Giá trị kinh tế,xã hội

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử và lễ hội đền trạng trình nguyễn bỉnh khiêm ở huyện vĩnh bảo, hải phòng (Trang 68 - 104)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.4.Giá trị kinh tế,xã hội

Có thể thấy lễ hội truyền thống trước kia chỉ được tổ chức trên một khuôn viên nhỏ, không quá cầu kỳ nhưng vẫn mang những nét đẹp văn hóa và thể hiện được tín ngưỡng, lòng thành kính đối với người được thờ cúng và đương nhiên những lễ hội nhỏ với số ít người tham gia như vậy, giá trị về kinh tế,xã hội chưa được phát huy.

Thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đời sống con người được nâng cao. Họ tìm đến lễ hội không chỉ để thờ cúng thần thánh mà đến còn để vui chơi, giải trí và được hòa mình vào không khí ngày hội. Bên cạnh những vai trò của lễ hội như phát huy giáo dục truyền thống, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, cố kết cộng đồng thì lễ hội còn mang lại giá trị kinh tế, xã hội rất lớn cho ngân sách của nhà nước và địa phương tổ chức lễ hội đó.

Hàng năm lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được tổ chức nhờ khoản ngân sách nhà nước cấp: từ 300 – 400 triệu đồng cùng với sự đóng góp của nhân dân các xã, thị trấn trong khu vực và thành phố. Số tiền nhà nước đầu tư cho lễ hội ngày càng nhiều cũng dễ hiểu. Lễ hội càng lớn được quảng bá một cách rầm rộ, du khách tới dự lễ hội càng đông thì tiền công đức càng nhiều và nguồn thu về ngân sách của một lễ hội cũng lên tới con số hàng tỷ đồng. Lễ hội đền Trạng mỗi năm khi kết thúc dịp lễ hội nguồn ngân sách nộp về cho nhà nước cũng lên tới con số khoảng 2 tỷ đồng.

Không những làm giàu ngân sách nhà nước mà còn làm giàu địa phương tổ chức lễ hội. Ban quản lý di tích cũng tạo điều kiện cho nhân dân thuê địa điểm bán hàng trong khu di tích với giá rẻ. Vì vậy mà người dân ở khu vực này cũng giàu lên ở dịch vụ ăn uống, tiền vé gửi xe, chỗ nghỉ ngơi. Mang lại giá trị kinh tế, xã hội thúc đẩy đời sông văn hóa tinh thần, vật chất của người dân là một điều không sai. Nhưng không phải vì thế mà quá coi trọng lợi nhuận về kinh tế mà quên đi mất giá trị đích thực trong lễ hội con người ta tới đều gì, tham gia lễ hội là đến một nơi thiêng liêng chứ không phải nơi buôn bán, chợ búa mà chặt chém nhau. Hay vung tiền bừa bãi, công đức mạnh tay vì cho rằng công đức nhiều thì nhận được nhiều (giá trị ảo) mà quên đi mất khi đến chùa chỉ cần có lòng thành là đủ.

KẾT LUẬN

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của đất nước thì việc bảo tồn giái trị và phát huy giá trị của di tích và lễ hội là vô cùng quan trọng. Nhà nước và nhân dân luôn cố gắng xây dựng, tôn tạo, bảo tồn các khu di tích, cũng như lễ hội để những di tích cùng với lễ hội ngày càng trở thành phát huy được những giá trị tốt đẹp của mình. Bởi lẽ mọi giá trị truyền thống đều trở thành nền tảng để xây dựng tương lai, nhưng muốn các giá trị đó trở thành nền tảng vững chắc thì việc tìm hiểu nghiên cứu kế thừa phải dựa trên cơ sở khoa học.

Nghiên cứu về di tích lịch sử và lễ hội truyền thống sẽ giúp ta hiểu hơn về những lĩnh vực đó góp phần bảo lưu những giá trị tốt đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Hiểu biết về di tích lịch sử cũng như lễ hội cũng là hiểu thêm về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, cho nên di tích lịch sử, lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là di sản quý báu, độc đáo và đặc sắc của dân tộc, nó cần được giữ gìn lại cho các thế hệ sau. Đó là sức mạnh tinh thần và tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Tuy rằng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế trong khâu quản lý di tích cũng như quản lý và tổ chức lễ hội song di tích lịch sử cùng với lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm tốt vai trò của mình trong việc cố kết cộng đồng, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong vùng và du khách thập phương, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đồng thời không ngừng tiếp thu những tiến bộ của thời đại để khu di tích ngày càng trở nên khang trang, lễ hội cũng nhờ đó phát triển hơn, văn minh hơn để góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời giáo dục cho lớp thế hệ trẻ tấm lòng kính trọng, sự nể phục về tài năng, đức độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Huệ Chi (1991), Nguyễn Bỉnh Khiêm danh nhân văn hóa: (Chuyên

