quan đến thủ tục rút gọn
Nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, trên cơ
sở kế thừa và phát huy những quy định của pháp luật trước đây, Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003 đã xây dựng thủ tục rút gọn thành một chế định riêng, tạo cơ sở
pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng giải quyết nhanh chóng, kịp
thời một số vụ án nhất định để những cơ quan này có điều kiện giải quyết các vụ
án khác phức tạp hơn.
Quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về cơ
bản tương đối toàn diện nhưng chưa đầy đủ và cụ thể. Nghiên cứu các quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục này cho thấy vẫn còn có nhiều điểm chưa hợp lý: thời hạn tố tụng được rút ngắn rất nhiều so với thủ tục chung,
tuy nhiên thủ tục tố tụng lại giản lược rất ít. Các quy định về thủ tục này còn chưa đầy đủ, mang tính hình thức, chưa có sự đồng bộ giữa thủ tục rút gọn và các thủ
tục tố tụng có liên quan, thực tiễn áp dụng bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc.
Cùng với việc nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về
thủ tục rút gọn việc đưa ra những nhận định, đánh giá về những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của việc áp dụng thủ tục rút gọn trong thực tiễn xét xử và đồng thời đưa ra những giải pháp cấp thiết mà qua đó nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng
thủ tục này trong thực tiễn là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
* Mở rộng phạm vi áp dụng
Như đã phân tích, việc Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định không áp
dụng thủ tục rút gọn trong xét xử phúc thẩm là bó hẹp phạm vi áp dụng của thủ tục
đã áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết là cần thiết. Bởi vì vụ án đã áp dụng thủ
tục rút gọn để giải quyết có tính chất đơn giản, rõ ràng cho phép việc xét xử phúc
thẩm được nhanh chóng mà không cần phải mất nhiều thời gian xem xét, vì trong
giai đoạn sơ thẩm nếu vụ án có những tình tiết làm cho vụ án trở nên phức tạp thì
các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm đã không áp dụng thủ tục này để giải
quyết vụ án nữa. Hơn nữa, nếu ở cấp sơ thẩm có sai lầm thì việc làm rõ để sửa
chữa những sai lầm đó cũng không mất nhiều thời gian do những điều kiện áp
dụng thủ tục rút gọn cho phép nhanh chóng xác định các tình tiết thực tế của nó.
Mặt khác, nếu có sự vi phạm nghiêm trọng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự,
Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét
xử lại theo thủ tục thông thường. Thừ những phân tích trên, cần thay đổi, bổ sung
Điều 318 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
Điều 318. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
Thủ tục rút gọn đối với việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
được áp dụng theo quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác
của Bộ luật không trái với những quy định của chương này.
Tuy nhiên nếu áp dụng thủ tục rút gọn, trong việc xét xử phúc thẩm thì cũng cần phải xác định những điều kiện cần thiết để áp dụng thủ tục này vì: sau khi xét xử sơ thẩm do có kháng cáo, kháng nghị mà tính chất của vụ án có thể trở
nên phức tạp hơn, ví dụ như: trường hợp Viện kháng nghị do việc điều tra, xét hỏi
tại phiên tòa sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ, hoặc do kết luận của bản án
quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, hoặc do có vi phạm nghiêm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự thể hiện sự bất đồng quan điểm giữa Viện kiểm sát với Toà án trong việc xem xét, đánh giá chứng
cứ và giải quyết vụ án về nội dung thực chất của vụ án; trường hợp Viện kiểm sát
kháng nghị do “ thành phần Hội đồng xét xử không đúng luật định hoặc có vi
phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng” cũng làm cho việc xét xử phúc thẩm
trở nên phức tạp vì việc đánh giá hoạt động xét xử của toà án cấp dưới có vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không để huỷ án là việc cần tiến hành một cách
thận trọng theo thủ tục chung; trường hợp kháng cáo mà đơn kháng cáo của người
kháng cáo cũng dựa vào những căn cứ như Viện kiểm sát đã kháng nghị để thể
tục chung; trường hợp bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị theo nhiều nội dung và hướng khác nhau thì cũng làm cho việc xét xử phúc thẩm phức tạp vì có nhiều quan điểm trái chiều nhau về cách giải quyết vụ án của toà án cấp sơ thẩm; trường hợp Viện kiểm sát, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự bổ sung chứng cứ mới tại phiên toà mà việc bổ sung chứng cứ mới này làm cho vụ án trở nên phức tạp thì cũng không áp dụng thủ tục phúc thẩm rút gọn để giải quyết. Hơn nữa, nếu tiến hành áp dụng thủ tục rút gọn đối với tất cả các vụ án trước đó đã áp dụng thủ tục rút gọn ở cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị có
thể dẫn đến tình trạng có nhiều trường hợp Toà án cấp phúc thẩm sẽ phải huỷ bản
án, quyết định sơ thẩm đề điều tra hoặc xét xử lại theo thủ tục chung do tính chất
phức tạp của vụ án, kéo dài và làm phức tạp thêm trình tự tố tụng.
