Giới thiệu chung về các DNX Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 29)

Thuật ngữ DNhXN và hoạt động kinh doanh phục vụ cộng đồng xuất hiện trong vòng mười đến mười năm năm trước. Tuy nhiên, mô hình DNXH mới nhen nhóm ở Việt Nam được hai năm. Trên thực tế, mô hình này đã tồn tại một cách tự phát và đơn lẻ dưới nhiều hình thức cũng như tên gọi khác nhau.

Gần đây, những cơ sở này mới được biết đến dưới tên gọi DNXH với mô hình tổ chức, chiến lược hoạt động như một doanh nghiệp thực thụ. Có thể kể đến một số DNXH khá thành công như Trung tâm Dạy nghề Nhân đạo KOTO, Trung tâm Sao Mai, Hòa Nhập, Hoa Sữa.Tuy nhiên, những mô hình được coi là DNXH chuẩn như KOTO hiện chưa nhiều. Hầu hết các DNXH mới khởi sự hoặc đang trải qua giai đoạn chuyển đổi từ những tổ chức từ thiện và tổ chức xã hội.

2.1.2 Thực trạng các DNXH tại Việt Nam những năm gần đây:

DNXH đã phát triển mạnh mẽ trong hai mươi năm qua tại cả các nước đã và đang phát triển và được khẳng định là một trào lưu mới đầy triển vọng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Tại Việt Nam, sau một thời gian nhen nhóm, DNXH đã có những bước đột phá, gia tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Mặt khác, Việt Nam là một nước đang phát triển và vẫn đang trong tình trạng nghèo đói. Chính vì vậy, có rất nhiều các tổ chức phi chính phủ hoạt động ở đây. Phần lớn cảm hứng hiện tại dành cho DNXH có nguồn gốc từ các tổ chức phi chính phủ, như một cách phát triền sự tự duy trì và tái sinh nền kinh tế.

• Mô hình DNXH tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam, các DNXH hoạt động theo năm mô hình chính:  DNXH: điển hình là Lifeart

 Phi lợi nhuận: điển hình là chương trình tủ sách dòng họ  Hỗn hợp: điển hình là công ty KOTO

 Phi lợi nhuận có định hướng thị trường: điển hình là trung tâm Sao Mai

 Doanh nghiệp có định hướng xã hội: điển hình là Mai Vn handicraft

Hình 5: Các mô hình DNXH tiêu biểu ở Việt Nam

• Hiện nay ở Việt Nam theo thống kê của trung tâm CSIP, có 200 DNXH hoạt động tại 25 tỉnh thành trong đó 80% nằm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong số đó có tới 101 doanh nghiệp nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, 46 doanh nghiệp nằm ở Bắc Trung Bộ, 28 doanh nghiệp ở Nam Bộ và rất ít ở những vùng khác. Ngoài những DNXH đã được thống kê ở trên còn rất nhiều DNXH khác chưa được công nhận hay chưa được biết đến.

Hình 6: phân bố các DNXH theo khu vực địa lý ( Nguồn: CSIP)

• Tuy khái niệm “DNXH” mới được đề cập rộng rãi ở Việt Nam vài năm trở lại đây nhưng rất nhiều doanh nghiệp đã và đang âm thầm hoạt động ở đủ các lĩnh vực, từ đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS… tới các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bảo vệ môi trường… Tính tới năm 2011, Việt Nam có 59 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp, 41 doanh nghiệp hoạt động về tiểu thủ công nghiệp, 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sức khoẻ, y tế, dược phẩm và nhiều lĩnh vực khác. Ở mỗi lĩnh vực các DNXH đều đạt được

DN có định hướng xã hội (5) Phi lợi nhuận

có định hướng thị trường (4)

PLN

những thành tích đáng kể. Lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thu hút được nhiều DNhXN nhất vì đặc thù nguồn lao động chất lượng chưa cao. Đây cũng là những ngành đòi hỏi đầu tư không quá lớn mà lại có thể phát triển về sau

Hình 7: Phân bố các DNXH theo lĩnh vực hoạt động (Nguồn CSIP)

• Không những vậy, các DNXH tại Việt Nam còn được tổ chức dưới nhiều loại hình khác nhau. Bốn loại hình chính là công ty, hội/CLB, hợp tác xã, trung tâm. Loại hình hội, câu lạc bộ hay trung tâm là phổ biển hơn cả vì đây là loại hình có tính linh hoạt cao lại không đòi hỏi nguồn vốn lớn, phù hợp với hầu hết các DNXH vừa và nhỏ.

• Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp cũng khác nhau rất nhiều. Có doanh nghiệp mới hoạt động được 1 năm nhưng cũng có doanh nghiệp hoạt động được tới hơn 5 năm, thậm chí hàng chục năm như doanh nghiệp KOTO, trung tâm Sao Mai…. Nhưng nhìn chung, đa số các DNXH ở nước ta là các doanh nghiệp mới chỉ có tuổi đời dưới 5 năm. Sau giai đoạn khởi sự, các doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn cất cánh và sau đó là phát triển. Đối vớiDNXH trẻ như tại Việt Nam, đó quả thực là một quãng đường dài.

Hình 9: Phân loại DNXH VN dựa trên thời gian hoạt động (Nguồn: CSIP)

• Tỉ lệ nguồn vốn của các doanh nghiệp:

Không như các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức tình nguyện, nguồn vốn từ tài trợ của các DNXH chỉ chiếm có 5% tổng số vốn, các doanh nghiệp phải tự lấy lợi nhuận của doanh nghiệp mình để làm vốn chính (46%) cho các hoạt động kinh doanh về sau, còn lại 50% phần vốn là do tự có hay nhờ các cá nhân ủng hộ, nhìn chung 50% nguồn vốn này là không ổn định và thay đổi qua các năm

Hình 10: Cơ cấu nguồn vốn của các DNXH (Nguồn CSIP)

2.1.3 Những đóng góp của các DNXH Việt Nam:

Cùng với tăng trưởng kinh tế, Việt Nam hiện phải đối mặt với nhiều thách thức về xã hội và môi trường. Khi mà chính phủ có thể không hiệu quả trong khi khu vực tư nhân với động lực là lợi nhuận có thể không giải quyết được gốc rễ của các vấn đề xã hội thì sự tham gia của DNXH và DNhXH là rất cần thiết. DNXH không chỉ đóng góp phát triển kinh tế mà còn đóng góp phát triển cả về xã hội.

Theo bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc CSIP (CSIP) , có ba đóng góp to lớn mà các DNXH mang lại cho cộng đồng đó là: Cung cấp các dịch vụ cho các cộng đồng người nhiễm HIV, người khuyết tật... Đưa ra giải pháp cho các vấn đề xã hội mà hiện giờ chưa được đưa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, thể chế tài chính chưa chú ý tới như vấn đề năng lượng mới, vấn đề xử lý rác thải môi trường…Hòa nhập cộng đồng những người yếu thế, những người nghèo.

Khảo sát cho thấy, các DNXH đã tạo việc làm cho 8.588 người trong đób 2.462 người sống trong hoàn cảnh đặc biệt (HIV, khuyết tật, cai nghiện trở về…); cải thiện đời sống cho 377.678 người ( năm 2011), đóng góp gây ảnh hưởng cho gần 400 ngàn người sống trong cộng đồng thông qua các chương trình phát triển giảm nghèo, nâng cao nhận thức và giáo dục cho cộng đồng…Về mặt hiệu quả kinh tế, doanh thu của các DNXH năm 2011 là 816 tỷ đồng tỷ đồng, nghĩa là doanh thu chỉ đạt 1,5 tỷ đồng/DNXH. Sau đó 44,5% lợi nhuận các DN tiếp tục dùng để đầu tư cho hoạt động phát triển về sau. Hãy cũng xem xét một số ví dụ về các DNXH điển hình.

• Cung cấp các dịch vụ cho các cộng đồng người nhiễm HIV, người khuyết tật…

Koto là một DNXH điển hình đã làm thay đổi cuộc sống đường phố của thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam, . Trong suốt 14 năm từ năm 1999, Koto đã nuôi và dạy nghề thông qua chuỗi nhà hàng cho hơn 300 trẻ em đường phố để có thể tự thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn. Con số phần nào phản ánh được sự phát triển của một DNXH hiếm hoi và mới mẻ như Koto: 1999: 9 em; 2000: 20 em; 2002: 30 em và từ năm 2007 tới nay: 100 em

