Nâng cao năng lực cho doanh nhân xã hội:

Một phần của tài liệu NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 49 - 51)

Những người hiện đang là doanh nhân xã hội, không phải được đào tạo để trở thành doanh nhân xã hội. Họ hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể là bác sỹ, doanh nhân thương mại, lập trình viên hay một nhà tâm lý học hay thậm trí là một người nông dân. Vì vậy, cách tiếp cận với các vấn đề xã hội của mỗi doanh nhân là rất khác nhau, khả năng, điểm mạnh yếu của từng người cũng rất đa dạng. Chính vì đặc điểm này mà sự hỗ trợ về năng lực cho doanh nhân xã hội không thể tiến hành một cách cào bằng, phải căn cứ vào từng nhóm doanh nhân xã hội để có sự hỗ trợ đặc thù sao cho phù hợp nhất. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chia doanh nhân xã hội thành 4 nhóm (như đề xuất ở trên):

• Đối với những doanh nhân trẻ tuổi - những con người nhiệt huyết, tràn đầy sức trẻ, để có được thành công những doanh nhân này rất cần sự dẫn dắt từ những người đi trước, kinh nghiệm của những người từng trải. Những buổi gặp gỡ giao lưu với những doanh nhân thành công, những buổi đi thực tế tại các doanh nghiệp xã hội đã hoạt động lâu năm thực sự sẽ là chìa khóa chắp cánh cho những ý tưởng táo bạo, cho những khối óc nhiệt huyết, cho những tinh thần doanh nhân đang sục sôi ở những người trẻ tuổi này.

• Nhóm doanh nhân thứ hai là những nhà hoạt động xã hội có vốn xã hội phong phú nhưng ít kinh nghiệm kinh doanh. Đối với nhóm doanh nhân này, cái mà họ rất cần chính là các kiến thức, kỹ năng về kinh doanh như: lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược marketing, PR, kêu gọi đầu tư, kỹ năng quản lý, điều hành doanh nghiệp, các luật liên quan đến doanh nghiệp…

Vì vậy, những doanh nhân xã hội này rất cần những khóa học chuyên ngành kinh tế, những buổi tập huấn thực tế để nâng cao những kỹ năng ấy.

• Ngược với nhóm doanh nhân trên, nhóm doanh nhân thứ ba này là những người có kinh nghiệm kinh doanh nhưng còn hạn chế về hiểu biết các vấn đề xã hội. Họ là những doanh nhân thương mại thành đạt, muốn góp tiếng nói trên con đường phát triển cộng đồng. Với nhóm doanh nhân này, chính phủ và các bên liên quan nên tạo cho họ cơ hội để họ hiểu được ngọn nguồn các vấn đề xã hội để họ giải quyết được tận gốc những vấn đề này. Để đạt được kết quả ấy, việc tổ chức những buổi gặp gỡ với chính những nạn nhân của những vấn đề xã hội để nghe họ chia sẻ, đến tận nơi mà những vấn đề xã hội đang nhức nhối để được chứng kiến tận mắt, được tự mình khảo sát và tìm hiểu chính là chìa khóa dẫn những doanh nhân thương mại này đến gần hơn với những vấn đề xã hội, từ đó chắp cánh cho những ý tưởng phát triển cộng đồng để hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.

• Nhóm doanh nhân cuối cùng là những người đi tiên phong trên con đường doanh nghiệp xã hội. Điều mà họ thực sự cần từ cộng đồng và xã hội là sự ủng hộ, sự đồng thuận với những sáng kiến của họ để họ có thể nhân rộng mô hình và có những tác động mạnh mẽ hơn đối với xã hội. Được kết nối với những người cùng suy nghĩ có thể chính là nhu cầu của những doanh nhân xã hội này.

Từ việc phân tích 4 nhóm doanh nhân xã hội, một thực tế có thể nhận thấy chính là không phải mọi doanh nhân xã hội đều hạn chế ở một khía cạnh và đều hiểu biết ở một khía cạnh khác như nhau. Có những lĩnh vực là sự thiếu sót của người này nhưng lại là sự nổi trội của người khác. Đơn cử là khả năng kinh doanh, nhóm những doanh nhân trẻ tuổi được đào tạo để trở thành doanh nhân thương mại thì đây là điểm mạnh của họ nhưng với nhóm doanh nhân hiểu biết về xã hội nhiều hơn là hiểu biết về kinh tế thì đây thực sự là rào cản rất lớn đối với họ. Vậy những buổi giao lưu, trao đổi kỹ năng, kiến thức, những buổi tọa đàm giữa những doanh nhân xã hội, hay thậm chí là việc đến thăm, đến học hỏi mô hình kinh doanh của những doanh nghiệp xã hội khác chính là bài học thực tế vô cùng quý giá. Đây vừa là cơ hội để các doanh nhân học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau vừa là cơ hội để họ xích lại gần nhau hơn, để tạo nên mạng lưới doanh nhân xã hội trong cả nước tạo đà thúc đẩy cho sự vươn mình của phong trào doanh nhân xã hội tại Việt Nam.

Nhìn ở tương lai xa hơi thì chúng tôi nghĩ rằng Bộ GD-ĐT nên xem xét đến việc đưa những kiến thức nền tảng về DNXH vào ngay các cấp học như đại học, cao đẳng hay trung cấp,…để SV có điều kiện hiểu hơn về DNXH và coi nó như một sự lựa chọn khác nếu có tạo lập doanh nghiệp sau này. Chúng

ta có thể lồng ghép các kiến thức về DNXH vào các môn học sẵn có hoặc xây dựng một môn học mới. Điều này giúp SV vừa có thể tìm thấy sự mới mẻ trong học tập lại vừa là một cách để loại hình doanh nghiệp mới mẻ này được biết đến nhiều hơn trong cộng đồng.

Vậy, bài toán đặt ra là chúng ta nên đưa những kiến thức về DNXH này vào những khối nào, chuyên ngành nào của các cấp học? Liệu chỉ nên đưa những kiến thức này vào các khối ngành kinh tế hay phải mở rộng nó ở cả các khối ngành xã hội? Vấn đề này liên quan đến 2 nhóm DNhXH mà chúng ta vừa phân tích ở trên. Đấy là nhóm DNhXH có kiến thức về kinh doanh nhưng thiếu kiến thức về xã hội và nhóm doanh nhân có nhiều kiến thức về xã hội nhưng không có khả năng kinh doanh. Vì vậy, để giải quyết tận gốc vấn đề này, nhóm tác giả đề xuất ý kiến là nên đưa những kiến thức về DNXH vào cả 2 khối ngành kinh tế và xã hội để giúp SV kinh tế có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về xã hội còn SV ngành xã hội có kỹ năng, kiến thức cần thiết để vận hành doanh nghiệp xã hội hiệu quả.

Một phần của tài liệu NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w