Đảm bảo tính khoa học, cập nhật và khả thi

Một phần của tài liệu Đề tài Cải tiến chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây (Trang 80)

9. Kế hoạch nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu

3.1.3 Đảm bảo tính khoa học, cập nhật và khả thi

Tính khoa học trong chương trình thể hiện ở việc khi xây dựng chương trình phải tuân theo một quy trình chặt chẽ, việc lựa chọn phương pháp và hình thức đào tạo thuận lợi cho việc thực hiện chương trình, lựa chọn các nội dung có trong chương trình phải đảm bảo tính tuần tự, kế thừa giữa các nội dung. Nội dung kiến thức phải cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ của ngành và trên thế giới, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn ở trường phổ thông và nhận thức của sinh viên. Nội dung được lựa chọn phải phù hợp với thực tế hoạt động đào tạo và dạy học, khối lượng kiến thức phải phù hợp với thời lượng của chương trình. Chương trình xây dựng phải phù hợp với các điều kiện cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ giáo viên và phương tiện dạy học hiện có của nhà trường có như vậy mới đảm bảo tình khả thi của chương trình

3.1.4 Đảm bảo hiệu quả của chương trình

Một chương trình có hiệu quả khi chương trình đó được xây dựng trên nền tảng của sự liên thông trong kiến thức đào tạo, kiến thức có trong chương trình phải có tính kế thừa giữa những kiến thức có trước và có sau, kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành, môn học sau phải kế thừa môn học trước. Kiến thức có trong chương trình phải phù hợp với đối tượng đào tạo, thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính tối ưu.

3.1.5 Đảm bảo tính sư phạm của chương trình

Tính sư phạm của chương trình được thể hiện qua yêu cầu sau: chương trình dạy học phải mang tính khả thi cao về mặt thời lượng cũng như nội dung. Nội dung của chương trình phải được chọn lọc những kiến

thức cơ bản nhất, quan trọng nhất, phù hợp với thời lượng có hạn trong chương trình dạy học.

Khi cải tiến hay đổi mới chương trình việc lựa chọn các biện pháp phải có tác động trực tiếp tới chương trình nhằm giải quyết những hạn chế có trong chương trình hiện hành. Tuy nhiên, các biện pháp đó phải có giá trị giải quyết các vấn đề chuyên môn của chương trình và nằm trong giới hạn đổi mới đã xác định. Các biện pháp hay được sử dụng đó là: cụ thể hóa mục tiêu hay thay đổi mục tiêu đào tạo; tăng hoặc giảm thời lượng của chương trình nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đào tạo và theo định hướng nghề; xác định đổi mới hàm lượng nội dung, đổi mới năng lực đầu ra. Thông qua đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng về nhiều mặt đó là độ sâu của kiế thức cần sử dụng, đổi mới nội dung đào tạo, đổi mới về mức độ kỹ năng và trình độ của sản phẩm đầu ra.

3.2 Xây dựng chƣơng trình rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Tây

Trong quá trình đào tạo giáo viên sư phạm thì quá trình RLVNVSP giữ vai trò hết sức quan trọng sinh viên không chỉ quan tâm tới việc tích lũy kiến thức mà còn phải biết vận dụng những kiến thức mình tích lũy được vào công tác giảng dạy thực tế, phải rèn luyện kỹ năng và không ngừng sáng tạo. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đối với sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên chuyên ngành GDTC nói riêng là khâu không thể thiếu để hình thành và hoàn thiện năng lực sư phạm của sinh viên trước khi trở thành giáo viên giảng dạy Thể dục và làm công tác Thể dục thể thao.

Bước vào thế kỷ XXI xã hội loài người bước vào nền văn minh tri thức, văn minh thông tin. Mọi hoạt động của con người, của các tổ chức xã

hội đều diễn ra theo ba lớp: thu thập thông tin - xử lý thông tin – ra quyết định, đó cũng chính là yêu cầu và mục tiêu trong giáo dục. Trong giáo dục chuyên nghiệp sinh viên phải được đào tạo cả ba năng lực nêu trên.

