TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRONG TÂM THỨC CỦA

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử và lễ hội đền trạng trình nguyễn bỉnh khiêm ở huyện vĩnh bảo, hải phòng (Trang 25 - 31)

6. Bố cục của khóa luận

1.3. TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRONG TÂM THỨC CỦA

CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM

Trong lời kết bài Nguyễn Công Văn Đạt phả ký soạn năm Quý Hợi (1743), Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân viết: “Ôi! Trong thiên hạ có nhiều vua chúa và người hiền. Những người ấy lúc sốn thì vinh, lúc chết thì hết. Nhưng Ông (Nguyễn Bỉnh Khiêm) đến nay đã được 7,8 đời, gần thì sĩ phu dân thường chiêm ngưỡng như núi Thái Sơn, như Sao Bắc Đẩu; xa thì xứ nhà Thanh là Chu Xán nói rằng nhân vật Lĩnh Nam, tinh thông lý học có Trình Tuyền, đã viết vào sách truyền vào Trung Quốc, coi là một bậc thánh nhân ở

Trước hết cùng tìm hiểu và đánh giá về Ngài. Trong Bạch Vân Am thi tập có một bài thơ thất ngôn bát cú của Lai bộ Thượng thư Giáp Trừng dâng lên Trình tôn sư, trong đó có câu:

Danh quán Nho gia lôi phán địa Lực phù nhật cốc trị kình thiên Từ triều huân nghiệp nhân trung kiệt Cửu lão quang nghi thế thượng tiên Dich nghĩa:

Danh tiếng nổi trội làng Nho như sấm rền mặt đất Công sức phò vua giũ vững vàng như cột chống trời Huân nghiệp trải bốn đời vua là bậc kiệt xuất trên đời Dung nghi tuổi chín mươi rực sáng như vị tiên nơi trần thế Ta biết Giáp Trừng cũng Đỗ Trạng Nguyên, công lao sự nghiệp lẫy lừng được vua Mạc tặng cờ thêu câu đối:

Trạng đầu Tể Tướng Đẩu Nam tuấn Quốc lão Đế sư thiện hạ tôn

(Đỗ Trạng nguyên, làm tể tướng, danh cao như sao bắc đẩu nơi trời

Nam: là bậc quốc lão, là thầy dạy nhà vua, được cả nước tôn kính) [15, tr.55].

Như vậy, tài năng đức độ uy vọng của Trạng Trình phải như thế nào mới được sĩ phu đương thời kính trọng, ngưỡng mộ đến mức ấy.

Khi trạng qua đời, môn sinh và sĩ phu tôn vinh là Tuyết Giang phu tử - một danh hiệu cực kỳ cao quý mà cả Trung Quốc và Việt Nam cũng chỉ có một vài người. Chính vì thế, trong văn tế Trạng, môn sinh Đinh Thời Trung mới dám đặt bút viết:

“...Tiếng tiên sinh không bao giờ mất, là bóng thu dương sáng mãi, nước Giang Hán chảy tràn...

Đạo tiên sinh muôn thủa vẫn còn, như khu rừng lớn tốt tươi, núi Thái Sơn bền vững”

Sau khi Trạng mất La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp mặc dù ốm yếu bệnh tật, lại loạn lạc mà vẫn đến Trung Am viếng đền thờ và thăm quán Trung Tân vào năm Đinh Dậu (1777) và ghi bài thơ cảm khái “Quá Trình Trạng Nguyên từ”.

Đến đời Nguyễn, vị trí của Trạng Trình tiếp tục được đề cao. Khởi đầu là tác giả Hải Dương phong vật khúc, soạn năm Gia Long Nhâm Thân (1812). Trợ giáo trấn Hải Dương Trần Huy Phác xếp Nguyễn Bỉnh Khiêm vào bậc danh nhân.

