con người có phẩm chất chính trị, có năng lực hoạt động nghề nghiệp tương xứng với trình độ. Các phẩm chất và năng lực cần trang bị cho từng bậc học và cấp học phù hợp với mục tiêu của luật giáo dục, nó là hệ thông các giá trị về mặt tri thức và nhân cách đảm bảo cho người học có đủ điều kiện để hội nhập và đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nươc. Chương trình được xây dựng với yêu cầu dạy người, dạy chữ theo định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng. Chương trình là phương tiện đầu tiên và cơ bản của quá trình dạy học để thực hiện mục tiêu đào tạo. Do đó, nội dung đào

tạo phải đảm bảo tính hiện đại và phát triển đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên ngành có sự tương ứng với trình độ khu vực và thế giới.

Với chương trình đào tạo giáo viên mục tiêu được thể hiện ở nội dung đào tạo, năng lực đào tạo phải hướng về nhà trường phổ thông tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tiễn phổ thông, nhà trường sư phạm phải luôn luôn bám sát thực tiễn phổ thông về các mặt, đặc biệt phải chú ý đến những đổi mới chương trình ở bậc học phổ thông được thể hiện ở chỗ không chỉ dừng lại ở các kỹ năng truyền thống mà đã xây dựng và lập kế hoạch giáo dục, một hệ thống giá trị cần thiết cho con người trong xã hội hiện đại với tác động của nền kinh tế công nghiệp kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá (với các kỹ năng mới, những hợp tác giao tiếp và phát hiện bản chất vấn đề các phẩm chất tư duy độc lập chủ động và sáng tạo v..v. Từ những khái quát mang tính lý luận về mtiêu của chương trình quá trình xây dựng đổi mới chương trình môn học GDTC trong đào tạo giáo viên phải đạt được các yêu cầu mang tính nguyên tắc như sau:

Mục tiêu đào tạo phải là bộ phận hữu cơ của mục tiêu đào tạo giáo viên có nghĩa là phải thể hiện được mức độ định hướng và yêu cầu của nghề nghiệp.

Mục tiêu phải thể hiện được ở hai cấp độ: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, phải đáp ứng được yêu cầu của hai mặt giáo dục đó là đào tạo nghề nó có sự hình thành năng lực phẩm chất

Mục tiêu phải quyết định được những giá trị cần đạt cho người học trong quá trình đào tạo.

Như vậy mục tiêu chi phối trực tiếp và toàn diện qúa trình xây dựng đổi mới chương trình, xuất phát từ mục tiêu đào tạo chương trình phải giải quyết

được hai nhiệm vụ chuyên môn cơ bản là trang bị về kiến thức chuyên môn và kiến thức cơ bản

1.3.3.2 Đảm bảo chất lượng đào tạo

Một chương trình được coi là chất lượng khi chương trình giúp nhà trường đạt mục đích của mình

Trong những năm gần đây, người ta không chỉ nói đến việc đào tạo phải phù hợp với thông số kỹ thuật hay tiêu chuẩn của nhà trường mà còn nói tới việc thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng xã hội đối với sản phẩm. Một cơ sở giáo dục đại học hay một chương trình dạy học được coi là chất lượng khi người học sau khi học xong khóa học được tuyển dụng và làm đúng ngành, đúng nghề.

1.3.3.3 Đảm bảo tính khoa học, tính cập nhật và tính khả thi.

Tính khoa học là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây dựng chương trình dạy học. Tính khoa học yêu cầu người làm chương trình cần xây dựng chương trình theo quy trình chặt chẽ, đúng thao tác, đúng kỹ thuật trong mọi công đoạn của nó (xây dựng môi trường, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức đào tạo…)

Cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật xây dựng chương trình cần theo kịp quan điểm, phương pháp và kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Nội dung kiến thức cần phản ánh chính xác các quy luật vận động phát triển của thực tiễn khách quan. Những kỹ năng sư phạm cần đáp ứng yêu cầu của dạy học và giáo dục trong trường phổ thông và các cơ sở đào tạo khác.

Tính khoa học cần được quán triệt trong lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo, trong sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, trong việc tạo môi trường thuận lợi cho thực hiện chương trình.

Chương trình dạy học cần xây dựng phù hợp với cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, với kỹ năng nhận thức của người học, với điều kiện tiến hành chương trình, tức phải có tính khả thi.

Tính khoa học của việc xây dựng chương trình trong đào tạo giáo viên TDTT phải thể hiện được hai mặt:

Lựa chọn nội dung đào tạo, nội dung được lựa chọn phải cập nhật được những tiến bộ khoa học công nghệ, phải phù hợp với thực tiễn phổ thông, phải giải quyết được những nhiệm vụ mà chương trình Thể dục ở bậc phổ thông đặt ra, phải phù hợp với khả năng nhận thức của sinh viên và năng lực thể chất của họ, phải tích hợp được nhiều mặt giáo dục trong từng đơn vị nội dung đó là lý luận, thực hành, nhiệm vụ sư phạm. Nội dung được lựa chọn và sử dụng trên nền tảng ứng dụng phương pháp dạy học tích cực, phải phù hợp với hoạt động đào tạo và dạy học, kiến thức phải phải phù hợp với thời lượng cho phép.

Sắp xếp nội dung kiến thức: nội dung kiến thức phải mang tính kế thừa sau, nội dung sau phải kế thừa được kết quả của nội dung trước, phải tận dụng tối đa khả năng chuyển kỹ xảo giữa hoạt động vận động và giữa nền tảng thể lực đã có.Những môn học nhằm để tạo kiến thức rộng cần phải được biên soạn dưới độ nén cao và mang tính tích hợp mạnh, những môn khó có thể tăng thời lượng, những môn dễ có khả năng cập nhật từ những kiến thức cơ bản đã được trang bị trước đây có thể giảm thời lượng và tăng thời gian tự học cho sinh viên.

