Những thách thức đối với doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36)

2.2.1 Thiếu khuôn khổ pháp lý rõ ràng:

Để có thể phát triển một cách bền vững, mọi loại hình doanh nghiệp đều cần một quy chuẩn pháp lý rõ ràng, đặc thù riêng biệt cho từng loại hình doanh nghiệp từ phía nhà nước, các cấp chính quyền và doanh nghiệp xã hội cũng như vậy. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam vẫn đang hoạt động mà chưa hề có một khuôn khổ pháp lý riêng biệt nào dành cho loại hình doanh nghiệp này.

Gần đây, có rất nhiều văn bản dưới luật riêng lẻ liên quan đến các yếu tố khác nhau của xã hội dân sự mới được ban hành. Tuy nhiên, các quy định rời rạc trên chưa tạo thành một khuôn khổ pháp lý mang tính hệ thống cho việc hình thành và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự. Luật về Hiệp hội đã được đưa ra thảo luận hơn 10 năm nay nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất và vẫn chưa được ban hành.

Hiện nay, tại Việt Nam có 5 điều luật, nghị định quan trọng làm cơ sở quản lý nhà nước về các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Nghị định Dân Chủ cơ sở 79 (2003) thể chế hóa sự tham gia của người dân địa phương, của các tổ chức ở cộng đồng, các tổ chức của người nghèo trong các hoạt động phát triển ở cấp xã. Luật Hợp Tác Xã thừa nhận Hợp Tác Xã là tổ chức tình nguyện hoạt động như một đơn vị kinh tế độc lập. Luật Khoa Học Công Nghệ thừa nhận các Hiệp hội chuyên ngành như các cơ quan dịch vụ độc lập, đây là mô hình lựa chọn duy nhất đối với các tổ chức phi chính phủ. Nghị định 148/2007/ND-CP quy định về việc thành lập và hoạt động của các quỹ từ thiện và xã hội. Cho đến nay các doanh nghiệp xã hội vẫn hoạt động theo luật Doanh nghiệp mà luật này không có các quy định thuận lợi riêng cho doanh nghiệp xã hội.

Một trong những thuận lợi của doanh nghiệp xã hội mà doanh nghiệp khác không có được đấy là ngoài nguồn vốn tài chính như mọi loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp xã hội còn có khả năng huy động nguồn vốn tài trợ hay vốn không hoàn lại. Nhưng để có được nguồn vốn tài trợ này thì doanh nghiệp đó bắt buộc phải là doanh nghiệp xã hội. Trên thực tế, chưa có một tiêu chuẩn pháp lý nào để xác định một doanh nghiệp có là doanh

nghiệp xã hội hay không. Vì thê, rất nhiều doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn không hoàn lại này.

Cũng bởi lý do chưa có khuôn khổ pháp lý rõ ràng riêng biệt cho doanh nghiệp xã hội nên niềm tin đối với loại hình doanh nghiệp này chưa vững chắc. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức còn e ngại, do dự trong việc đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp hoạt động vì cộng đồng, lấy mục tiêu xã hội làm định hướng phát triển. Nó sẻ chia những gánh nặng về phát triển xã hội và con người với nhà nước, tổ chức xã hội dân sự, hay những tổ chức phi chính phủ khác… Với sứ mệnh như vậy, doanh nghiệp xã hội nên được ưu tiên hơn những loại hình doanh nghiệp khác. Nhưng trên thực tế, bắt nguồn từ khuôn khổ phát lý chưa rõ ràng, doanh nghiệp xã hội vẫn phải chịu mức thuế như những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động vì lợi nhuận thông thường khác. Ông Jimmy Phạm – giám đốc công ty KOTO – nơi cung cấp chương trình đào tạo miễn phí cho trẻ em đường phố và trẻ có hoàn cảnh khó khăn, đã từng chia sẻ: “Cái khó khăn nhất là chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp xã hội. Chúng tôi làm về hoạt động xã hội là chủ yếu và nó là phi lợi nhuận. Thuế hay bảo hiểm là một chi phí nhất định mà chúng tôi phải chi và thực sự là nó làm hạn chế hoạt động của chúng tôi.”

Sự phức tạp của các quy định và điều luật hiện hành có thể là một thách thức lớn cho việc hợp pháp hóa và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xã hội – một loại hình doanh nghiệp còn rất “trẻ” tại Việt Nam hiện nay.