Đất Trung Am nước nghiêng thủy ánh Thầy Trạng xưa cử thánh qui hiền Quyển Kinh Thái Ất chưa truyền

Âm dương tạo hóa nhẽ huyền quán thông Phú Trung Tân ngụ lòng thế giáo

Thơ Vân Am đi cảo để truyền An nhàn ấy địa trung tiên

Đàn thông rượu cúc lâm truyền vui chơi Dải Hoành Sơn một thời giúp nước Thấu cơ giời tỏ trước mấy ai

Sấm văn mặc kẻ ngoại sai

Tiếng bay thượng quốc thực tài chí nhân.

[15, tr.56]

Và cũng chính Trần Huy Phác đã cùng nhóm Hải học đường sưu tầm, khắc ván in Bạch Vân thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm với số lượng thơ phong phú nhiều nhất của tác giả.

Kế đó, các chính thư của triều đình như: “Lịch triều hiến chương loại chí” do Phan Huy Chú sọan, xếp Nguyễn Bỉnh Khiêm vào mục các nhà nho có đức nghiệp như: Chu An đời Trần, Lý Tử Tấn...đời Lê, Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Đăng...đời Lê Trung Hưng.

Trong số 29 nhà nho có đức nghiệp theo đánh giá của Phan Huy Chú, chắc chỉ có Chu Văn An và Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhiều người sau biết đến. Trong hai nhà nho đó thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có ảnh hưởng sâu rộng hơn.

Các bộ sách Quốc chí triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa cư chí lược...đều có ghi chép về Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng di tích Quán Trung Tân, đã được nhà nước phong kiến liệt hạng.

Thời thuộc Pháp, các bộ sách giáo khoa: Việt sử trung học toát yếu, Việt Nam văn học sử yếu và tuần báo Nam Phong, Bộ tùng thư văn đàn bảo giám...đều đặt Nguyễn Bỉnh Khiêm ở tầm vóc cao trong lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng nước nhà.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhà nghiên cứu Chu Thiên ấn hành 2 cuốn: Tuyết Giang phu tử và Sấm ký Trạng Trình (Nhà xuất bản Đại La – Hà Nội, 1946). Sau đó do hoàn cảnh chiến tranh nên việc nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm không được liên tục. Từ sau hòa bình lập lại, thơ văn của ông đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa bậc trung học, bậc đại học. Đặc biệt, tại Hội thảo Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm do Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng và ủy ban khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 400 năm ngày mất của danh nhân đã làm sáng tỏ căn bản nhiều vấn để về bối cảnh lịch sử, thân thế sự nghiệp và cống hiến lớn lao của danh nhân trên nhiều lĩnh vực. Kết quả Hội thảo khoa học này đã dẫn đến việc Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm 500 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội với nghi thức

quốc gia và đền thờ ông tại thôn Trung Am được xếp hạng di tích văn hóa lịch sử. Cũng dịp này, Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức hội thảo, tiếp tục khẳng định vai trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc.

Trên đây, chỉ lược thuật sự đánh giá của chính quyền và tri thức các thời đại về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tổng quan sự đánh giá là nhất quán.

Còn trong tiềm thức nhân dân, ảnh hưởng của Trạng Trình ít người sánh kịp. Với nhân dân, Trạng là người đạo cao đức trọng, hòa mình với dân, thơ văn ông phản ánh tâm tư nguyện vọng của dân, ngôn ngữ thi ca của ông là lời ăn tiếng nói của dân, ông dùng nhiều tục ngữ, thành ngữ, ngược lại nhiều câu thơ của ông cũng trở thành tục ngữ, thành ngữ. Những niềm tin, lòng ngưỡng mộ Trạng chủ yếu lại là những câu sấm lưu truyền sâu rộng trong nhân dân từ lâu đời đã được văn bản hóa thành hai tập Sấm ký Trạng Trình. Sau khi Người qua đời, mỗi khi vận nước gặp cơn truân trĩ, người dân lại ngóng đợi, trông chờ, tìm cách khai thác những câu gọi là Sấm Trạng Trình. Khi tập đoàn phong kiến Lê Trịnh đổ, người ta nhớ đến câu nói “Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh Vong” và chê Trịnh Sâm đã quên câu “Giữ chùa thờ Phật thời ăn oản”. Khi nhà Tây Sơn dấy nghiệp, người ta nói Trạng Trình dã biết từ lâu “Bao giờ biện lại vi vương; Thử thời Bắc tận, Nam thường xuất bôn”. Lúc triều này đổ, trong dân đã lan truyền câu sấm của Trạng “Đầu cha lấy làm chân con, mười bốn năm tròn hết số thì thôi”. Vì đầu chữ Quang ở niên hiệu Quang Trung giống chân chữ Cảnh ở niên hiệu Cảnh Thịnh. Nhà Nguyễn lên làm vua lúc đầu dựa vào lực lượng Tây dương, nhưng sau lại bị mắc lừa bọn chúng. Nhân dân liên hệ đến Sấm Trạng:

