Xét xử theo thủ tục rút gọn

Một phần của tài liệu thủ tục rút gọn trong bộ luật tố tụng hình sự việt nam lý luận và thực tiễn xét xử (Trang 55 - 56)

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, trong đó Tòa án có thẩm quyền sau khi xem xét hồ sơ vụ án lần đầu tiên đưa

vụ án ra xét xử nhằm xác định có hay không hành vi phạm tội và người thực hiện

tội phạm, từ đó đưa ra bản án, quyết định phù hợp với tính chất của vụ án mà Viện

kiểm sát đã truy tố.

Trong tố tụng hình sự, hoạt động xét xử nói chung được coi là đặc biệt quan

trọng và là giai đoạn trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Các giai đoạn tố tụng trước đó từ khởi tố, điều tra và truy tố chỉ là các giai đoạn xác định và tìm kiếm thông tin, chứng minh sự việc đã xảy ra một cách toàn diện nhưng vẫn

phải là quá trình định tội. Điều 127 Hiến pháp năm 1992 quy định Tòa án là cơ

quan duy nhất có thẩm quyền xét xử. Để xác định một người là có tội và phải chịu

hình phạt thì đòi hỏi bắt buộc là họ phải được đưa ra xét xử và công khai trước

phiên tòa, tại đó, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các bên tham gia tố tụng mới có điều kiện công khai đưa ra quan điểm, lập luận bảo vệ

mình. Vì vậy, giai đoạn xét xử vụ án hình sự là giai đoạn tập trung cao nhất của

quyền bào chữa đảm bảo thực hiện bằng phương thức tranh tụng. Nhằm bảo đảm

xét xử đúng người và đúng tội, việc giải quyết một vụ án hình sự có thể phải trải

qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó một khi vụ án đi vào giai đoạn xét xử thì xét xử sơ thẩm là thủ tục đầu tiên và bắt buộc đối với tất cả vụ án hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định theo hướng việc xét xử sơ thẩm

theo thủ tục rút gọn được tiến hành theo thủ tục chung, nghĩa là Hội đồng xét xử

sẽ có một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân tham gia. Mặc dù, thủ tục rút gọn

là một hình thức tố tụng đặc biệt , nhưng nó cũng không thể trái với các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự. Đối với một nước có hệ thống pháp luật như nước ta thì không thể chấp nhận hai hình thức tố tụng khác nhau cùng song song tồn tại. Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định rõ các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự nước ta là: “Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Tòa án quân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia

theo quy định của pháp luật. Khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán” (Điều 129 Bô luật tố tụng hình sự năm 2003); “Tòa án nhân dân xét xử tập

thể và quyết định theo đa số” ( Điều 131 Bô luật tố tụng hình sự năm 2003). Do vậy, việc xét xử theo thủ tục rút gọn nhất thiết phải được tiến hành bởi một Hội đồng xét xử có Hội thẩm tham gia như những vụ án được tiến hành như thủ tục thông thường khác.

Một phần của tài liệu thủ tục rút gọn trong bộ luật tố tụng hình sự việt nam lý luận và thực tiễn xét xử (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)