2.2.2 Sự nhận thức cũng như sự quan tâm của cộng đồng về doanhnghiệp xã hội còn rất hạn chế: nghiệp xã hội còn rất hạn chế:

Là một loại hình doanh nghiệp mới xuất hiện trên thế giới trong hai thập kỉ gần đây và có mặt tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây, doanh nghiệp xã hội không thể tránh khỏi thực trạng là được ít người biết đến và nhận được ít sự quan tâm từ phía cộng đồng.

Theo một cuộc khảo sát của CSIP năm 2008 thì chỉ có 2 trong số 44 người được phỏng vấn (tương đương 5% ) biết về doanh nghiệp xã hội. Và sự hiểu biết của họ là rất sơ khai, thậm chí chỉ dừng lại ở mức đã từng nghe thấy loại hình mang tên “doanh nghiệp xã hội”. Chúng tôi cũng đã có một cuộc điều tra đối với sinh viên một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đầu năm 2012 và dưới đây là kết quả:

Hình 11: Sự hiểu biết của SV về định nghĩa DNXH

Kết quả cho thấy có 60% số sinh viên được điều tra đã nghe đến loại hình doanh nghiệp xã hội nhưng chỉ có 28% số sinh viên này hiểu một cách khái quát nhất về định nghĩa “doanh nghiệp xã hội”. Vậy là số người biết về loại hình doanh nghiệp này đã tăng lên, nhưng với tốc độ rất chậm. Thậm chí có những doanh nhân không biết mình là doanh nhân xã hội, và tổ chức mình đang làm việc là doanh nghiệp xã hội.

Thực trạng này không còn đúng với những nước có loại hình doanh nghiệp xã hội phát triển mạnh như Anh, Mỹ, Ấn Độ hay Thái Lan… Họ dành cho loại hình doanh nghiệp này sự quan tâm đặc biệt. Ở Anh và Mỹ đã xuất hiện khá nhiều trường đại học đào tạo về doanh nhân xã hội một cách bài bản trong những năm gần đây. Tại diễn đàn “Doanh nghiệp xã hội châu Á” năm 2010, thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã khẳng định vai trò to lớn của doanh nghiệp xã hội đối với các vấn đề xã hội: “Diễn đàn này được tổ chức là nhằm khuyến khích chính phủ các nước và các đối tác thúc đẩy phát triển phong trào doanh nhân xã hội, coi đây như một chất xúc tác để tạo ra động lực tăng trưởng mới. Doanh nghiệp xã hội vừa có thể mang lại lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế, vừa giảm được đáng kể chi phí của chính phủ cho dịch vụ công”. Giám đốc trung tâm doanh nhân xã hội tại một trường đại học nổi tiếng của Mỹ đã từng phát ngôn: “ Tôi thật sự hạnh phúc khi nghe các bạn hỏi về doanh nghiệp xã hội. Tôi nhân được 200 e-mail mỗi ngày, nhưng đừng ngần ngại, hãy cứ gửi e-mail cho tôi. Tôi sẽ cố gắng trả lời mọi thắc mắc của các bạn”.

So sánh thực trạng sự hiểu biết cũng như sự quan tâm của cộng đồng về doanh nghiệp xã hội trên thế giới và Việt Nam, chúng ta có thể thấy ở Việt

Nam doanh nghiệp xã hội nhận được rất ít sự quan tâm từ phía xã hội. "Có thể nhiều người hoài nghi về những việc chúng tôi làm. Có thể không dễ gì thay thế được thói quen của con người trong việc sử dụng túi nilon, tôi chỉ dám hy vọng những việc chúng tôi làm như một đốm lửa nhỏ, dần dần sẽ lan tỏa thành đám lửa” đây là những lời chia sẻ hết sức chân thành từ anh Nguyễn Thành Lưu - Chủ tịch Hội đồng Trung tâm Ứng phó Biến đổi Khí hậu (Tổ chức phi lợi nhuận nhằm đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên thế giới). Vây, nguyên nhân do đâu mà thực trạng này vẫn tồn tại ở Việt Nam. Cách nhìn nhận mang tính định kiến từ phía cộng đồng có thể là nguyên nhân cơ bản thai nghén cho thực trạng đáng lo ngại này:

• Người làm kinh doanh không thể làm công việc phi lợi nhuận vì mục tiêu xã hội.

