Thực trạng các DNXH tại Việt Nam những năm gần đây:

Một phần của tài liệu NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 29 - 33)

DNXH đã phát triển mạnh mẽ trong hai mươi năm qua tại cả các nước đã và đang phát triển và được khẳng định là một trào lưu mới đầy triển vọng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Tại Việt Nam, sau một thời gian nhen nhóm, DNXH đã có những bước đột phá, gia tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Mặt khác, Việt Nam là một nước đang phát triển và vẫn đang trong tình trạng nghèo đói. Chính vì vậy, có rất nhiều các tổ chức phi chính phủ hoạt động ở đây. Phần lớn cảm hứng hiện tại dành cho DNXH có nguồn gốc từ các tổ chức phi chính phủ, như một cách phát triền sự tự duy trì và tái sinh nền kinh tế.

• Mô hình DNXH tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam, các DNXH hoạt động theo năm mô hình chính:  DNXH: điển hình là Lifeart

 Phi lợi nhuận: điển hình là chương trình tủ sách dòng họ  Hỗn hợp: điển hình là công ty KOTO

 Phi lợi nhuận có định hướng thị trường: điển hình là trung tâm Sao Mai

 Doanh nghiệp có định hướng xã hội: điển hình là Mai Vn handicraft

Hình 5: Các mô hình DNXH tiêu biểu ở Việt Nam

• Hiện nay ở Việt Nam theo thống kê của trung tâm CSIP, có 200 DNXH hoạt động tại 25 tỉnh thành trong đó 80% nằm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong số đó có tới 101 doanh nghiệp nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, 46 doanh nghiệp nằm ở Bắc Trung Bộ, 28 doanh nghiệp ở Nam Bộ và rất ít ở những vùng khác. Ngoài những DNXH đã được thống kê ở trên còn rất nhiều DNXH khác chưa được công nhận hay chưa được biết đến.

Hình 6: phân bố các DNXH theo khu vực địa lý ( Nguồn: CSIP)

• Tuy khái niệm “DNXH” mới được đề cập rộng rãi ở Việt Nam vài năm trở lại đây nhưng rất nhiều doanh nghiệp đã và đang âm thầm hoạt động ở đủ các lĩnh vực, từ đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS… tới các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bảo vệ môi trường… Tính tới năm 2011, Việt Nam có 59 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp, 41 doanh nghiệp hoạt động về tiểu thủ công nghiệp, 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sức khoẻ, y tế, dược phẩm và nhiều lĩnh vực khác. Ở mỗi lĩnh vực các DNXH đều đạt được

DN có định hướng xã hội (5) Phi lợi nhuận

có định hướng thị trường (4)

PLN

những thành tích đáng kể. Lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thu hút được nhiều DNhXN nhất vì đặc thù nguồn lao động chất lượng chưa cao. Đây cũng là những ngành đòi hỏi đầu tư không quá lớn mà lại có thể phát triển về sau

Hình 7: Phân bố các DNXH theo lĩnh vực hoạt động (Nguồn CSIP)

• Không những vậy, các DNXH tại Việt Nam còn được tổ chức dưới nhiều loại hình khác nhau. Bốn loại hình chính là công ty, hội/CLB, hợp tác xã, trung tâm. Loại hình hội, câu lạc bộ hay trung tâm là phổ biển hơn cả vì đây là loại hình có tính linh hoạt cao lại không đòi hỏi nguồn vốn lớn, phù hợp với hầu hết các DNXH vừa và nhỏ.

• Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp cũng khác nhau rất nhiều. Có doanh nghiệp mới hoạt động được 1 năm nhưng cũng có doanh nghiệp hoạt động được tới hơn 5 năm, thậm chí hàng chục năm như doanh nghiệp KOTO, trung tâm Sao Mai…. Nhưng nhìn chung, đa số các DNXH ở nước ta là các doanh nghiệp mới chỉ có tuổi đời dưới 5 năm. Sau giai đoạn khởi sự, các doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn cất cánh và sau đó là phát triển. Đối vớiDNXH trẻ như tại Việt Nam, đó quả thực là một quãng đường dài.

Hình 9: Phân loại DNXH VN dựa trên thời gian hoạt động (Nguồn: CSIP)

• Tỉ lệ nguồn vốn của các doanh nghiệp:

Không như các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức tình nguyện, nguồn vốn từ tài trợ của các DNXH chỉ chiếm có 5% tổng số vốn, các doanh nghiệp phải tự lấy lợi nhuận của doanh nghiệp mình để làm vốn chính (46%) cho các hoạt động kinh doanh về sau, còn lại 50% phần vốn là do tự có hay nhờ các cá nhân ủng hộ, nhìn chung 50% nguồn vốn này là không ổn định và thay đổi qua các năm

Hình 10: Cơ cấu nguồn vốn của các DNXH (Nguồn CSIP)

Một phần của tài liệu NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 29 - 33)