9. Kế hoạch nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu
1.2.4.3 Hội thi nghiệp vụ sư phạm các cấp
Hội thi được nhà trường và các khoa tổ chức hàng năm nhằm giúp cho sinh viên phát huy tính tích cực sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cơ bản của hoạt động dạy học và gió dục đồng thời bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên. Để tham gia vào các hình thức này sinh viên phải nắm vững những tri thức, nội dung cần thiết liên quan đến lý luận sư phạm, không ngại khổ, ngại khó khăn.
1.2.4.4 Thực tập sư phạm
Thực tập sư phạm là hình thức sinh viên đến các trường học để tập làm công việc của một nhà giáo.
Giúp sinh viên sư phạm nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, nắm vững những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên, trên cơ sở đó phấn đấu trở thành người giáo viên giỏi.
Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng tốt những kiến thức đã học và rèn luyện các kỹ năng giáo dục và dạy học trong thực tế các nhà trường phổ thông, từ đó hình thành năng lực sư phạm.
Giúp các cơ sở đào tạo giáo viên, các cấp quản lý giáo dục có cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên từ đó đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên.
Về nội dung thực tập sư phạm: Ở cả hai đợt, sinh viên vừa thực tập công tác giáo dục (chủ nhiệm lớp) vừa thực tập công tác giảng dạy bộ môn xong yêu cầu trọng tâm của mỗi đợt là khác nhau.
Đợt 1: năm thứ 2 (thời gian 4 tuần)
Tìm hiểu thực tế trường phổ thông.
Tập làm một số công việc của hoạt động giảng dạy của giáo viên bộ môn. Tập làm công tác chủ nhiệm.
Tập nghiên cứu khoa học theo mức độ của các bài tập tâm lý-giáo dục học (Thu thập số liệu, tài liệu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp).
Cụ thể:
Dự giờ mẫu (4-6 tiết) do giáo viên phổ thông có kinh nghiệm, dạy giỏi thực hiện. Trước khi tiến hành, giáo viên dạy mãu cần giới thiệu rõ cho sinh viên mục đích, yêu cầu, trọng tâm, phương pháp cơ bản của bài tập và những sách tham khảo cần đọc.
Sinh viên trước khi dự giờ cần phải đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, nghiên cứu ý đồ lên lớp của giáo viên phổ thông. Khi dự giờ phải ghi chép để sau đó tổ chức rút kinh nghiệm cần thiết (sinh viên cần có sổ nhật ký
thực tập).
Dự giờ tìm hiểu lớp (4-6 tiết). Mục đích của dự giờ nhằm giúp cho sinh viên tìm hiểu lớp nhằm làm công tác chủ nhiệm lớp.
Tham dự các buổi họp của tổ bộ môn và những hội nghị chuyên đề về bộ môn.
Tham gia làm việc một số việc cụ thể, một số khâ của quá trình giảng dạy, tham gia xây dựng phòng bộ môn, phòng thí nghiệm…
Sau khi hoàn thành kế hoạch dự giờ, từng nhóm sinh viên được giao chuẩn bị một bài dạy, từ đó chọn người chuẩn bị tốt nhất để dạy thử trước tổ, tổ góp ý và chuẩn bị lại kỹ lưỡng hơn trước khi lên lớp giảng dạy cho học sinh phổ thông. Dạy xong, tổ đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy.
Đợt 2: Thực tập sư phạm năm thứ 3 (thời gian 6 tuần)
Nội dung trọng tâm là:
Tìm hiểu trường phổ thông, làm quen với công tác của người giáo viên, của giáo viên chủ nhiệm lớp, nghiên cứu tâm lý học sinh và tập thể học sinh. Tiến hành các giờ học theo các hình thức khác nhau với việc thực hiện các phương pháp dạy học khác nhau, tiến hành công tác giáo dục ngoài lớp, tiến hành ngoại khóa chuyên môn, tham gia vào các mặt hoạt động khác của trường phổ thông.