Vì vậy phải bổ sung thêm các điều kiện tại Điều 324 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Điều 324. Xét xử
…
5. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, theo đề nghị
của Thẩm phán được phân công xét xử phúc thẩm Chánh án ra quyết định xét xử
vụ án theo thủ tục phúc thẩm rút gọn nếu vụ án có đầy đủ những điều kiện sau:
- Vụ án trước đó đã được xét xử theo thủ tục rút gọn;
- Bị cáo đã nhận tội tại phiên toà hình sự sơ thẩm;
- Chỉ có kháng cáo của bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo,
kháng cáo của người bị hại theo hướng giảm nhẹ mức hình phạt cho bị cáo;
- Viện kiểm sát không kháng nghị, những người tham gia tố tụng khác
không kháng cáo;
- Thẩm phán được phân công xét xử phúc thẩm qua việc nghiên cứu hồ sơ
hoàn toàn nhất trí là bản án sơ thẩm đúng hoặc có thể giảm nhẹ mức hình phạt
trong khung hình phạt mà toà án đã tuyên;
- Bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý xét xử phúc thẩm theo
* Mở rộng đối tượng áp dụng thủ tục rút gọn
Điều 319 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thủ tục rút gọn chỉ được áp đối
với những vụ án có đủ các điều kiện: người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả
tang; sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội
phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. Các điều kiện trên được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật trước đây, về cơ
bản là hợp lý. Tuy nhiên vẫn cần phải sửa đổi và bổ sung cho hoàn thiện hơn. Điều 319 Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi): Thủ tục rút gọn chỉ được áp
dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị can bị bắt quả tang hoặc ra tự thú, đầu thú;
2. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
3. Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng;
4. Bị can có căn cước lai lịch rõ ràng;
5. Bị can và đại diện hợp pháp của họ đồng ý lựa chọn áp dụng thủ tục rút
gọn
Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 319 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 sử dụng
thuật ngữ “người thực hiện hành vi phạm tội”, “người phạm tội” là không phù hợp với nguyên tắc “ Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có
bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” quy định tại Điều 10 Bộ luật tố
tụng hình sự. Hai thuật ngữ này nên được sửa bằng thuật ngữ “bị can” cho đúng
với tư cách tố tụng của họ.
Việc mở rộng đối tượng áp dụng đến các tội phạm nghiêm trọng tạo điều
kiện thuận lợi cho việc áp dụng thủ tục thúc đẩy nhanh được quá trình phát hiện và xử lý tội phạm giảm số lượng án tồn đọng.