khảo), nhà xuất bản Bộ Văn hóa thông tin và thể thao

2. Hồ Sĩ Hiệp (1997), Lê Thánh Tông. Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Văn

nghệ thành phố Hồ Chí Minh

3. Hội đồng lịch sử Hải Phòng viện Văn học Việt Nam (2001), Trạng Trình

Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Hải Phòng.

4. Đình Gia Khánh (1983), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản

Văn học.

5. Nguyễn Nghiệp (1997), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Truyện danh

nhân, nhà xuất bản Văn Học

6. Nguyễn Nghiệp (1999), Truyện danh nhân Trạng Trình, sấm và ký, nhà

xuất bản Văn hóa – Thông tin Hà Nội

7. Bùi Văn Nguyên (1986), Nguyễn Bỉnh Khiêm: Truyện danh nhân, nhà xuất

bản Hải Phòng.

8. Phòng Văn Hóa – Thông tin huyện Vĩnh Bảo (2000), Văn hóa trên quê

hương Trạng Trình, nhà xuất bản Thống kê.

9. Phạm Đan Quế (2000), Giai thoại và sấm ký Trạng Trình, nhà xuất bản

Văn Học.

10. Lương Cao Rính (2011), Giai thoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà

xuất bản Văn hóa – Thông tin.

11. Đặng Thị Thảo, Vũ Quỳnh, Vũ Đức Phúc (1998), Lý Tế Xuyên, Vũ

Quỳnh, Kiều Phú, Lê Thánh Tông, Ngô Chi Lan, Nguyễn Bỉnh Khiêm: Tuyển chọn những bài phê bình – bình luận văn học của các nhà văn các nhà nghiên cứu Việt Nam, nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Phạm Minh Thảo (2008), Kể chuyện lịch sử Việt Nam, Sấm Trạng Trình,

13. Sở Văn hóa – Thông tin Hải Phòng, Thư viện thành phố (2001), Nhân vật

lịch sử Hải Phòng, nhà xuất bản Hải Phòng

14. Ủy ban Nhân dân xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo (2005), Trạng Trình

Nguyễn Bỉnh Khiêm và những di tích, nhà xuất bản Giao thông vận tải.

15. Ủy ban nhân dân xã lý học (2009), Danh nhân văn hóa trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà xuất bản Văn hóa – Thông Tin.

16. Tài liệu internet

16.1.http://haiphong.gov.vn

http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=HVB&MenuID=166 7&ContentID=4759

16.2.http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=HVB&MenuID =1667&ContentID=4760

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Dưới đây là mẫu kịch bản chương trình chuẩn bị và tổ chức lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm do ban tổ chức xây dựng trong dịp tổ chức lễ hội kỉ niệm 427 năm ngày mất Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:

UBND HUYỆN VĨNH BẢO BAN TỔ CHỨC

LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG TRÌNH Số: 01 /KB-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Bảo, ngày 04 tháng 12 năm 2012

KỊCH BẢN

Chương trình Lễ kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thực hiện Kế hoạch số 760 ngày 18/10/2012 của UBND huyện về việc tổ chức Lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ban tổ chức Lễ hội xây dựng Kịch bản chương trình Lễ kỷ niệm chính, cụ thể như sau:

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM 1. Thời gian:

1/2 ngày, từ 7h00 ngày 09 tháng 01 năm 2013 (tức ngày 28 tháng Mười Một năm Nhâm Thìn), Thứ tư.

2. Địa điểm:

Tại khu Di tích Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. II. CHƯƠNG TRÌNH, NÔI DUNG:

1. Đúng 7h00 các đoàn rước tập kết tại khu vực ngã ba đường vào Đền thờ Trạng Trình, đến cổng đá Tam Quan.

2.1 Đội cờ hội do 50 học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đảm nhận, trang phục Lễ hội.