Nghe báo cáo của Ban giám hiệu về tình hình giáo dục của nhà trường, báo cáo lãnh đạo của địa phương, của Đoàn thanh niên, của Đội thiếu niên tiền phong, của giáo viên dạy giỏi hay chủ nhiệm lớp giỏi….
Nghiên cứu kế hoạch giảng dạy của trường, tìm hiểu phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn và phương pháp của giáo viên chủ nhiệm, tìm hiểu các phòng học bộ môn, các thiết bị trường học…đồng thời tiến hành nghiên cứu tâm lý của học sinh và tập thể học sinh.
Lập kế hoạch chủ nhiệm, hướng dẫn học sinh sinh hoạt lớp, phối hợp với phụ huynh, Đoàn thanh niên làm công tác giáo dục.
Lập kế hoạch giảng dạy, dự giờ ít nhất 2 tiết chuyên môn. Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, tập giảng, lên lớp dạy ít nhất 8 tiết.
Làm báo cáo thu hoạch.
1.3 Một số khái niệm chƣơng trình, các cách tiếp cận và nguyên tắc khi xây dựng chƣơng trình
1.3.1 Một số khái niệm chương trình
1.3.1.1 Chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục là toàn bộ nội dung dự kiến của hoạt động đào tạo theo một trình tự nhất định và theo một thời gian nhất định. Chương trình là toàn bộ nội dung học tập, nội dung giảng dạy được quy định cho từng môn học, cấp học.
Luật giáo dục năm 2005 điều 6 có ghi : “Chương trình giáo dục thể hiện
mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo”.
Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; kế thừa giữa các cấp học, các trình độ đào tạo và tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáo trình và tài liệu giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹ tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Như vậy có thể hiểu chương trình giáo dục là văn bản cụ thể hóa về mục tiêu giáo dục, quy định về phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung chuẩn mực và cách đánh giá kết quả học tập, kết quả giáo dục đối với từng môn học, ở mỗi cấp học và toàn bộ bậc học, trình độ đào tạo.
1.3.1.2 Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo luôn là vấn đề cốt lõi của bất kỳ một cuộc cải cách giáo dục nào.Tuy vậy, tiến hành cải cách chương trình đào tạo ra sao lại tùy thuộc rất nhiều vào quan niệm về giáo dục của mỗi người. Do đó, các cách tiếp cận trong xây dựng chương trình đào tạo cũng khác nhau.
Khi xây dựng chương trình người ta chú trọng tới việc xây dựng một công nghệ giáo dục với việc xác định các tiêu chuẩn của sản phẩm đào tạo một cách rõ ràng. Từ đó, cơ sở xác định nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và các khâu khác có liên quan nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Cách đánh giá kết quả học tập cũng được xây dựng để xây dựng xem sản phẩm đào tạo có đạt được các chỉ tiêu đề ra hay không, đánh giá xem chương trình đào tạo đã mang lại “giá trị” gì cho người học, có đáp ứng được nhu cầu đào tạo của người học hay không. Trong giáo dục và đào tạo thì nội dung chương trình là một thành tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, về lý luận cũng như trong thực tiễn khái niệm chương trình đào tạo cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau và lẽ đương nhiên cách thức xây dựng và thực thi chương trình đào tạo cũng được tiến hành theo các cách khác nhau. Chính vì vậy, trước hết chúng ta phải làm sáng tỏ chương trình đào tạo.
Thuật ngữ chương trình đào tạo mà chúng tôi đề cập tương ứng với thuật ngữ tiếng Anh là Curriculum. Thuật ngữ này trong các tài liệu về Giáo
dục học xuất bản bằng tiếng Anh cũng được định nghĩa và giải thích theo rất nhiều cách khác nhau.
