Nguồn lực gây nên khó khăn rất lớn cho việc hoạt động của doanh nghiệp xã hội là nguồn lực về tài chính. Một trong những nguyên nhân gây nên sự hạn chế về nguồn tài chính là do thiếu sự hỗ trợ từ phía nhà nước với DNXH. DNXH đang san sẻ những gánh nặng về các vấn đề xã hội với các cấp chính quyền. Vì vậy, trợ cấp về tài chính cho những doanh nghiệp này là điều mà các cấp chính quyền nên xem xét. Dưới góc nhìn của SV, nhóm tác giả nghĩ rằng hàng năm chúng ta nên tổ chức những cuộc thi nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của những DNXH hiện có trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Từ đó nhà nước có thể xem xét đưa ra mức hỗ trợ tài chính phù hợp. Việc làm này vừa khuyến khích các DNXH làm việc hiệu quả, vừa giải quyết được phần nào gánh nặng về tài chính cho những doanh nghiệp này.
Nguyên nhân thứ hai là do khả năng tiếp cận vốn của DNXH còn hạn chế bắt nguồn từ thực tế là DNXH chưa có được sự quan tâm đúng mức từ phía những nhà tài trợ. Bản thân những nhà tài trợ còn do dự trong việc đầu tư vào DNXH có thể là do họ chưa có đủ niềm tin vào DNXH tại Việt Nam hay thậm chí là do họ chưa biết đến loại hình doanh nghiệp mới mẻ này. Vì vậy, chúng ta nên có những buổi định hướng tuyên truyền về vai trò của DNXH, sức ảnh hưởng của DNXH, những đóng góp của DNXH trong những năm vừa qua để khẳng định một cách có cơ sở về tầm vóc của DNXH tại Việt Nam, để xóa đi những hoài nghi của những cá nhân, doanh nghiệp khác về DNXH. Để có thể kêu gọi tài trợ từ những tổ chức khác, trong hội thảo này DNXH nên trình bày một cách thuyết phục những ý tưởng mới mẻ của họ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội cũng như đề án để hiện thực hóa ý tưởng ấy. Những
hội thảo và hội nghị như vậy nên được tổ chức với tần suất và phạm vi tăng dần để thúc đẩy sự phát triển của làn sóng DNXH tại Việt Nam.
Không chỉ là khó khăn về nguồn tài chính hạn chế, doanh nghiệp xã hội còn gặp phải khó khăn về nguồn nhân công nghèo nàn, không tập trung. Mở rộng tuyên truyền, quảng bá về vai trò của doanh nghiệp xã hội đối với sự phát triển cộng đồng, liên kết với những doanh nghiệp tiềm năng khác để xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp xã hội, xây dựng những bước đi chiến lược để khẳng định sự phát triển của doanh nghiệp xã hội từ đó gieo hi vọng về sự vươn lên và trưởng thành của bản thân khi tham gia hoạt động ở doanh nghiệp xã hội sẽ là những bước đi đầu nhằm thu hút được nguồn nhân công lao động dồi dào đối với loại hình doanh nghiệp còn rất mới mẻ này. Hơn nữa, sự tuyên truyền, quảng bá về DNXH này nên được thực hiện trên phạm vi cả nước nhằm thu hút nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp xã hội đang tìm kiếm.
Không chỉ thu hút nguồn nhân công lao động dồi dào mà còn phải biết cách giữ họ, làm họ gắn bó với doanh nghiệp mới là cách thức giải quyết được tận gốc vấn đề về nguồn nhân lực. Những ngày lễ vinh danh họ, những buổi kỉ niệm trao thưởng những thành tích mà họ đã đạt được hay đơn giản chỉ là những hành động quan tâm chia sẻ chân thành, sự động viên khích lệ từ phía đồng nghiệp sẽ là nguồn cổ vũ tinh thần vô cùng lớn lao để bản thân họ cảm thấy gắn bó với loại hình doanh nghiệp này và muốn cống hiến hết mình vì sự phát triển của làn sóng DNXH tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Muhammad Yunus - Sáng lập viên Grameen Bank, Chủ nhân giải Nobel vì Hòa bình 2006 đã có 1 câu phát ngôn nổi tiếng: “Tôi khuyến khích các bạn trẻ trở thành DNhXN và đóng góp cho thế giới thay vì chỉ làm giàu cho riêng mình. Làm giàu cho riêng mình sẽ không đem lại hạnh phúc trọn vẹn. Đóng góp và thay đổi thế giới đem lại niềm vui lớn lao hơn rất nhiều” Một DNhXN không chỉ học để làm sao kiếm được nhiều tiền nhất mà họ học làm sao để đóng góp được nhiều nhất cho xã hội. Trên thế giới, mô hình DNXH đã có từ lâu và phát triển không thua kém gì các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận. Tuy nhiên, tại Việt Nam, khái niệm DNXH là một khái niệm mới mẻ chưa được đông đảo người dân biết đến. DNXH tại Việt Nam tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, mặt hàng kinh doanh đa dạng, đạt được doanh thu đáng kể và hơn hết, DNXH Việt Nam đang trên đà phát triển. DNXH đang ngày càng khẳng định được chỗ đứng trong hàng ngũ các doanh nghiệp ở nước ta vì sự đóng góp to lớn của DNXH với cộng đồng, bởi sự tín nhiệm người dân trao cho họ. Các DNXH không chỉ cung cấp tri thức, nghề nghiệp cho những người khuyết tật, người bị HIVS, những người yếu thế… mà còn dạy họ làm sao để luôn ngẩng cao đầu, làm sao để tự tin đứng giữa xã hội. Các DNXH đã mở ra những trang mới cho cuộc đời của biết bao con người …
Tuy nhiên vì là những doanh nghiệp mới thành lập nên các DNXH gặp phải không ít những khó khăn. Khuôn khổ pháp lý cho các DNXH chưa rõ ràng và cũng chưa đủ. Sự nhận thức cũng như sự quan tâm của cộng đồng về DNXH còn rất hạn chế. Năng lực của DNhXN chưa thực sự cao. Và thêm vào đó là nguồn vốn cả nguồn vốn về tài chính và nguồn vốn về con người đều nghèo nàn.