Khi bước vào sự nghiệp đổi mới Đảng ta xây dựng đề ra chủ trương nền kinh tế tri thức có sự điều tiết của cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đào tạo ở các trường chuyên nghiệp trở thành một loại hình sản xuất nguồn nhân lực cũng phải tuân theo quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường, do đó giáo dục ở các trường sư phạm nói riêng và giáo dục nói chung không chỉ cần có chất lượng cao mà còn phải có hiệu quả cao và hiệu suất cao.

Sự bùng nổ thông tin làm thay đổi cơ bản nền giáo dục truyền thống về nhiều mặt đó là nội dung phải đảm bảo về cấu trúc đào tạo, hệ thông triết lý trong giáo dục đào tạo. Đặc biệt trong giáo dục, trong dạy học mà cốt lõi là chuyển đổi chủ yếu đào tạo kiến thức và kỹ năng sang chủ yếu đào tạo năng lực.

Mỗi một chương trình sau một thời gian bao giờ cũng bộc lộ những tồn tại nhất định vì vậy sự đổi mới để hoàn thiện trở thành một nhu cầu khách quan.

Để đổi mới chất lượng đạo tạo trước tiên phải đổi mới chương trình. Trong điều kiện sản phẩm quá trình đào tạo phải được thị trường chấp nhận trở thành động lực và đòi hỏi một chương trình một hoạt động đào tạo để phát huy cao độ tiềm năng của người học để giảm thiểu những tồn tại lãng phí thời gian, công sức, tiền của. Như vậy, xây dựng và đổi mới chương trình gắn liền với định hướng dạy học như một tất yếu trở thành một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, một mặt chương trình là cơ sở để định

hướng cho quá trình đào tạo, mặt khác chương trình lại là sản phẩm của chính quá trình đào tạo đó. Bởi lẽ chỉ có thông qua quá trình đào tạo về mọi phương diện mới kiểm định được giá trị sử dụng và phát triển chương trình phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Như vậy đổi mới giáo dục và phát triển ở mọi bậc đào tạo luôn gắn liền với đổi mới chương trình, điều đó đòi hỏi đổi mới chương trình diễn ra theo một trật tự khoa học và theo một định hướng của lý luận cơ bản

Để có cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn các biện pháp nhằm cải tiến chương trình RLNVSP cho sinh viên chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây, đề tài tiến hành phỏng vấn các giảng viên, các cán bộ quản lý có kinh nghiệm lâu năm về hoạt động RLNVSP về của sinh viên. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng

Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các biện pháp cải tiến chƣơng trình rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên chuyên ngành GDTC

(n=18) TT Biện pháp Ý kiến Đồng ý % Không đồng ý % 1

Xây dựng chương trình phù hợp với chuyên ngành đào tạo đảm bảo cân đối giữa kiến thức và kỹ năng cho sinh viên

16 88,9 2 11,1

2

Tăng cường CSVC, trang thiết bị, dụng cụ học tập hiện đại phục vụ hoạt động dạy và học

5 27,8 13 72,2

3

Tăng cường tổ chức hoạt động ngọai khóa, hoạt động tự học ngoài giờ nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên

4 22,2 14 77,8

4

Cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan tạo động lực cho sinh viên học tập

8 44,4 10 55,6

5

Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên đảm bảo phù hợp với nhu cầu học của sinh viên và yêu cầu thực tiễn ở trường phổ thông

6 33,3 12 66,7

6 Cải tiến nội dung và hình thức thực tập

sư phạm 7 38,9 11 61,1

7 Các biện pháp khác 4 22,2 14 77,8

Kết quả phỏng vấn cho thấy đa số ý kiến đồng ý tập trung vào biện pháp 1 (xây dựng chương trình phù hợp với chuyên ngành đào tạo đảm bảo cân đối giữa kiến thức và kỹ năng cho sinh viên)

Để lựa chọn các nội dung học có trong chương trình RLNVSP cải tiến đảm bảo tính cân đối giữa kiến thức được trang bị và hình thành được kỹ năng nghề cho sinh viên phù hợp với các em trong từng năm học, đề tài tiến hành phỏng vấn, điều tra lấy ý kiến các giáo viên cán bộ quản lý trong nhà trường. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng

Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các nội dung trong chƣơng trình RLNVSP cho từng năm học (n= 18) TT Nội dung Năm học Năm thứ 2 Năm thứ 3 Số lƣợng đồng ý % Số lƣợng đồng ý % I Rèn luyện kỹ năng chung

1 Tìm hiểu các quan điểm của Đảng

và Nhà nước về giáo dục – đào tạo 16 88,9 3 16,7 2 Tìm hiểu điều lệ ở trường THCS 14 77,8 7 38,9 3 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp 17 94,4 4 22,2 4 Tìm hiểu nội dung giáo trình

TTSP 15 83,3 16 88,9

5 Giao tiếp sư phạm 16 88,9 17 94,4

6 Diễn đạt bằng lời 15 83,3 17 94,4

II Rèn luyện kỹ năng riêng thuộc chuyên ngành đào tạo

1 Soạn giáo án 14 77,8 16 88,9

2 Tập giảng 15 83,3 17 94,4

3 Trình bày bảng 15 83,3 7 38,9

4 Chế tạo đồ dùng dạy học 16 88,9 8 44,4

5 Xử lý tình huống sư phạm 14 77,8 17 94,4

6 Xây dựng kế hoạch và điều lệ thi

đấu một giải thể thao 14 77,8 8 44,4

7 Xây dựng tiến trình môn học 7 38,9 16 88,9 8 Xây dựng kế hoạch, tiến trình biểu

theo dõi nội dung môn học 5 27,8 17 94,4

9 Tổ chức và điều khiển thi đấu thể

thao 14 77,8 2 11,1

10 Đo lường thời gian bài học thể dục 3 16,7 16 88,9

Từ kết quả phỏng vấn thu được, đề tài lựa chọn các nội dung có tỷ lệ % cao cho từng năm học trong chương trình RLNVSP để xây dựng cho chương trình mới. Cụ thể:

Năm học thứ 2

* Phần rèn luyện kỹ năng chung

- Tìm hiểu các quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục – đào tạo có 16/18 người được hỏi đồng ý chiếm 88,9%

- Tìm hiểu điều lệ ở trường THCS có 14/18 người được hỏi đồng ý chiếm 77,8%

- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp có 17/18 người được hỏi đồng ý chiếm 94,4%

- Tìm hiểu nội dung giáo trình TTSP có 15/18 người được hỏi đồng ý chiếm 83,3%

- Giao tiếp sư phạm có 16/18 người được hỏi đồng ý chiếm 88,9% - Diễn đạt bằng lời có 15/18 người được hỏi đồng ý chiếm 83,3% * Phần rèn luyện kỹ năng thuộc chuyên ngành đào tạo

- Soạn giáo án có 14/17 người được hỏi đồng ý chiếm 77,8% - Tập giảng có 15/18 người được hỏi đồng ý chiếm 83,3%

- Trình bày bảng có 15/18 người được hỏi đồng ý chiếm 83,3 % - Chế tạo đồ dùng dạy học có 16/18 người được hỏi đồng ý chiếm 88,9% - Xử lý tình huống sư phạm có 14/18 người được hỏi đồng ý chiếm 77,8% - Tổ chức và điều khiển thi đấu thể thao có 14/18 người được hỏi đồng ý chiếm 77,8%

Năm học thứ 3

* Phần rèn luyện kỹ năng chung

- Tìm hiểu nội dung giáo trình TTSP có 16/18 người được hỏi đồng ý chiếm 88,9%

- Diễn đạt bằng lời có 17/18 người được hỏi đồng ý chiếm 94,4% * Phần rèn luyện kỹ năng thuộc chuyên ngành đào tạo

- Soạn giáo án có 16/18 người được hỏi đồng ý chiếm 88,9% - Tập giảng có 17/18 người được hỏi đồng ý chiếm 94,4%