Vậy một mô hình doanh nghiệp như Koto, mô hình mà đã từng bị đánh giá là “hết thuốc chữa”, đã đóng góp được những gì cho xã hội? Koto với phương châm biết một dạy một không chỉ đào tạo tay nghề và cung cấp việc làm cho trẻ em đường phố mà còn giúp các em có sự tự tin và kĩ năng cần thiết để tự chủ được cuộc sống cũng như tương lai của mình. Đối với xã hội, có thể nói Koto đã làm nên một kì tích, đó là phá vỡ chu kỳ của đói nghèo, cho các em một cuộc sống mới, từ đó cũng góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội, đào tạo ra những công dân tốt đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Hay như doanh nghiệp PWD Soft do ông Đỗ Văn Du lãnh đạo.Ông Đỗ Văn Du, một Việt kiều Mỹ đã giải thích về công ty của mình.“PWD là viết tắt của chữ People With Disabilities (công ty TNHH CNTT của người khuyết tật). Tôi mong muốn đây sẽ là nơi những người khuyết tật (NKT) tìm lại chính mình” - Hiện nay, PWD có 20 nhân viên. “Tôi không muốn nguồn nhân lực này bị bỏ qua một cách lãng phí. Họ đều là những người có trình độ và khả năng làm việc không thua kém bất kỳ người bình thường nào. Nhiều người khi đến đây đã được đào tạo khá tốt. Đáng tiếc là cơ hội việc làm cho họ hiện không nhiều”, ông Du nói.

“Thời gian đầu, một số người không tránh khỏi sự bỡ ngỡ do chưa quen với tác phong làm việc của công ty. Tuy nhiên, tôi muốn họ phải làm việc thực sự như những người bình thường, hơn nữa, còn phải chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu của đối tác. Có như vậy, khi nhận lương ngang bằng với người bình thường, NKT mới cảm thấy xứng với sức lao động của mình” ông Du nói. Như vậy, PWD không chỉ mở ra cơ hội việc làm cho những khuyết tật mà còn giúp họ có thêm động lực, niềm tin để khẳng định mình và hoà nhập với xã hội..

• Đưa ra giải pháp cho các vấn đề xã hội mà chính phủ hay các nhà đầu tư chưa chú ý tới

Anh Nguyễn Thành Lưu sáng lập trung tâm ứng phó biến đổi khí hậu, đơn vị triển khai thành công giải pháp thay thế túi ni lông bằng túi chuyên

dụng cho các bà nội trợ. Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (SCC) đã đưa ra sáng kiến sử dụng túi thân thiện với môi trường có gắn mã vạch khi đi mua hàng. Khi đó, người tiêu dùng không chỉ bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình khỏi các hóa chất độc hại có trong túi ni-lông như hiện nay, góp phần bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm được tiền và các hình thức khuyến mãi khác nhau.

Được biết, mục tiêu giai đoạn 1 của dự án này sẽ cắt giảm 100.000 túi ni-lông mỗi ngày trong hoạt động bán lẻ ở Hà Nội vào cuối năm 2009. Sau đó các giai đoạn mở rộng dự án tại thủ đô và các thành phố khác như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,... với mục tiêu cắt giảm 1 triệu túi ni- lông mỗi ngày trong hoạt động bán lẻ vào cuối năm 2011.

Anh Lưu bày tỏ: “Có thể nhiều người hoài nghi về những việc chúng tôi làm. Có thể không dễ gì thay thế được thói quen của con người trong việc sử dụng túi nilon, tôi chỉ dám hy vọng những việc chúng tôi làm như một đốm lửa nhỏ, dần dần sẽ lan toả thành đám lửa. Muốn người dân không còn sử dụng túi nilon, phải có túi thay thế và được các cửa hàng, người tiêu dùng chấp nhận".

• Hoà nhập cộng đồng những người yếu thế, người nghèo

Từ khi còn làm việc cho đài phát thanh Việt Nam, chị Nguyễn Vân Anh đã chứng kiến rất nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình nhưng không có cách nào để giúp họ cả. VÌ vậy vào năm 1997, chị đã thành lập đường dây tư vấn đầu tiên về tâm lý và tình cảm cho các chị em phụ nữ. Đường dây đã hoạt động liên tục từ ngày thành lập và tính đến nay, dự án đường dây nóng ( gọi là Linh Tam) đã hoạt động trên khắp 22 tỉnh thành và nhận 5.000 cuộc gọi mỗi ngày. Vào năm 2001, Vân Anh đã quyết định thành lập CSAGA- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới-Gia đình-Phụ nữ và thanh thiếu niên. Trung tâm sẽ giúp phòng chống bạo lực gia đình, nạn buôn bán người, và chống ngược đãi trẻ em.