• Doanh nhân xã hội là những người không bình thường bởi họ theo đuổi những gia trị xã hội chứ không phải sự giàu có.

• Doanh nghiệp xã hội chỉ tồn tại ở những nước đã phát triển. Nó không thể phát triển ở một nước đang phát triển như Việt Nam.

• Doanh nghiệp xã hội là những người muốn nhấn mạnh “cái tôi”. Mục tiêu cuối cùng trong công việc của họ là để họ thể hiện tài năng, năng lực của mình với người khác.

• Hỗ trợ cho doanh nghiệp xã hội là đề cao chủ nghĩa cá nhân. Điều này đi ngược với giá trị cộng đồng lịch sử và đoàn kết ở Việt Nam.

Ông Jimmy Phạm – giám đốc KOTO đã chia sẻ: “Tôi đã vượt qua những rào cản về dư luận, tìm kiếm sự ủng hộ từ chính phủ, đối tác và nhà tài trợ… bằng sự kiên trì. Giờ đây, tôi nhận được sự ủng hộ rất nhiều từ họ vì những kết quả thiết thực mà KOTO mang lại cho xã hội”.

Hơn thế, doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam còn rất “trẻ”, tài liệu liên quan đến loại hình doanh nghiệp này còn rất hạn chế, và hầu như có rất ít tài liệu được dịch ra tiếng việt. Thậm chí, nếu sử dụng công cụ tìm kiếm trên mạng internet với từ khóa “doanh nghiệp xã hội” thì hầu như kết quả không như mong muốn. Vì vậy, nguồn tài liệu liên quan còn nghèo nàn cũng là nguyên nhân căn bản dẫn đến sự nhận thức rất hạn chế của hầu hết cộng đồng về doanh nghiệp xã hội. Ngoài ra, những phương tiện thông tin đại chúng cũng rất it khi đưa tin hay quảng bá về doanh nghiệp xã hội cũng như những doanh nghiệp xã hội khá thành công tại Việt Nam. Điều này làm cho khái niệm doanh nghiệp xã hội đã mới mẻ lại còn càng trở nên xa lạ đối với người dân. Đây có thể coi là một vài nguyên nhân mấu chốt dẫn đến tình hình nhận thức “nghèo nàn”, sự quan tâm “ít ỏi” từ phía cộng đồng đối với doanh nghiệp xã hội. Ông Jimmy Phạm – giám đốc KOTO đã từng trả lời phỏng vấn: “Thời điểm KOTO được thành lập hơn 10 năm trước, quan niệm về doanh nghiệp xã

hội là điều gì đó rất xa lạ, mơ hồ và kém thực tế. Cũng có người hình dung ra nhưng chưa thật sự bị thuyết phục bởi tính khả thi của nó. Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn ban đầu trong việc tìm kiếm sự ủng hộ từ các tổ chức chính phủ, đối tác, mạnh thường quân”

Sự nhận thức cũng như sự quan tâm ở mức hạn chế của cộng đồng đối với doanh nghiệp xã hội cũng gây ra không ít ảnh hưởng đối với sự kinh doanh và phát triển của loại hình doanh nghiệp này ở Việt Nam. Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam chưa phổ biến, ít được biết đến, hơn thế, loại hình doanh nghiệp này đặt mục tiêu xã hội lên trên mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, sự hấp dẫn của doanh nghiệp xã hội đối với những doanh nhân đang có khao khát lập ra doanh nghiệp và theo đuổi mục tiêu “làm giàu” là rất ít. Ngoài ra, vì là một lĩnh vực kinh doanh rất mới, nên doanh nghiệp xã hội có tính thách thức rất cao. Nhiều khi doanh nhân không muốn chấp nhận sự mạo hiểm để bắt đầu một loại hình doanh nghiệp còn rất mới như vậy. Đây có thể coi là những rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.