- Xử lý tình huống sư phạm có 17/18 người được hỏi đồng ý chiếm 94,4% - Xây dựng tiến trình môn học có 16/18 người được hỏi đồng ý chiếm 88,9% - Xây dựng kế hoạch, tiến trình biểu theo dõi nội dung môn học có 17/18 người được hỏi đồng ý chiếm 94,4%

- Đo lường thời gian bài học thể dục có 16/18 người được hỏi đồng ý chiếm 88,9%

- Đánh giá bài học thể dục có 17/18 người được hỏi đồng ý chiếm 94,4%

3.2.1 Chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyênngành Giáo dục thể chất năm thứ 2 ngành Giáo dục thể chất năm thứ 2 ngành Giáo dục thể chất năm thứ 2

Trên cơ sở chương trình hiện hành, đề tài tiến hành cải tiến nội dung có trong chương trình học nhằm đảm bảo phù hợp với chuyên ngành đào tạo và theo mẫu hiện hành của bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, chương trình cho sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành GDTC trường CĐSP Hà Tây như sau:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO: CĐSP THỂ DỤC

ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM THƢỜNG XUYÊN 2. Mã số môn học

3. Số tiết: 15 tiết

4. Thời điểm thực hiện: Năm thứ 2 5. Thời gian : 2 tiết/tuần

6. Mục tiêu của môn học

6.1Về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về nhiệm vụ TTSP năm thứ 2 - Sinh viên biết xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu phù hợp với yêu cầu của hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học

- Tích lũy kinh nghiệm soạn giáo án, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS

6.2 Về kỹ năng

- Hình thành cho sinh viên năm thứ 2 có được một số kỹ năng hoạt động giáo dục như: xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, tiếp cận với học sinh, với phụ huynh, điều hành sinh hoạt tập thể.

- Hình thành cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản về hoạt động dạy học với chuyên ngành đào tạo như: Soạn giáo án, tập giảng, trình bày bảng, cách làm đồ dùng dạy học…

- Luyện tập cách xử lý tình huống sư phạm cho sinh viên trong hoạt động dạy học và giáo dục

6.3 Về thái độ

- Bồi dưỡng lòng yêu ngành, yêu nghề, biết vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong RLNVSP

- Bồi dưỡng tinh thần quyết tâm, say mê, nhiệt tình trong công việc

7. Điều kiện tiên quyết

- Học sau các học phần: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, giáo dục học đại cương, hoạt động dạy học THCS, hoạt động GDTHCS

8. Mô tả vắn tắt học trình

- Học trình gồm những nội dung cơ bản sau: + Học tập và rèn luyện kỹ năng chung

+ Học tập và rèn luyện những kỹ năng riêng thuộc chuyên ngành đào tạo + Bài tập thực hành

+ Dự giờ dạy mẫu tại trường thực hành

9. Kế hoạch lên lớp

- Lên lớp: 12 tiết

- Thực hành: sinh viên bố trí giờ thực hành (cá nhân, nhóm, lớp) với số tiết tối thiểu bằng số tiết lên lớp

- Dự giờ mẫu tại trường THCS: 3 tiết

10. Phƣơng pháp dạy và học

- Giảng giải - Trực quan

- Dạy học theo dự án

- Luyện tập : luyện tập theo cá nhân, nhóm, tổ, lớp

11.Đánh giá kết thúc môn học

- Theo quy định của quy chế 25: có 1 điểm thực hành - Thang điểm đánh giá: 10/10

12. Nội dung chi tiết học trình

Phần I: Việc học tập và rèn luyện kỹ năng chung

- Tìm hiểu các quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục – đào tạo - Tìm hiểu điều lệ ở trường THCS

- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp

- Tìm hiểu nội dung giáo trình TTSP năm thứ 2 - Giao tiếp sư phạm

Phần II: Rèn luyện kỹ năng riêng thuộc chuyên ngành đào tạo - Soạn giáo án - Tập giảng - Trình bày bảng - Chế tạo đồ dùng dạy học - Xử lý tình huống sư phạm

- Tổ chức và điều khiển thi đấu thể thao

Một phần của tài liệu Đề tài Cải tiến chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)