Tính tới năm 2011, CSAGA đã thành lập 16 câu lạc bộ dành cho người bị bạo lực gia đình, 6 câu lạc bộ nam giới “ nói không với tiêu cực”, 6 chương trình “ làm cha lần đầu” hàng năm, 5 câu lạc bộ dành cho người bị buôn bán trở về. Và chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2011, trung tâm đã nhận 2.331 cuộc gọi tư vấn nam giới phòng chống bạo lực gia đình, 18.802 cuộc gọi phòng chống buôn bán phụ nữ, 3.189 cuộc gọi tư vấn đồng tính nữ, 2.822 cuộc gọi tư vấn phòng chống bạo lực gia đình (http://csaga.org.vn/)

Qua những dẫn chứng trên, chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của các DNXH. Các DNXH không chỉ “ muốn cho đi con cá” hay “ dạy cách câu

cá”, họ sẽ cố gắng cho tới khi có thể “ thay đổi cả ngành đánh cá”- Ông Bill Drayton, chủ tịch, tổng giám đốc tổ chức Ashoka. Thông qua cuộc khảo sát của nhóm tác giả với các sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân, tương lai của đất nước, 99% các bạn khi biết tới DNXH đều cho rằng Việt Nam ta rất cần phải có loại hình doanh nghiệp này.

2.2 Những thách thức đối với doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam:2.2.1 Thiếu khuôn khổ pháp lý rõ ràng: 2.2.1 Thiếu khuôn khổ pháp lý rõ ràng:

Để có thể phát triển một cách bền vững, mọi loại hình doanh nghiệp đều cần một quy chuẩn pháp lý rõ ràng, đặc thù riêng biệt cho từng loại hình doanh nghiệp từ phía nhà nước, các cấp chính quyền và doanh nghiệp xã hội cũng như vậy. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam vẫn đang hoạt động mà chưa hề có một khuôn khổ pháp lý riêng biệt nào dành cho loại hình doanh nghiệp này.

Gần đây, có rất nhiều văn bản dưới luật riêng lẻ liên quan đến các yếu tố khác nhau của xã hội dân sự mới được ban hành. Tuy nhiên, các quy định rời rạc trên chưa tạo thành một khuôn khổ pháp lý mang tính hệ thống cho việc hình thành và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự. Luật về Hiệp hội đã được đưa ra thảo luận hơn 10 năm nay nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất và vẫn chưa được ban hành.

Hiện nay, tại Việt Nam có 5 điều luật, nghị định quan trọng làm cơ sở quản lý nhà nước về các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Nghị định Dân Chủ cơ sở 79 (2003) thể chế hóa sự tham gia của người dân địa phương, của các tổ chức ở cộng đồng, các tổ chức của người nghèo trong các hoạt động phát triển ở cấp xã. Luật Hợp Tác Xã thừa nhận Hợp Tác Xã là tổ chức tình nguyện hoạt động như một đơn vị kinh tế độc lập. Luật Khoa Học Công Nghệ thừa nhận các Hiệp hội chuyên ngành như các cơ quan dịch vụ độc lập, đây là mô hình lựa chọn duy nhất đối với các tổ chức phi chính phủ. Nghị định 148/2007/ND-CP quy định về việc thành lập và hoạt động của các quỹ từ thiện và xã hội. Cho đến nay các doanh nghiệp xã hội vẫn hoạt động theo luật Doanh nghiệp mà luật này không có các quy định thuận lợi riêng cho doanh nghiệp xã hội.

Một trong những thuận lợi của doanh nghiệp xã hội mà doanh nghiệp khác không có được đấy là ngoài nguồn vốn tài chính như mọi loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp xã hội còn có khả năng huy động nguồn vốn tài trợ hay vốn không hoàn lại. Nhưng để có được nguồn vốn tài trợ này thì doanh nghiệp đó bắt buộc phải là doanh nghiệp xã hội. Trên thực tế, chưa có một tiêu chuẩn pháp lý nào để xác định một doanh nghiệp có là doanh

nghiệp xã hội hay không. Vì thê, rất nhiều doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Một phần của tài liệu NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w