Tạm giam để đảm bảo việc xét xử

Một phần của tài liệu thủ tục rút gọn trong bộ luật tố tụng hình sự việt nam lý luận và thực tiễn xét xử (Trang 61 - 64)

Việc tạm giam đối với bị can, bị cáo để đảm bảo cho việc xét xử chỉ được

thực hiện trong trường hợp cần thiết nếu xét thấy có đủ các điều kiện để tạm giam quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Tuy

nhiên, thời hạn tạm giam để đảm bảo việc xét xử thủ tục này hạn chế hơn so với

những thủ tục thông thường và không kéo dài quá mười bốn ngày (thời hạn chuẩn

bị xét xử). Như vậy, việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét

xử là không nhiều. Bỡi lẽ, chính các điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn cũng đã thu hẹp diện đối tượng bị áp dụng biện pháp này. Khi nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị

xét xử, thẩm phán cần xem xét xác định

Thứ nhất: đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại, điều luật mà Viện kiểm sát

viện dẫn để truy tố đối với họ có mức cao nhất của khung hình phạt là bao nhiêu. Nếu dưới hai năm tù thì loại trừ các đối tượng này ra khỏi diện xem xét để tạm

giam, nếu bị can, bị cáo bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất trên hai năm tù thì cần xác định xem họ có biểu hiện chạy trốn hoặc gây khó khăn

cho việc xét xử hay có thể phạm tội mới hay không để đề nghị Chánh án hoặc Phó

Chánh án áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ.

Thứ hai: đối với bị can, bị cáo đã bị cơ quan điều tra, Viện kiểm sát áp

dụng biện pháp tạm giam mà vẫn còn thời hạn tạm giam theo lệnh của các cơ quan

này, cần xem xét có tạm giam tiếp để đảm bảo cho việc xét xử sau khi đã hết thời

hạn tạm giam của Cơ quan điều tra hay không. Nếu cần thì đề xuất Chánh án, Phó

Chánh án Tòa án ra lệnh tạm giam. Ngược lại, thẩm phán đề nghị những người

này ra quyết định trả tự do cho bị can, bị cáo khi hết hạn tạm giam trước đó của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.

Quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về cơ

bản tương đối toàn diện nhưng chưa đầy đủ và cụ thể. Nghiên cứu các quy định

của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục này cho thấy vẫn còn có nhiều điểm chưa hợp lý: thời hạn tố tụng được rút ngắn rất nhiều so với thủ tục chung,

tuy nhiên thủ tục tố tụng lại giản lược rất ít. Các quy định về thủ tục này còn chưa đầy đủ, mang tính hình thức, chưa có sự đồng bộ giữa thủ tục rút gọn và các thủ

tục tố tụng có liên quan, thực tiễn áp dụng bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cùng với việc nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm

xét, tìm ra những nguyên nhân làm giảm hiệu quả việc áp dụng thủ tục này trong thực tiễn, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp liên quan khắc

phục những nguyên nhân đó nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng thủ tục này trong thực tiễn là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh

CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ KIẾN

NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NÂNG CAO HIỆU

Một phần của tài liệu thủ tục rút gọn trong bộ luật tố tụng hình sự việt nam lý luận và thực tiễn xét xử (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)