1.3.3.4 Đảm bảo hiệu quả của chương trình

Để đảm bảo hiệu quả cao của đào tạo đòi hỏi chương trình được xây dựng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: chương trình phải có tính kế thừa cao tức chương trình bậc đào tạo sau kế thừa chương trình bậc đào tạo trước, môn học sau phải kế thừa môn học trước có liên quan, tránh trùng lặp hoặc phải dạy lại. Chương trình cần đạt được mục tiêu trong thời gian tối ưu.

1.3.3.5 Đảm bảo tính sư phạm của chương trình

Tính sư phạm của chương trình được thể hiện qua yêu cầu sau: chương trình dạy học phải mang tính khả thi cao về mặt thời lượng cũng như nội dung. Nội dung của chương trình phải được chọn lọc những kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất, phù hợp với thời lượng có hạn trong chương trình dạy học.

Lựa chọn nội dung chương trình: Nội dung chương trình được lựa chọn phải đảm bảo ở 3 loại hình kiến thức cơ bản đó là: Kiến thức nền tảng, chuyên ngành, kiến thức về phương pháp giáo dục và nghiệp vụ sư phạm có nghĩa là nội dung chương trình phải tạo ra cho chương trình một tổng thể toàn diện về mặt kiến thức phù hợp với chuyên ngành đào tạo và yêu cầu của bậc học. Bên cạnh đó nội dung phải đảm bảo tính thiết thực, phù hợp.

Cấu trúc nội dung chương trình được sắp xếp phải đảm bảo: Tính tuần tự từ dễ đến khó từ kiến thức nền tảng đến chuyên ngành. Tính kế thừa của quá trình nhận thức, nội dung sau phải đảm bảo kế thừa của nội dung trước.

Phương pháp giảng dạy: phương pháp được lựa chọn để thực thi chương trình phải là sự tiếp nối mang tính sư phạm giữa nội dung sử dụng và khả năng tiếp nhận của người học đảm bảo hiệu quả cao cho người học đồng thờì đảm bảo hiệu quả cao về mặt giáo dục cho người học năng lực người học năng lực tự chiếm lĩnh tri thức, tự tìm kiếm tài liệu.

Yêu cầu kiểm tra đánh giá: quá trình kiểm tra đánh giá luôn phải coi là động lực thức đẩy qúa trình đào tạo. Vì vậy trong giáo dục chuyên nghiệp phải thực sự coi kiểm tra đánh giá là một bộ phận là một phương tiện hữu hiệu mang đậm tính sư phạm trong quá trình đó.

1.3.4 Các bƣớc xây dựng chƣơng trình dạy học

Khi xây dựng chương trình dạy học thông thường bao gồm các bước sau

Bước 1: Phân tích nhu cầu đào tạo

Bước này nhằm trả lời câu hỏi có tồn tại một nhu cầu đào tạo không? Để trả lời câu hỏi cần xác định sự khác biệt giữa năng lực người học và những yêu cầu đảm bảo thực hiện đó một cách tốt nhất

Khi chương trình dạy học được xây dựng không trên cơ sở phân tích nhu cầu đào tạo sẽ dẫn đến xây dựng những chương trình không thích hợp. Việc phân tích nhu cầu đào tạo bắt đào từ việc phân tích những nhiệm vụ, chức năng của công việc mà các nhà giáo dục sẽ đảm nhiệm và năng lực của họ. Cần xác định rõ mô hình các tri thức và kỹ năng cần có của giáo viên, khoảng cách giữa năng lực thực hiện và năng lực cần có từ đó xây dựng những chương trình dạy học thích hợp

Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu đào tạo thường là: Quan sát

Điều tra bằng phiếu hỏi Đàm thoại

Phỏng vấn Test

Bước 2: Phân tích các đặc điểm học viên

Việc phân tích các đặc điểm học viên giúp hướng dẫn quyết định những vấn đề:

Xây dựng nội dung đào tạo

Lựa chọn phương pháp giảng dạy

Lựa chọn thời gian cho thực hành và phản hồi

Xác định các loại nguồn lực học tập và sử dụng nguồn lực

Đặc điểm thể lực Đặc điểm giáo dục

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong đó, các đặc điểm của người học cần đặc biệt quan tâm trong xây dựng chương trình dạy học là:

Nhu cầu của người học

Sự tự nhận thức của người học Kinh nghiệm các nhân

Sự sẵn sàng để học Đinh hướng học tập Động cơ học tập

Bước 3: Xây dựng môi trường đào tạo

Môi trường học tập có thể chia làm 4 loại:

* Môi trường trí tuệ: Ở đây chúng ta quan tâm đến các phương pháp học của học viên và có phương pháp dạy học tích cực

* Xây dựng môi trường vật chất: Phòng hoc thoáng gió, không ồn, đủ ánh sáng….

* Xây dựng môi trường tâm lý tích cực, bình đẳng, công bằng, nghiêm túc và có tình bằng hữu

* Xây dựng môi trường xã hội: Trong chương trình cần có kế hoạch xây dựng quan hệ giao tiếp giữa giảng viên, học viên, tạo quan hệ hợp tác trong thực hiện chương trình dạy học

Bước 4: Xác định mục đích và các mục tiêu của chương trình

Một phần của tài liệu Đề tài Cải tiến chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)