Nhiều người vẫn cho rằng chương trình đào tạo là bản phác thảo về nội dung đào tạo qua đó người dạy biết mình cần dạy những gì và người học biết mình phải học những gì. Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực này quan niệm như sau:
Good (1959) cho rằng: Chương trình đào tạo (Curriculum) là bản kế hoạch tổng thể chung nhất về nội dung hay những nguyên liệu giảng dạy cụ thể mà nhà trường cần phải cung cấp cho sinh viên.
Theo Taba (1962), chương trình đào tạo (Curriculum) là bản kế hoạch học tập.
Theo Smith và các cộng sự (1957), một trình tự các kinh nghiệm (experiences) có thể có, được đặt ra trong nhà nhằm mục tiêu đưa trẻ em và tuổi trẻ vào khuôn khổ theo các tư duy và hành động tập thể. Một bộ các kinh nghiệm nói trên được xem như một chương trình đào tạo (Curriculum).
Foshay (1969) thì cho rằng chương trình đào tạo (Curriculum) là tất cả các kinh nghiệm mà người học cần có dưới sự hướng dẫn của nhà trường.
Tanner (1975) lại định nghĩa chương trình đào tạo (Curriculum) là kinh nghiệm học tập được hướng dẫn và kế hoạch hóa, với các kết quả học tập được xác định trước và hình thành thông qua việc thiết lập kiến thức và kinh nghiệm một cách có hệ thống dưới sự hướng dẫn của nhà trường nhằm tạo ra ở người học sự phát triển liên tục về năng lực xã hội cá nhân.
Một số người lại cho rằng: “Chương trình đào tạo được phản ánh các
mục tiêu đào tạo mà nhà trường theo đuổi, nó cho ta biết nội dung và phương pháp dạy học và học cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra” (White 1995)
Tim Wentling (1993): “ Chương trình đào tạo (Curriculum) là một bản thiết kế tổng thể cho một loạt hoạt động đào tạo. Hoạt động đó có thể chỉ là một khóa đào tạo kéo dài một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm. Bản
thiết kế tổng thể đó cho ta biết toàn bộ nội dung cần đào tạo , chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở người học sau khóa học, nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”.
Nói về bộ phận cấu thành của chương trình đào tạo, Tyler cho rằng chương trình đào tạo phải bao gồm 4 thành tố cơ bản và vì vậy khi cải tiến chương trình đào tạo cũng phải xem xét 4 khía cạnh của nó là:
Mục tiêu đào tạo. Nội dung đào tạo.
Phương pháp hay quy trình đào tạo. Đánh giá kết quả đào tạo.
Xét về mặt quy mô, chương trình đào tạo có thể được xây dựng theo các cấp khác nhau như chương trình đào tạo ở quy mô quốc gia, chương trình đào tạo của một trường đại học hoặc ở mức độ hẹp hơn nữa là chương trình đào tạo của ngành học, một môn học. Như vậy, việc quan niệm thế nào về chương trình đào tạo không phải đơn thuần là vấn đề định nghĩa mà nó thể hiện rất rõ quan điểm về giáo dục của mỗi người.
1.3.1.3 Chương trình giảng dạy
Trong quyển Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình dạy học của TS: Phan Thị Hồng Vinh
“Chương trình giảng dạy là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt
động đào tạo. Bản thiết kế đó cho ta biết mục tiêu, nội dung, phương pháp và các cách kiểm thức tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một tiến trình và thời gian biểu chặt chẽ” [8]
Các nhà thiết kế chương trình lập kế hoạch thực hiện dạy học theo các chương trình dạy học. Tuy nhiên, có thể có những vấn đề xảy ra ngoài kế hoạch trên lớp học. Khi chương trình được thực hiện nó phụ thuộc vào trình
độ, định hướng giá trị của giảng viên, vào điều kiện thực tế của lớp học. Do đó có thể coi chương trình không phải như kế hoạch cứng mà là một hoạt động mềm dẻo của giảng viên trong những điều kiện cụ thể.
