Tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố

Một phần của tài liệu thủ tục rút gọn trong bộ luật tố tụng hình sự việt nam lý luận và thực tiễn xét xử (Trang 59 - 61)

Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan và những người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp phạm tội khẩn

cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt

theo lệnh truy nã32.

Mục đích và ý nghĩa của biện pháp này nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội,

hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động của người phạm tội, tao điều kiện cho cơ quan điều tra thập chứng cứ, tài liệu, bước đầu xác định tính chất hành vi của người bị tạm giữ và góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng chống và

ngăn ngừa tội phạm.

Việc quy định biện và đảm bảo thực hiện biện pháp tạm giữ nhằm đảm bảo

cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, ngăn chặn được

các hành vi trốn tránh của tội phạm, tạo điều kiện cho các cơ quan điều tra có đủ

thời gian làm rõ nhân thân và bước đầu xác định mức độ, tính chất hành vi của họ

nhằm đưa ra các quyết định tố tụng cần thiết như khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp

dụng các biện pháp ngăn chặn khác hoặc trả tự do cho người bị tạm giữ, đảm bảo

cho tiến trình tố tụng được tiến hành thuận lợi, giải quyết các vụ án được khách

quan, toàn diện, góp phần hiệu quả vào việc bảo đảm tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều

tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng

hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng

,phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ 2 năm mà

có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét

xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội33.

32

Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.

220

33

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2006, tr.224.

Mục đích: ngăn chặn không để cho bị can, bị cáo có điều kiện tiếp tục

phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Ở mỗi giai đoạn

tố tụng nhất định, việc áp dụng biện pháp này còn nhằm đảm bảo thực hiện tốt

chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng.

Ý nghĩa: tạm giam có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đấu tranh phòng chống tội

phạm cũng như đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân. Tạm giam góp

phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, củng cố và tăng cường pháp chế Xã hội

chủ nghĩa; là biện pháp thể hiện sự kiên quyết của Nhà nước trong việc đấu tranh

phòng chống tội phạm; bảo đảm cho xã hội ổn định, trật tự, pháp luật được giữ

vững, chế độ Xã hội chủ nghĩa được bảo vệ; quyền lợi hợp pháp của công dân được tôn trọng; bảo đảm không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tạm

giam là phương tiện hữu hiệu bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đạt hiệu quả cao nhất. Biện pháp này bảo đảm bí mật điều tra, ngăn ngừa

thông cung giữa những người vi phạm với nhau, ngăn ngừa tội phạm xóa bỏ dấu

vết. Bảo đảm cho bản án khi Tòa án tuyên được thi hành nghiêm chỉnh khi chúng

có hiệu lực pháp luật. Tạm giam tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm tôn trọng

các quyền công dân được Hiến pháp và Luật ghi nhận. Đảm bảo không một công

dân nào có thể bị tạm giam khi không có căn cứ và trái pháp luật. Tạm giam thể

hiện tính ưu việt của Nhà nước ta: là biện pháp bảo đảm cho mọi người dân được

sống trong một xã hội an toàn, các quyền và lợi ích của mỗi người dân được tôn

trọng và bảo vệ, tránh được sự tấn công, xâm hại từ phía các đối tượng nhất định đảm bảo cho mọi người dân được an tâm sinh sống, học tập và làm việc.

Theo quy định tại Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì “căn cứ,

thẩm quyền và thủ tục tạm giữ, tạm giam được áp dụng theo quy định của Bộ luật

này”.

Đối tượng, căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ: Khoản 1 Điều 86 Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2003 quy định: “Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú

hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.” Theo đó, biện pháp tạm giữ là một trong các biện pháp ngăn chặn mà mục đích của biện pháp ngăn chặn là “để

khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội cũng như khi cần thi

hành án”.

Khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Tạm giam có thể được áp dụng với bị can, bị cáo…”. Tuy nhiên, trên thực tế còn có những đối tượng khác cũng có thể áp dụng biện pháp tạm giam như:

Người bị Tòa án kết án phạt tù trước đó đang bị tạm giam nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết ;

Người bị Tòa án kết án phạt tù trước đó không bị tạm giam nhưng xét thấy

cần phải tạm giam họ để đảm bảo thi hành án ;

Người bị kết án phạt tù đang tại ngoại chờ thi hành án hoặc đang thi hành án bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã .

Do vậy, để phù hợp với đặc điểm của thủ tục rút gọn là có sự rút ngắn về

thời gian, giản lược về thủ tục tố tụng, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xâm hại đến các quyền tự do cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả khi áp dụng

thủ tục rút gọn, việc tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố theo thủ tục rút gọn được quy định như sau:

Thời hạn tạm giữ trong thủ tục rút gọn không quá ba ngày, kể từ ngày cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Đây cũng chính là thời hạn tạm giữ được quy định

chung cho tất cả đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Tuy nhiên, trong thủ tục rút gọn Bộ luật tố tụng hình sự không cho phép gia hạn tạm giữ. Trong khi đó, đối với thủ tục thông thường, cơ quan có thẩm quyền có thể gia hạn

tạm giữ tối đa hai lần, mỗi lần gia hạn không quá ba ngày.

Thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố không quá mười sáu ngày và cũng

không gia hạn. Đây là thời hạn tạm giam bị can để tiến hành tố tụng của hai giai đoạn tố tụng vì vậy thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố phải được quy định phù hợp với thời hạn điều tra, truy tố (tối đa là mười hai ngày để điều tra, bốn ngày để

truy tố). So với thủ tục thông thường thì thời hạn để điều tra, truy tố rất ngắn (theo

thủ tục thông thường, thời hạn tạm giam để điều tra lần đầu là hai tháng đối với bị

can phạm tội ít nghiêm trọng).

Một phần của tài liệu thủ tục rút gọn trong bộ luật tố tụng hình sự việt nam lý luận và thực tiễn xét xử (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)