2.2 Kiệu biểu tượng Lễ hội.

2.3 Cờ hội có chữ “Trình Quốc Công”,. 2.4 Đội trống hội 50 người xã Cộng Hiền.

2.5 Kiệu hoa, kiệu hương, kiệu bài vị quan Trạng, 2 lọng, 2 tán đi 2 bên. 2.6 Đoàn rước: gồm các đội tế nam, tế nữ của các xã, thị trấn theo thứ tự:

1. Xã Lý Học 16. Xã Nhân Hoà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Xã Hoà Bình 17. Xã An Hoà

3. Xã Cổ Am 18. Xã Tam Đa

4 Xã Trấn Dương 19. Xã Tân Hưng

5. Xã Cao Minh 20. Thị trấn Vĩnh Bảo

6. Xã Tam Cường 21. Xã Tân Liên

7. Xẫ Liên Am 22. Xã Hiệp Hoà

8. Xã Vĩnh Tiến 23. Xã Thắng Thuỷ

9. Xã Vĩnh Phong 24. Xã Vĩnh Long

10. Xã Tiền Phong 25. Xã Hùng Tiến

11. Xã Cộng Hiền 26. Xã Trung Lập

12. Xã Thanh Lương 27. Xã Dũng Tiến

13. Xã Đồng Minh 28. Xã Vĩnh An

14. Xã Hưng Nhân 29. Xã Giang Biên 15. Xã Vinh Quang 30. Xã Việt Tiến

Đi trước mỗi đoàn rước các xã, thị trấn có một học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cầm biển hiệu của đơn vị.

Trước đoàn rước của 6 xã có một kiệu hoa.

+ Mỗi đoàn rước của các xã, thị trấn được bố trí 50 người (25 nam, 25 nữ), trang phục cổ truyền, trang phục lễ hội.

+ Khoảng cách giữa các đoàn là 1m, do đồng chí Cán bộ Văn hoá-Xã hội I các xã, thị trấn điều hành.

2.7 Đội hình của 100 giáo viên ngành Giáo dục.

2.8 Đội Hồng kỳ do 50 học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đảm nhận, trang phục thể thao.

* Tổng chỉ huy đoàn rước do đồng chí Đỗ Hùng Dũng, Chỉ huy trưởng BCH Quân sự huyện chỉ huy.

3. Các đoàn rước vào vị trí tập kết:

Đúng 8h30 các đoàn rước tập kết vào vị trí theo sơ đồ.

Trong quá trình các đoàn rước tiến vào vị trí tập kết, 2 người dẫn chương trình của Đài phát thanh huyện, giới thiệu tóm tắt tiểu sử, thân thế sự nghiệp của Trạnh Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, truyền thống của quê hương Vĩnh Bảo. 4. Vị trí tập kết

- Khách mời Trung ương, lãnh đạo thành phố, các ban ngành thành phố, các quận huyện, huyện bạn; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện, các ban ngành, đoàn thể của huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn ngồi trên khán đài 2 bên.

- Đội trống xã Cộng Hiền đứng 2 bên khán đài, (mỗi bên 25 người). - Đoàn rước của các xã, thị trấn và ngành Giáo dục đứng theo sơ đồ. - Phía trước các đoàn rước là đoàn 50 lá cờ hội.

- Phía sau các đoàn rước là đoàn 50 lá hồng kỳ. 5. Phần Lễ kỷ niệm chính bắt đầu từ 8h30:

5.1 Đội múa rồng xã Nhân Hòa, múa lân của Thị trấn Vĩnh Bảo biểu diễn. Đơn vị điều hành là Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện.

5.2 Sau khi chương trình múa rồng, múa lân kết thúc, người dẫn chương trình của Đài truyền thanh huyện tuyên bố:

“Lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá

5.3 Chiêng trống cử một hồi 3 tiếng. 5.4 Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.5 Lãnh đạo UBND huyện trình bày Diễn văn kỷ niệm. 5.6 Lãnh đạo thành phố phát biểu ý kiến.

5.7. Mời các đại biểu dâng hương. Trong lúc các đại biểu dâng hương, đội trống cử bài 1.

5.8 Màn hát múa Văn của đoàn Chèo Hải Phòng.

5.9. Hoạt cảnh chèo do CLB hát múa chèo Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện biểu diễn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nhằm chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Lễ kỷ niệm chính tại Lễ hội Đền Trạng Trình kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ban tổ chức yêu cầu các ngành, các địa phương cần làm tốt một số việc sau:

1. Tại các cửa ô: Cầu Quý cao, cầu Nghìn, cầu phao Đăng, cầu Hàn, cầu

phao Hoá, phà Ninh Giang đều treo 1 băngzôn với nội dung:

- Kính chào quý khách về dự Lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 427 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm!

- Nhiệt liệt hưởng ứng Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013!