Thực trạng về sự nhận thức và quan tâm nghèo nàn này cũng gây ra những ảnh hưởng khác đối với doanh nghiệp xã hội. Nhũng ảnh hưởng tiêu cực này xuất phát từ phía các cơ quan chức trách. Trường hợp những người nổi tiếng như Giáo sư Hoàng Xuân Sính, Giáo sư Văn Như Cương hoặc giáo sư Hồ Ngọc Đại có được sự cam kết về chính trị và hỗ trợ về tài chính của những nhà chính sách cũng không hề dễ dàng gì. Vậy những người bình thường lại càng có ít cơ hội để tiếp cận và thuyết phục chính quyền địa phương cho các sáng kiến của mình. Trường hợp ông Trần Khắc Tuấn (công ty Nhịp Cầu) gửi đề xuất lên lãnh đạo Thành Phố Hồ Chí Minh đã mấy tháng mà vẫn không nhận được hồi âm. Mặc dù nổi tiếng như trung tâm Thảo Đàn về hỗ trợ trẻ em đường phố 16 năm qua, nhưng cho đến năm 2008 Thảo Đàn vẫn đang chờ để được cấp phép hoạt động. Tính đến nay, hầu hết những tổ chức hoạt động vì cộng đồng (CBOs) đang hoạt động mà không hề có giấy phép chính thức. Ông Nguyễn Hoa Cương, phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) thừa nhận: “Việc ghi nhận khái niệm DN xã hội trong khung pháp lý Việt Nam ở thời điểm này không còn sớm. Đã đến lúc cần tạo tiếng nói chung của các bên liên quan để từ đó có các hình thức hỗ trợ phù hợp. Các doanh nghiệp xã hội sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn khi được gọi đúng tên”.

Vây là chỉ vì sự nhận thức chưa đầy đủ, sự quan tâm không đúng mức từ phía cộng đồng mà doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đang gặp không ít khó khăn trên hành trình cống hiến cho sự phát triển của cộng đồng và toàn xã hội.

2.2.3 Năng lực của doanh nhân xã hội còn hạn chế:

Việt Nam là một trong những nước tiếp cận với loại hình doanh nghiệp xã hội khá muộn và phong trào doanh nhân xã hội vẫn còn rất mới mẻ, chưa thực sự trở thành trào lưu trong xã hội. Một trong những nguyên nhân gây nên thực trạng này chính là “sự hạn chế về năng lực của doanh nhân xã hội”. Năng lực ở đây được hiểu trên nhiều phương diện và khía cạnh. Đó là năng lực kinh doanh, khả năng huy động vốn, khả năng phân tích, tìm kiếm thị trường tiềm năng, kỹ năng liên kết các doanh nhân xã hội,… Những người hiện đang là doanh nhân xã hội, không phải được đào tạo để trở thành doanh nhân xã hội. Họ hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể là bác sỹ, doanh nhân thương mại, lập trình viên hay một nhà tâm lý học… Chính vì vậy, khó khăn về mặt năng lực mà mỗi doanh nhân gặp phải cũng rất khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chia doanh nhân xã hội thành 4 nhóm:

• Những doanh nhân trẻ tuổi – những người có khao khát đổi mới xã hội, dám chấp nhận thử thách, không ngại khó khăn, nhiệt huyết, hào hứng, nhưng chưa có kinh nghiệm. Họ có khả năng đưa ra những ý tưởng đột phá, nhưng ít có khả năng biến những ý tưởng ấy vào thực tế. Phan Ý Ly, sau khi du học từ Anh trở về, cô gái sinh năm 1981 này đã thành lập doanh nghiệp xã hội mang tên Life Art khi mới 29 tuổi. Ý Ly đã từng chia sẻ rằng: Nếu kể đến những khó khăn tôi gặp phải khi bắt đầu xây dựng Life Art thì chắc sẽ không có ai dám mở doanh nghiệp xã hội nữa.

• Những nhà hoạt động xã hội có vốn xã hội phong phú nhưng ít kinh nghiệm kinh doanh như chị Huệ (doanh nghiệp Thành Đạt), chị Kim Ngân (VTV3), chị Thủy (doanh nghiệp Thảo Đàn.

• Những doanh nhân đã thành công trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng muốn đóng góp tài năng và khả năng lãnh đạo vào giải quyết các vấn đề xã hội. Nhóm doanh nhân này nhiều khi có sự nhầm lẫn giữa doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội.

• Nhóm cuối cùng trong nhóm các doanh nhân xã hội là những người đi tiên phong trong việc xác định con đường đổi mới để giải quyết các vấn đề xã hội. Họ có kinh nghiệm trong việc điều hành các hoạt động kinh doanh xã hội một cách hiệu quả và bền vững. Họ không muốn phụ thuộc vào bất cứ một nguồn duy nhất nào bởi tính sở hữu của họ rất mạnh. Điều này có thể lý giải

Một phần của tài liệu NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w