Về việc quy định về sự đồng ý của bị can và người đại diện hợp pháp của
họ áp dụng thủ tục rút gọn. Đây là một vấn đề mới đáp ứng với xu hướng chung
của các nước trên thế giới và đồng thời bảo đảm quyền lợi của bị can và người đại
diện hợp pháp của họ có quyền của mình đối với việc áp dụng. Theo quy định tại
khoản 3 Điều 320 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, bị can hoặc người đại diện
khiếu nại là ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định. Khiếu nại được gửi đến
Viện kiểm sát đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và phải được giải quyết
trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quy định này đã phần nào bảo đảm quyền lợi của bị can và người đại diện hợp pháp của họ có quyền của
mình đối với việc áp dụng thủ tục rút gọn, tuy nhiên đó không phải là quyền chủ động lựa chọn của bị can và người đại diện hợp pháp của họ. Điều luật quy định
quyền khiếu nại của bị can nhưng không quy định rõ Viện kiểm sát phải giải quyết như thế nào, do đó có thể hiểu nội dung khiếu nại của bị can có thể được chấp
nhận hoặc không được chấp nhận. Trong trường hợp chấp nhận khiếu nại Viện
kiểm sát huỷ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và vụ án được chuyển sang giải
quyết theo thủ tục chung. Trong trường hợp không chấp nhận khiếu nại, vụ án vẫn được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì khả năng bị cáo hoặc người đại diện hợp
pháp của họ kháng cáo bản án sơ thẩm là rất cao. Hậu quả pháp lý của việc kháng
cáo dẫn đến việc phải xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung, nếu Toà án cấp
phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại cũng được tiến hành theo thủ
tục chung. Như vậy, trong cả hai trường hợp chấp nhận hoặc không chấp nhận
khiếu nại về quyết định áp dụng thủ tục rút gọn cũng đều có thể dẫn đến hậu quả
vụ án phải chuyển sang thủ tục chung, làm cho thủ tục giải quyết vụ án trở nên phức tạp và kéo dài hơn so với việc áp dụng thủ tục chung để giải quyết ngay từ đầu.
* Nên mở rộng thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
Việc quy định thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thuộc về
Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra chỉ có quyền đề nghị. Trong khi Cơ quan điều tra lại là chủ thể chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập chứng cứ và tài liệu của
vụ án. Mặt khác, lại có thêm một thủ tục là Cơ quan điều tra phải làm văn bản đề
nghị Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Điều này không những
không giản lược thủ tục mà còn phức tạp thêm. Do đó, quy định thẩm quyền ra
quyết định áp dụng thủ tục rút gọn như pháp luật hiện hành là chưa phù hợp. Vì vậy, cần phải sửa đổi và bổ sung Điều 320 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 theo hướng như sau:
1. Sau khi khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng thủ tục rút
gọn để tiến hành điều tra khi có đủ các điều kiện quy định tại điều 319 của Bộ luật
này, Viện kiểm sát có thể yêu cầu Cơ quan điều tra hoặc tự mình ra quyết định áp
dụng thủ tục rút gọn. Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng thủ tục rút
gọn thì phải gửi quyết định đó cho Cơ quan điều tra trong thời hạn 24 giờ.
Việc bổ sung quy định tại Khoản 1 Điều 320 như vậy là do Cơ quan điều tra là cơ quan trực tiếp tiến hành điều tra ngay từ đầu, có điều kiện nắm bắt nội
dung vụ án nhanh chóng và đầy đủ hơn Viện kiểm sát, do đó sẽ thuận tiện hơn cho
việc điều tra xác định các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn một cách kịp thời. Nếu cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thì chính Điều tra viên sẽ
phải có trách nhiện hơn trong việc điều tra để đảm bảo thời hạn luật định. Hơn nữa
việc quy định chỉ có Viện kiểm sát mới có quyền quyết định áp dụng thủ tục rút
gọn, Cơ quan điều tra chỉ có quyền đề nghị không những không giản lược được
thủ tục tố tụng mà còn làm phức tạp thêm.
* Phải tăng thời hạn giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
Thực tế, thời hạn theo quy định hiện nay là áp lực lớn và rất nhiều bất cập đối với giai đoạn điều tra, tiếp đến là giai đoạn truy tố, ở giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Vì vậy cần bổ sung quy định như sau: Điều 321. Điều tra
1. Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn là hai mươi lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Điều 323. Quyết định việc truy tố
1. Trong thời hạn sáu ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm
sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng quyết định truy tố;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án; d) Đình chỉ vụ án.
2. Trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ vụ án quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này, thì Viện kiểm sát phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và vụ án được giải quyết theo thủ
tục chung.
3. Trường hợp truy tố, Viện kiểm sát phải giao quyết định truy tố cho bị can, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa chậm nhất là 24 giờ, kể
từ thời điểm ra quyết định truy tố .
4. Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát
phải gửi hồ sơ và Quyết định truy tố đến Tòa án”.
Điều 324. Xét xử
1. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án; d) Đình chỉ vụ án.
2. Trong trường hợp ra quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại điểm a
Khoản 1 Điều này thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị