Về thời hạn hoạt động tố tụng trong việc áp dụng thủ tục rút gọn

Một phần của tài liệu thủ tục rút gọn trong bộ luật tố tụng hình sự việt nam lý luận và thực tiễn xét xử (Trang 69 - 72)

* Về thời hạn điều tra

Một trong những nguyên nhân khiến thủ tục rút gọn không đạt được hiệu

quả như mong đợi là do áp lực về thời hạn tố tụng quá lớn, đặc biệt là trong giai

đoạn điều tra. Khoản 1 Điều 321 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: thời hạn điều

tra theo thủ tục rút gọn là 12 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố. Đây là một

thời hạn rất ngắn, trong khi đó để có thể hoàn thành hồ sơ vụ án, đưa ra quyết định đề nghị truy tố gửi Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải tiến hành nhiều hoạt động điều tra như: xác minh lý lịch của bị can, trích lục và xác minh tiền án, tiền sự (nếu

có), ra quyết định tạm giam, xin lệnh phê chuẩn của Viện kiểm sát, lấy lời khai

của bị can, người bị hại, người làm chứng, định giá tài sản và giải quyết các vấn đề liên quan khác như xử lý vật chứng, yêu cầu bồi thường thiệt hại…Trước đó để áp

dụng thủ tục rút gọn, Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát xem xét quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Như vậy, thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn thì rút

ngắn rất nhiều so với thời hạn điều tra thông thường trong khi thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra thì giản lược rất ít (chỉ có khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra

không phải làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định truy tố).. Thực tế, thời hạn theo quy định hiện nay là áp lực lớn đối với giai đoạn điều tra, tiếp đến là giai

đoạn truy tố.Ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, vì thời hạn quy định cho giai đoạn này là

mười bốn ngày, dài hơn so với giai đoạn điều tra và truy tố nên thực tiễn áp dụng cũng không có nhiều vướng mắc lớn.

Theo quy định tại các Điều 321, 323, 324 thì thời hạn hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng kể từ khi khởi tố vụ án tới khi xét xử là 30 ngày.

Trong đó, thời hạn điều tra là 12 ngày, thời hạn truy tố là 4 ngày, thời hạn xét xử là 14 ngày. Quy định về thời hạn như vậy là không phù hợp và chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng ngại áp dụng thủ tục này vì sợ vi phạm về thời hạn. Nếu so sánh thời hạn hoạt động tố tụng hình sự của thủ tục

rút gọn với thủ tục tố tụng hình sự thông thường thì thời hạn quy định cho các cơ

quan tiến hành tố tụng hình sự theo thủ tục rút gọn là quá ít. Bởi lẽ, đối với vụ án

thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, thời hạn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong

các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử là 5 tháng 15 ngày, trong khi đó thời hạn của

thủ tục rút gọn chỉ là 30 ngày.

Với quy định về thời hạn như vậy, có rất nhiều vụ án trên thực tế mặc dù đã có quyết định áp dụng theo thủ tục rút gọn, nhưng sau đó lại phải hủy bỏ thủ tục

rút gọn để áp dụng theo thủ tục tố tụng thông thường vì vi phạm thời hạn. Những vướng mắc đó, thể hiện ngay trong quy định tại Điều 320 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 320 thì chỉ cần có quyết định khởi tố vụ án và có

đề nghị của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng thủ

tục rút gọn mà chưa cần có quyết định khởi tố bị can. Nhưng tại khoản 2 Điều 320

lại quy định “Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn phải được gửi cho Cơ quan điều

tra, bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong thời hạn 24h, kể từ khi ra

quyết định áp dụng thủ tục rút gọn”. Nếu quy định như vậy, thì thời hạn để Viện

kiểm sát xem xét ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn là bao lâu? Cơ quan điều

tra ra quyết định khởi tố bị can và Viện kiểm sát phê chuẩn các quyết định tố tụng