Chương trình giảng dạy là cơ sở để giáo viên biên soạn bài giảng và lịch trình giảng dạy, là cơ sở để người học chủ động học tập và tham khảo tài liệu để cán bộ quản lý theo dõi hoạt động dạy và học. là cơ sở để tổ chức thi và kiểm tra đánh giá.
Tuỳ theo cấp độ cao thấp, phạm vi rộng hẹp mà chương trình học là sự kế tiếp cụ thể hoá của chương trình kia, chương trình có thể được xây dựng ở các cấp độ khác nhau : Ở quy mô quốc gia, trường đại học, một ngành học hay một môn học.
Chương trình không phụ thuộc vào cấp độ và quy mô đào tạo, không phụ vào thời gian và những biến động của nền giáo dục chương trình luôn chưa đựng bốn yếu tố: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, quy trình đào tạo, yêu cầu kiểm tra đánh giá. Trong mỗi chương trình bốn yếu tố đó có mối quan hệ với nhau đảm bảo cho chất lượng đào tạo. Quá trrình xây dựng và đổi mới chương trình đó chính là quá trình tác động để đổi mới và hoàn thiện toàn bộ của từng bộ phận của chương trình, phương pháp của hoạt động giảng dạy được nêu lên trong các khái niệm của chương trình, không chỉ là sự quy định về thao tác mà còn là cách thức thực hiện nội dung đào tạo, bản thân nội dung của chương trình và trình tự của nó đã chứa đựng tính phương pháp luận của chương trình giáo dục.
Trong chương trình nội dung được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, như vậy chương trình là cơ sở, là cội nguồn của tri thức của cùng một thế hệ, của một lĩnh vực họat động đảm bảo cho sự phát triển tiến bộ xã hội.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong xây dựng chương trình, theo TS Phan Thị Hồng Vinh trong cuốn “Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình dạy
học” có những cách tiếp cận sau: 1.3.2.1 Cách tiếp cận nội dung
Chương trình dạy học là bản phác thảo nội dung mà môn học cần bao quát, nhìn vào đó người dạy sẽ biết mình phải dạy những gì, còn người học thì có thể biết mình phải học cái gì.
Môn học miêu tả cho học sinh thực tế về thế giới xung quanh, sắp xếp tổ chức môn học phản ánh logic khoa học của khoa học tương ứng
Nhược điểm của cách tiếp cận này là:
Dễ dẫn đến tình trạng quá tải cho chương trình trong điều kiện khoa học và kỹ thuật không ngừng gia tăng với tốc độ vũ bão
Khó khăn trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên do khối lượng kiến thức và kỹ năng quá lớn
Người dạy sẽ tìm kiếm các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nào để truyền thụ nhiều và nhanh nhất khối lượng kiến thức. Do đó dễ dẫn đến việc sử dụng các phương pháp,hình thức tổ chức dạy học một chiều và đơn điệu.
1.3.2.2 Cách tiếp cận mục tiêu
Những năm 40 và đậu những năm 50 của thế kỷ XX ở Mỹ bắt đầu sử dụng cách tiếp cận mới-tiếp cận mục tiêu trong thiết kế quá trình đào tạo (Objective – based approach). Mô hình này do Ralph.W,Tyler xây dựng nên. Theo cách tiếp cận này thì xuất phát điểm của chương trình dạy học là mục tiêu. Mục tiêu đào tạo ở đây được thể hiện dưới dạng mục tiêu đầu ra thể hiện qua những thay đổi hành vi của người học. Dựa trên mục tiêu đào tạo, người lập chương trình mới đưa ra quyết định về nội dung, phương pháp và cách đánh giá kết quả học tập. Với cách tiếp cận mục tiêu, người ta xác định quy trình đào tạo theo một công ưnghệ nhất định. Từ đó có thuật ngữ “công nghệ
giáo dục”. Chương trình dạy học được thực hiện theo kiểu này còn được gọi