Các xã: Giang Biên, An Hoà, Tam Đa, Hoà Bình, Cổ Am, Thắng Thuỷ, chịu trách nhiệm cắt dán, căng treo, bảo quản.

2. Trên các trục đường giao thông chính: Căng treo băngzôn với nội dung

như ở phần (1) do các xã sau thực hiện: Vĩnh An, Tân Liên, Nhân Hoà, Vinh Quang, Liên Am, Tam Cường, Hưng Nhân, Vĩnh Long, Trung Lập.

- Hai dàn Panô, trước cửa nhà văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm và ngã ba cầu Nhân Mục; Panô lẻ trang trí tại tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 37 và trung tâm Thị trấn.

- Các băngzôn, hồng kỳ, dây cờ màu...được bố trí trên các tuyến đường trung tâm Thị trấn và khu vực cầu Mục, tuyến đường Khu phố Tân Hòa.

4. Từ cầu Lạng Am đến ngã ba vào khu Di tích do UBND xã Lý Học đảm

nhận

5. Trong khuôn viên khu Di tích do BQL Đền Trạng Trình chủ trì, phối hợp

với Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện đảm nhận. 6. Trang trí Lễ đài:

Do Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện chủ trì phối hợp với BQL Di tích Đền Trạng Trình thực hiện, (theo Maket trang trí Lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 426 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Công tác thông tin cổ động trực quan và trang trí lễ đài hoàn thành, chậm nhất vào 06/01/2013 (Chủ Nhật). Nôi dung do Ban tổ chức ban hành.

7. Âm thanh phục vụ Lễ hội:

Do Trung tâm Văn hoá Thông tin đảm nhận.

8. Huy động lực lượng tham gia các đoàn rước tại Lễ hội:

- UBND xã Lý Học bố trí đủ các lực lượng tham gia mang kiệu biểu tượng Lễ hội, cờ hội, kiệu hoa, kiệu hương, kiệu bài vị quan trạng, 2 lọng, 2 tán và đoàn tế (nam, nữ) theo quy định.

- Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện bố trí 100 giáo viên tham gia đoàn rước. - UBND các xã, thị trấn bố trí mỗi đơn vị 50 người tham gia đoàn rước.

- UBND xã Cộng Hiền chỉ đạo Đội trống của địa phương bố trí 50 tay trống tham gia Lễ kỷ niệm chính.

- Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm bố trí 140 học sinh tham gia mang hồng kỳ, cờ hội, biển hiệu các đoàn rước và 40 học sinh tham gia phục vụ giải cờ người.

Yêu cầu thủ trưởng các ngành, UBND các xã, thị trấn, căn cứ nội dung, nhiệm vụ được phân công để thực hiện.

Nơi nhận: - Đồng chí Chủ tịch và các PCT UBND huyện; - Thành viên BTC Lễ hội; - UBND các xã thị trấn và các ngành liên quan; - Lưu: VT. Tm. Ban tổ chức lễ hội Trưởng ban-PCT UBND huyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC 2

Nội dung đầy đủ bài bia Quán Trung Tân được dịch.

“Bản tính người ta vốn lương thiện, nhưng vì bẩm thụ khác nhau, vì ham muốn vật chất che lấp nên nhiều người không giữ toàn gốc cái thiện lúc ban đầu, rồi ngông nghênh, bủn xỉn, càn rỡ, thiên lệch, làm nhiều điều xấu. Người làm quan thì tranh nhau về danh, người buôn bán thì giành nhau về lợi, khoe sang thì dựng lầu hóng mát, nhà giữ ấm, cậy giàu thì làm nhà hát, đài múa. Thấy người chết đói bên đường không dám bỏ ra một đồng tiền để giúp, thấy người rét có ngủ trơ ngoài trời không đắp cho manh rạ. Tính thiện đã bỏ mất từ lâu.

Còn may lẽ trời trong lòng người chưa bị mất hết. Cho nên các cụ già làng ta biết khuyên dân làm điều thiện: đến chùa cầu quán sửa nhiều nơi. Tôi cũng ham điều thiện, thường tự cho là người biết lẽ phải.

Mùa thu năm Nhâm Dần (1542) tôi từ quán về làng nghỉ, cùng các cụ ra chơi Bến Trung (Trung Tân). Ở đây, phía Đông trong ra bể Đông, phía Tây

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử và lễ hội đền trạng trình nguyễn bỉnh khiêm ở huyện vĩnh bảo, hải phòng (Trang 68 - 104)