vào thời điểm nào? Giả thiết, việc khởi tố bị can được tiến hành sau khi có quyết định của Viện kiểm sát về việc áp dụng thủ tục rút gọn, thì trong vòng 24h Cơ

quan điều tra phải xác minh, ra quyết định khởi tố bị can, gửi cho Viện kiểm sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phê chuẩn, giao các quyết định tố tụng cho bị can hoặc người đại diện hợp pháp

của họ theo quy định của pháp luật, với khoảng thời gian như vậy không đủ để Cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động tố tụng. Quy định như vậy là chưa hợp lý vì luật cũng không quy định cụ thể Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát phải gửi cho

bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nên dễ xảy ra tình trạng đùn đẩy trách

nhiệm, đối với trường hợp người phạm tội không bị tạm giữ lại càng khó thực hiện hơn. Một vấn đề nữa cũng gây khó khăn cho Cơ quan điều tra, đó là quy định về

khiếu nại và giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 3 Điều 320, Theo quy định tại

khoản 3 Điều 320 thì trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thì bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền

khiếu nại gửi cho Viện kiểm sát, Viện kiểm sát phải giải quyết khiếu nại đó trong

vòng ba ngày.

Như vậy, nếu theo đúng trình tự quy định tại Điều 320 Bộ luật tố tụng hình sự thì thời gian từ khi khởi tố, ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, gửi cho bị

can hoặc người đại diện hợp pháp của họ, tiếp nhận khiếu nại và giải quyết khiếu

nại (nếu có) thì thời gian tối đa là 8 ngày. Vậy Cơ quan điều tra, chỉ còn có 4 ngày

để tiến hành điều tra. Với thời gian như vậy Cơ quan điều tra khó có thể bảo đảm được đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động điều tra để bảo đảm được

việc điều tra đúng người, đúng tội đúng pháp luật.

* Thời hạn trong giai đoạn truy tố và xét xử

Ngoài ra, theo quy định tại chương XXXIV thì một số loại thời hạn như:

thời hạn Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và quyết định truy tố đến Tòa án, thời hạn

giao quyết định truy tố, thời hạn giao quyết định đưa vụ án ra xét xử chưa được đề

cập đến, gây khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng. Nếu áp dụng thời hạn

gửi hồ sơ và quyết định truy tố theo quy định chung thì không hợp lý. Vì theo quy

định chung “ trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng Bản

cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và Bản cáo trạng đến Tòa án” (Khoản 3 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự). Trong khi đó, thời hạn để Viện kiểm sát ra

quyết định truy tố theo Thủ tục là bốn ngày, nếu áp dụng khoản 3 Điều 166 Bộ

Áp dụng thời hạn giao quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định chung

cũng chưa hợp lý. Theo quy định chung thì “ Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa chậm

nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa” (khoản 1 Điều 182 Bộ luật tố tụng

hình sự), và theo quy định tại khoản 2 Điều 324 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:

“Thời hạn Tòa án phải mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là bảy ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử”. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành không có quy

định về thời hạn Tòa án giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa khi áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết

vụ án, nếu áp dụng quy định chung về thời hại giao quyết định đưa vụ án ra xét xử

thì vi phạm khoản 1 Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Quyết định đưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vụ án ra xét xử của Tòa án là một quyết định pháp lý quan trọng, đặc biệt là đối

với bị cáo, ngoài việc biết được ngày, giờ xét xử để tham gia họ còn biết được Hội đồng xét xử gồm những ai để xem xét những người này có thật sự khách quan

trong quá trình xét xử hay không, có thuộc trường hợp phải thay đổi theo quy định

của pháp luật hay không, nếu họ nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử quá

gần ngày mở phiên tòa thì rất bất lợi cho họ, và quan trọng là không đảm bảo được

quyền bào chữa của bị can bị cáo.

Một phần của tài liệu thủ tục rút gọn trong bộ luật tố tụng hình sự việt nam lý luận và thực tiễn xét xử (Trang 69 - 72)