gọn
gọn
hình sự năm 2003 thì chỉ có Viện kiểm sát là chủ thể duy nhất có thẩm quyền áp
dụng và huỷ bỏ thủ tục này cho cả ba giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Như
vậy, đã tạo ra sự không chủ động và thiếu trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Toà án trong việc giải quyết án hình sự theo thủ tục rút gọn; đồng thời, tạo ra sự lòng vòng trong trình tự giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn (Cơ quan điều tra phải đề
nghị để Viện kiểm sát ra quyết định hoặc Toà án phải trả lại hồ sơ để Viện kiểm
sát huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục này). Thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết quy định như hiện nay là chưa thể hiện được hết trách nhiệm và sự
chủ động của Cơ quan điều tra, Tòa án trong việc áp dụng thủ tục rút gọn dẫn đến
hiệu quả cũng như số lượng các vụ án hình sự giải quyết theo thủ tục rút gọn còn hạn chế.
3.1.2.2. Về thời hạn hoạt động tố tụng trong việc áp dụng thủ tục rút gọn
* Về thời hạn điều tra
Một trong những nguyên nhân khiến thủ tục rút gọn không đạt được hiệu
quả như mong đợi là do áp lực về thời hạn tố tụng quá lớn, đặc biệt là trong giai
đoạn điều tra. Khoản 1 Điều 321 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: thời hạn điều
tra theo thủ tục rút gọn là 12 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố. Đây là một
thời hạn rất ngắn, trong khi đó để có thể hoàn thành hồ sơ vụ án, đưa ra quyết định đề nghị truy tố gửi Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải tiến hành nhiều hoạt động điều tra như: xác minh lý lịch của bị can, trích lục và xác minh tiền án, tiền sự (nếu
có), ra quyết định tạm giam, xin lệnh phê chuẩn của Viện kiểm sát, lấy lời khai
của bị can, người bị hại, người làm chứng, định giá tài sản và giải quyết các vấn đề liên quan khác như xử lý vật chứng, yêu cầu bồi thường thiệt hại…Trước đó để áp
dụng thủ tục rút gọn, Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát xem xét quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Như vậy, thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn thì rút