Mức độ hoạt động của sinh viên đối với từng nội dung hoạt động rèn

Một phần của tài liệu Đề tài Cải tiến chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây (Trang 70)

9. Kế hoạch nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu

2.3.5.2 Mức độ hoạt động của sinh viên đối với từng nội dung hoạt động rèn

luyện nghiệp vụ sư phạm

Đế đánh giá mức độ hoạt động của sinh viên đối với từng nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đề tài dựa vào điểm trung bình (+1≤ x ≤ + 3) “ Thang đánh giá của Phan Thị Tâm (2006)” [25] cụ thể:

Nhiều: Đạt +3 điểm Bình thường: Đạt +2 điểm

Ít: Đạt +1 điểm

Điểm trung bình (x) bẳng tổng điểm của mỗi nội dung chia cho tổng số sinh viên điều tra.

Để tìm hiểu mức độ hoạt động của sinh viên đối với từng nội dung RLNVSP đề tài sử dụng phiếu điều tra và thu được kết quả tại bảng:

Bảng 2.13 Mức độ hoạt động của sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất đối với từng nội dung rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm

TT Nội dung

Khóa học

Tổng

K30 (n=44) K31 (n=42)

x Xếp thứ x Xếp thứ x Xếp thứ 1 Hiểu biết sư phạm 2,14 5 2,29 3 2,22 4

2 Trình bày bảng 2,05 6 1,95 8 2,00 6 3 Diễn đạt bằng lời 2,25 3 2,26 4 2,26 3 4 Xử lý tình huống SP 1,98 7 2,24 5 2,11 5 5 Soạn giáo án 2,18 4 2,40 2 2,29 2 6 Tập giảng 2,39 2 2,12 6 2,26 3 7 Chế tạo đồ dùng dạy học 1,77 9 1,88 9 1,83 8 8 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp 1,73 10 1,81 10 1,77 9 9 Tổ chức Đoàn, Đội và

hoạt động ngoại khóa 1,91 8 2,05 7 1,98 7 10 Thực tập sư phạm 2,55 1 2,64 1 2,60 1

Trung bình chung 2,1 2,16 2,13

So sánh mức độ hoạt động của sinh viên 2 khóa 30; 31 đối với nội dung RLNVSP cho thấy không có sự chênh lệch nhiều về thứ tự trong các nội dung cụ thể:

Nội dung thực tập sư phạm:

K30 x= 2,55 xếp thứ 1 K31x= 2,64 xếp thứ 1 Nội dung diễn đạt bằng lời

K30x= 2,25 xếp thứ 3 K31x= 2,26 xếp thứ 4 Nội dung soạn giáo án

K30x= 2,14 xếp thứ 4 K31x= 2,4 xếp thứ 2

*Thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm của sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Tây với các nội dung rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm

Để đánh giá thực trạng hoạt động RLNVSP của sinh viên chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây với các nội dung RLNVSP đề tài tổng hợp 3 tiêu chí: Nhận thức, thái độ và hành vi

Nhận thức: +1≤ x ≤ + 3 Thái độ: -2 ≤ x ≤ + 2 Hành vi: +1≤ x ≤ + 3 Kết quả chung: 0 ≤ x ≤ + 8 Từ kết quả trên cho thấy:

Nếu x càng gần đến +8 thì hiệu quả RLNVSP của sinh viên càng cao Nếu x càng gần đến 0 thì hiệu quả RLNVSP của sinh viên càng thấp Như vậy: x = +8 thì sinh viên RLNVSP đạt hiệu quả cao nhất, còn x = 0 thì hiệu quả RLNVSP đạt hiệ quả kém nhất

Bảng 2.14 Thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm của sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Tây

với các nội dung rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm

TT Nội dung Nhận thức Thái độ Hành vi Tổng x Xếp thứ x Xếp thứ x Xếp thứ x Xếp thứ 1 Hiểu biết sư phạm 2,78 3 0,76 6 2,22 4 5,76 5 2 Trình bày bảng 2,61 8 0,69 7 2,00 6 5,3 8 3 Diễn đạt bằng lời 2,85 2 0,83 5 2,26 3 5,94 4 4 Xử lý tình huống SP 2,76 4 1,23 2 2,11 5 6,1 2 5 Soạn giáo án 2,7 6 0,66 9 2,29 2 5,65 6 6 Tập giảng 2,71 5 0,98 3 2,26 3 5,95 3 7 Chế tạo đồ dùng dạy học 2,57 9 0,46 10 1,83 8 4,86 10 8 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp 2,63 7 0,67 8 1,77 9 5,07 9 9 Tổ chức Đoàn, Đội và

hoạt động ngoại khóa 2,53 10 0,94 4 1,98 7 5,45 7 10 Thực tập sư phạm 2,88 1 1,36 1 2,60 1 6,84 1

Trung bình chung 2,7 0,85 2,13 5,68

Nhìn vào kết quả bảng trên với x = 5,68 (0 ≤ x ≤ +8),cho thấy hiệu quả RLNVSP của sinh viên chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây đạt được chưa cao, cụ thể:

Nội dung thực tập sư phạm x = 6,84 xếp thứ 1

Nội dung xử lý tình huống sư phạm với x = 6,1 xếp thứ 2 Nội dung tập giảng với x = 5,95 xếp thứ 3

Nội dung diễn đat bằng lời với x = 5,94 xếp thứ 4 Nội dung hiểu biết sư phạm với x = 5,76 xếp thứ 5 Nội dung soạn giáo án với x = 5,65 xếp thứ 6

Nội dung tổ chức Đoàn, Đội và hoạt động ngoại khóa x = 5,45 xếp thứ 7 Nội dung trình bày bảng x = 5,3 xếp thứ 8

Nội dung xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp x = 5,07 xếp thứ 9 Nội dung chế tạo đồ dùng dạy học x = 4,86 xếp thứ 10

Có thể biểu diễn thực trạng RLNVSP của sinh viên chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây bằng biểu đồ sau:

6,84 5,45 5,07 4,86 5,95 5,65 6,1 5,94 5,3 5,76 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Biểu đồ 2.3 Thực trạng rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm của sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Tây

Để so sánh hiệu quả RLNVP của sinh viên 2 khóa K30; K31 đề tài tổng hợp 3 tiêu chí: nhận thức, thái độ và hành vi ở các bảng và kết quả thu được như sau

Bảng 2.15 Hiệu quả hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm của sinh viên K30; K31 TT Chỉ số Đối tƣợng Nhận thức Thái độ Hành vi x 1 K30 2,69 0,75 2,1 5,54 2 K31 2,7 0,94 2,16 5,8

Qua kết quả tổng hợp ở bảng trên cho thấy sinh viên K30 với x = 5,54 và sinh viên K31 với x= 5,8 ( 0 ≤ x ≤ + 8) ta có thể kết luận sinh viên K31 tham gia hoạt động RLNVSP đạt hiệu quả cao hơn sinh viên K30 tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn ớ mức thấp thể hiện x = 5,54 và x = 5,8 còn cách xa +8

2.4 Thực trạng chƣơng trình rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm của sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Tây

Chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đào tạo tay nghề cho sinh viên sư phạm. Việc tổ chức hoạt động RLNVSP thường xuyên tạo điều kiện cho sinh viên có thể biến những tri thức đã được học thành những kỹ năng sư phạm, kết hợp lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành trong quá trình đào tạo. Qua các hoạt động nghiệp vụ sư phạm thường xuyên sinh viên được tập dượt những thao tác, những kỹ năng cơ bản của các hoạt động dạy học và giáo dục ở trường phổ thông. Do đó,chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cần phải đảm bảo cân đối trong việc trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng cho người học, nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn ở trường phổ thông, hướng về trường phổ thông.

Để thấy được những hạn chế và tồn tại trong chương trình RLNVSP hiện hành của sinh viên chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây đề tài

tiến hành phỏng vấn đội ngũ cán bộ giảng viên, cán bộ quản lý trong nhà trường kết quả thu được được trình bày ở bảng:

Bảng 2.16 Những hạn chế trong chƣơng trình rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm của sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trƣờng Cao đẳng sƣ

phạm Hà Tây TT Nội dung phỏng vấn Ý kiến Đồng ý % Không đồng ý % 1

Mục tiêu chương trình chưa đảm bảo hợp lý trong xác định kiến thức, kỹ năng và thái độ cho hoạt động đào tạo giáo viên TD

4 22,2 14 77,8

2

Nội dung chưa đảm bảo cân đối trong trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng cho người học

16` 88,9 2 11,1

3

Nội dung học chưa phù hợp với đặc thù chuyên ngành và yêu cầu thực tiễn ở trường phổ thông

17 94,4 1 5,6

4

Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp với sinh viên và yêu cầu thực tiễn ở trường phổ thông

12 66,7 6 33,3

5 Hình thức kiểm tra, đánh giá chưa đảm

bảo công bằng, chính xác, khách quan 8 44,4 10 55,6 6 Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học

tập còn thiếu và lạc hậu 16` 88,9 2 11,1 Qua số liệu thu thập trong bảng trên ta nhận thấy hạn chế chủ yếu trong chương trình RLNVSP hiện hành của sinh viên chuyên ngành GDTC là:

Nội dung chưa đảm bảo cân đối trong trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng cho người học

Nội dung học chưa phù hợp với đặc thù chuyên ngành và yêu cầu thực tiễn ở trường phổ thông

Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp với sinh viên và yêu cầu thực tiễn ở trường phổ thông.

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập còn thiếu và lạc hậu chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học

Mặt khác, thông qua trao đổi với giáo viên giảng dạy và tìm hiểu nguyện vọng của sinh viên đều mong muốn tăng số tiết học từ 1 tiết/ 1 buổi/ 1 tuần lên thành 2 tiết/ 1 buổi/ 1 tuần

* Kết luận chƣơng II

Trên cơ sở đánh giá các yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo và hoạt động của sinh viên chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây cho phép đề tài đi đến một số kết luận:

Đa số sinh viên chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây trước khi thi vào trường chưa từng tham gia luyện thể thao một cách bài bản, tự giác, có hệ thống và khoa học. Các em thi vào trường chưa thực sự xuất phát từ lòng yêu thích nghề nghiệp mà chủ yếu từ nhu cầu giải quyết việc làm của bản thân.

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đào tạo sinh viên chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây còn nhiều hạn chế điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của sinh viên, ảnh hưởng tới hứng thú học tập và rèn luyện của các em. Nhà trường cần đầu tư nhiều hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giáo viên và nhu cầu học tập, rèn luyện của sinh viên.

Đội ngũ giảng viên Thể dục khoa GDTC- Nhạc – Họa trường CĐSP Hà Tây đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trong đào tạo sinh viên chuyên ngành GDTC trong khoa và giảng dạy GDTC chung của nhà trường.

Hình thức tổ chức hoạt động RLNVSP cho các em sinh viên chuyên ngành GDTC còn hạn chế chưa thu hút được đông đảo sinh viên tham gia một cách tự giác, tích cực.

Đa số các em sinh viên chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động RLNVSP đối với nghề nghiệp, nhận thức về thái độ và mức độ hứng thú với các nội dung RLNVSP còn chưa cao.

Chương trình RLNVSP hiện hành nội dung chưa đảm bảo tính cân đối giữa kiến thức được trang bị và hình thành kỹ năng cho người học, nội dung chương trình chưa thể hiện rõ nét đặc thù của chuyên ngành.

CHƢƠNG 3

CẢI TIẾN CHƢƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

3.1 Nguyên tắc cải tiến chƣơng trình

Trong giáo dục và đào tạo chương trình là sự thể chế hóa đường lối giáo dục, các quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước. Mọi hoạt hoạt động cải tiến hay đổi mới chương trình đều tuân theo các nguyên tắc chung trong xây dựng và đổi mới chương trình đó là:

3.1.1 Đảm bảo mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo là cơ sở để giáo viên, các nhà giáo dục xác định nội dung trong chương trình học, lựa chọn hình thức, thời lượng và phương pháp giảng dạy, hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá cho phù hợp với đối tượng đào tạo. Việc cải tiến chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành GDTC trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây cũng bám sát mục tiêu chung của nhà trường, của ngành giáo dục đó là đào tạo ra một đội ngũ sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ được đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nắm vững kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo.

3.1.2 Đảm bảo chất lượng đào tạo

Chất lượng đào tạo là vấn đề cốt lõi của bất kì một chương trình giáo dục nào. Mọi sự thay đổi trong giáo dục đều hướng tới nâng cao chất lượng đầu ra trong đào tạo, nâng cao chất lượng đầu ra trong giáo dục là vấn đề cấp bách được toàn xã hội và người dân quan tâm. Một chương trình được coi là chất lượng khi chương trình đó giúp nhà trường đạt được mục đích của mình trong giáo dục và thỏa mãn được những yêu cầu của các trường phổ thông. Trong những năm qua với những thay đổi to lớn ở các trường phổ thông đã đặt ra những yêu cầu đối với các trường sư phạm là phải thường xuyên đổi mới

chương trình, đổi mới nội dung đào tạo nhằm đào tạo ra một đội ngũ giáo viên có đủ kiến thức, đủ trình độ hoàn thành các công việc ở trường phổ thông

3.1.3 Đảm bảo tính khoa học, cập nhật và khả thi

Tính khoa học trong chương trình thể hiện ở việc khi xây dựng chương trình phải tuân theo một quy trình chặt chẽ, việc lựa chọn phương pháp và hình thức đào tạo thuận lợi cho việc thực hiện chương trình, lựa chọn các nội dung có trong chương trình phải đảm bảo tính tuần tự, kế thừa giữa các nội dung. Nội dung kiến thức phải cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ của ngành và trên thế giới, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn ở trường phổ thông và nhận thức của sinh viên. Nội dung được lựa chọn phải phù hợp với thực tế hoạt động đào tạo và dạy học, khối lượng kiến thức phải phù hợp với thời lượng của chương trình. Chương trình xây dựng phải phù hợp với các điều kiện cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ giáo viên và phương tiện dạy học hiện có của nhà trường có như vậy mới đảm bảo tình khả thi của chương trình

3.1.4 Đảm bảo hiệu quả của chương trình

Một chương trình có hiệu quả khi chương trình đó được xây dựng trên nền tảng của sự liên thông trong kiến thức đào tạo, kiến thức có trong chương trình phải có tính kế thừa giữa những kiến thức có trước và có sau, kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành, môn học sau phải kế thừa môn học trước. Kiến thức có trong chương trình phải phù hợp với đối tượng đào tạo, thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính tối ưu.

3.1.5 Đảm bảo tính sư phạm của chương trình

Tính sư phạm của chương trình được thể hiện qua yêu cầu sau: chương trình dạy học phải mang tính khả thi cao về mặt thời lượng cũng như nội dung. Nội dung của chương trình phải được chọn lọc những kiến

thức cơ bản nhất, quan trọng nhất, phù hợp với thời lượng có hạn trong chương trình dạy học.

Khi cải tiến hay đổi mới chương trình việc lựa chọn các biện pháp phải có tác động trực tiếp tới chương trình nhằm giải quyết những hạn chế có trong chương trình hiện hành. Tuy nhiên, các biện pháp đó phải có giá trị giải quyết các vấn đề chuyên môn của chương trình và nằm trong giới hạn đổi mới đã xác định. Các biện pháp hay được sử dụng đó là: cụ thể hóa mục tiêu hay thay đổi mục tiêu đào tạo; tăng hoặc giảm thời lượng của chương trình nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đào tạo và theo định hướng nghề; xác định đổi mới hàm lượng nội dung, đổi mới năng lực đầu ra. Thông qua đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng về nhiều mặt đó là độ sâu của kiế thức cần sử dụng, đổi mới nội dung đào tạo, đổi mới về mức độ kỹ năng và trình độ của sản phẩm đầu ra.

3.2 Xây dựng chƣơng trình rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Tây

Một phần của tài liệu Đề tài Cải tiến chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)