Từ đó một số giải pháp đã được đề xuất để giúp các DNXH giải quyết hay hạn chế các khó khăn này. Các bộ, ban, ngành, tổ chức pháp lý cần phối hợp để hỗ trợ các DNXH có một khung pháp lý rõ ràng. Các kênh thông tin, nhà trường… tạo điều kiện cho DNXH được biết đến rộng rãi hơn. Các DNhXN cần nâng cao năng lực bản thân cũng như tích cực đi tìm nguồn vốn, các chương trình hay tổ chức hỗ trợ.
Với khuôn khổ của bài nghiên cứu cũng như kiến thức còn hạn chế của mình, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong tổng hợp các vấn đề lý luận cũng như áp dụng những phương pháp nghiên cứu để có thể đưa ra những khó khăn cũng như đề xuất các giải pháp cho những khó khăn này, tuy nhiên chắc chắn chúng tôi sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Chúng tôi rất mong muốn sẽ tiếp tục nhận được những sự góp ý chỉ bảo của thầy cô giáo hay bạn đọc để bài nghiên cứu của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP XÃ HỘI (đối với sinh viên) 1. Bạn đã từng nghe nói về DNXH? a. Đã từng b. Chưa từng 2. DNXH là gì? a. Tổ chức phi chính phủ b. Tổ chức tình nguyện
c. Một doanh nghiệp hoạt động không vì lợi nhuận d. Một doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận.
3 Theo bạn, DNXH có cần thiết tồn tại ở Việt Nam không? a. Có
b Không
c. Tồn tại hay không, không có ảnh hưởng gì cả. 4 Theo bạn, DNXH hiện nay được bao nhiêu người biết đến?
a. 1/100 người b. 10/100 người c. 50/100 người d. 100/100 người
e. Ý kiến của bạn:……….. 5. Theo bạn, những khó khăn của DNXH là?
(chọn 3 khó khăn là bạn thấy là lớn nhất ) a. Khả năng tiếp cận vốn
b. Nguồn nhân lực không ổn định và khó huy động c. Khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế
d.Các khó khăn về thị trường (cạnh tranh; tiêu thụ sản phẩm; nguồn thông tin tốt; đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng …)
e. Tác động của môi trường kinh tế vĩ mô f. Tác động của thiên nhiên, môi trường
g. Sự hỗ trợ bên ngoài ít (cộng đồng; xã hội; chính phủ; chính quyền địa phương; các cơ quan ban ngành, tổ chức…)
h Kĩ năng kinh doanh của DNhXN còn thấp.
i. Khác:……… 6. Theo bạn, DNXH có những thuận lợi nào để phát triển? (chọn 2 thuận lợi bạn cho là lớn nhất đối với DNXH)
a. Thị trường tiềm năng trong nước b. Thị trường xuất khẩu tiềm năng
c. Sự quan tâm và ủng hộ của chính phủ & nhà tài trợ/đầu tư d. Cơ hội hợp tác và phát triển
e. Mạng lưới rộng khắp trong nước f. Mạng lưới rộng khu vực & quốc tế
g.Khác:………
PHỤ LỤC 2
Bảng câu hỏi phỏng vấn các DNhXN
1. Xin cô/chú giới thiệu đôi chút về bản thân mình?
2. Theo như cô/chú hiểu thì thế nào là một DNXH, DNhXN?
3. Doanh nghiệp của cô/chú trong một vài năm gần đây hoạt động kinh doanh thế nào?
4. Trong quá trình từ lúc bắt đầu cho tới khi được như bây giờ, doanh nghiệp của cô/chú chắc hẳn phải trải qua không ít khó khăn. Cô/chú có thể chia sẻ với chúng cháu khó khăn nào cô chú thấy là lớn nhất? Khó khăn nào là phổ biến nhất trong hoạt động của các DNXH?
5. Từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp mình, cô/ chú có thể cho chúng cháu biết doanh nghiệp mình đã làm thế nào để vượt qua những giai đoạn khó khăn đó?
6. Cô/ chú có kiến nghị gì để DNXH có thể hoạt động hiệu quả hơn nữa? Cô/ chú thấy các chính sách, chương trình hỗ trợ hiện nay đối với các DNXH
đã đủ chưa? Có cần phải nâng cao không? Và nếu nâng cao, thì nâng cao về mặt gì?
7. Cô/ chú có thể cho chúng cháu, thế hệ trẻ tuổi của đất nước những kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng cũng như là hoạt động DNXH của mình không ạ?
PHỤ LỤC 3
“Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ” của Liên Hợp Quốc và 18 nhiệm vụ kèm theo: Mục tiêu Nhiệm vụ cụ thể 1.Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn: 2. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học:
3. Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ:
4.Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em:
5. Cải thiện sức khỏe bà mẹ: 6. Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác:
7. Đảm bảo sự bền vững của môi trường:
Trong khoảng thời gian 1990-2015, giảm một nửa tỷ lệ người có thu nhập (tính theo sức mua tương đương PPP năm 1993) dưới 1 USD một ngày.
Trong khoảng thời gian 1990-2015, giảm một nửa tỷ lệ người bị thiếu ăn.
Tạo việc làm thích hợp và hữu ích cho tất cả mọi người bao gồm cả phụ nữ và thanh niên. Đảm bảo rằng đến năm 2015 , tất cả trẻ em, không phân biệt trai gái, đều được hoàn tất giáo dục học.
Xóa bỏ tình trạng chênh lệch về giới tính ở giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tốt nhất là vào năm 2005 và ở mọi cấp không chậm hơn năm 201
Giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015.
Giảm ba phần tư tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong giai đoạn 1990-2015.
Đến năm 2015 , phổ cập chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Chặn đứng và bắt đầu thu hẹp sự lây lan của HIV/AIDS vào năm 2015.
Đến năm 2010, mọi đối tượng có nhu cầu đều được điều trị HIV/AIDS.
Chặn đứng và bắt đầu giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét cũng như các bệnh dịch khác vào năm 2015.
Tích hợp nguyên tắc phát triển bền vững trong các chính sách và chương trình quốc
8.Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển:
gia; giảm thiểu tổn thất về môi trường.
Giảm tổn thất về tính đa dạng sinh học, đến năm 2010 giảm đáng kể tỷ lệ này.
Đến năm 2015, giảm một nửa tỷ lệ người không được tiếp cận thường xuyên với nước sạch và hợp vệ sinh.
Đến năm 2020, cải thiện đáng kể cuộc sống của ít nhất 100 triệu người đang sống trong nhà ổ chuột.
Tăng cường hơn nữa hệ thống thương mại và tài chính mở, dựa trên luật lệ, không phân biệt đối xử và có thể dự báo, trong đó có cam kết hướng tới sự quản lý tốt, phát triển và giảm thiểu tình trạng đói nghèo trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các nước kém phát triển nhất, trong đó có việc đảm bảo khả năng tiếp cận đối với các mặt hàng xuất khẩu của họ trên cơ sở miễn thuế và phi hạn ngạch; tăng cường giảm nợ cho các nước nghèo nợ nần nhiều; xoá các khoản nợ song phương chính thức; và tăng cường hỗ trợ phát triển chính thức cho các nước cam kết xoá đói giảm nghèo
Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển nằm sâu trong lục địa và các quốc đảo nhỏ đang phát triển
Giải quyết một cách toàn diện các vấn đề nợ nần của các nước đang phát triển thông qua các biện pháp quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo quản lý nợ lâu dài, bền vững.
Thông qua hợp tác với các nước đang phát triển tăng cường và thực hiện chiến lược tạo việc làm thích hợp và hữu ích cho thanh niên.
Bằng cách hợp tác với các công ty dược phẩm, cung cấp đủ những thuốc trị bệnh thiết yếu tại các nước đang phát triển.
Thông qua hợp tác với khu vực tư nhân, phát huy các lợi ích của những công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin.
TẦI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
1. Doanh nghiệp xã hội, doanh nhân xã hội – Xu hướng phát triển mới ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Số 173(II). Tháng 11/2011. Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Tuyết Mai và ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
2. Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam, tháng 8 năm 2008, trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng CSIP
3. PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân, GT Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty, NXB đại học kinh tế quốc dân
Tiếng anh:
1. Christine Letts, High Performance Nonprofit Organizations: Managing Upstream for Greater Impact
2. David Bornstein , Social Entrepreneurshi p : What Everyone Needs to Know
3. John Pearce, Social Enterprise in Anytown
4. Martin Price, social emterprise: what it is and why it matter
5. Social Enterprise Alliance, Succeeding at Social Enterprise: Hard-Won Lessons for Nonprofits and Social Entrepreneurs
6. Rupert Scofield, The Social Entrepreneur's Handbook: How to Start, Build, and Run a Business That Improves the World