Phụ nguyên chính thống hẳn hoi Tin dê lại mắc phải mồi đàn dê

Để loài bạch quỷ Nam xâm Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly Ngai vàng gặp buổi khuynh quy Gia đình một ở ba đi lần lần

Người ta giải thích hai chữ Hán “phụ” và “nguyên” ghép lạ là chữ Nguyễn, “dê” tức là dương, “bạch quỷ” là quỷ trắng, hai chữ này xưa dùng để ám chỉ người Pháp. Sau khi Tự Đức chết, chỉ Đồng Khánh ở ngôi, còn các vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân lần lượt bị Pháp bắt đi đày...

Theo như nghiên cứu về văn bản học một số bài Sấm ký Trạng Trình phổ biến và khẳng định dứt khoát những bài này đã được truyền tụng rộng, được văn bản hóa trước khi sự việc xảy ra chứ không phải do những người hiếu sự bịa tạc.

Ngay từ sau khi Trạng qua đời, dân làng Thanh Am, huyện Gia Lâm đã thờ Ngài làm Thành Hoàng. Theo tờ khai năm 1938 của chứ dịch xã Thanh Am thì làng Lệ Mật cũng thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Còn ở quê gốc, sau khi Trạng mất, vua Mạc đã cho dựng đền thờ. Vua Mạc đã tự tay viết biển đền: “Mạc triều Trạng Nguyên Tể tướng từ”. Niên hiệu Vĩnh Hựu 1 (1729), dân địa phương nhớ ơn tu tạo đền, tấm bia đá ghi việc này hiện đặt ở gò hồ nước đền chỉ còn đọc được ít chữ: Từ Vũ Bi Ký – Năm tạo bia: Vĩnh Hựu Bính Thìn và tên một số hội chủ hưng công mà thôi. Cả bốn thôn thuộc xã Trung Am xưa đều thờ Trạng làm thành hoàng làng.

Và điều đặc biệt hy hữu, khác với nhiều vị phúc thần khác, Trạng Trình còn được một tôn giáo bản địa – đạo Cao Đài – tôn vinh là Đệ nhất Thánh trong Tam thánh của đạo này, với tông chỉ:

Cao thượng chí tôn, đại đạo hòa bình dân chủ mục Đài tiền sùng bái, tam kỳ cộng hưởng tự do quyền

Bộ Thánh ngôn hiệp tuyển của đạo Cao Đài là những bài giáng bút của Trạng Trình qua những lần cầu cơ. Ngay ở Nam Định, thiện đàn Vỉ Nội cũng có bài giáng bút của Trạng Trình được khắc ván in do cử nhân Đoàn Triển – Tổng đốc Nam Định ngày ấy đề tựa. Qua đây thấy được uy tín và tầm ảnh hưởng sâu rộng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Từ khi Vũ Khâm Lân nêu ra nhận xét ở phần dẫn đầu. Qua những minh chứng đã trình bày tóm tắt ở trên khiến ta có cơ sở tin lời của Đinh Thời Trung: “Đạo tiên sinh muôn thuở vẫn còn” và dự đoán của Vũ Khâm Lân về uy tín, tầm ảnh hưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được “minh định”.

Trong chương 1, tác giả đã nếu khái quát về thân thế sự nghiệp cũng như cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đây tác giả cũng muốn giới thiệu về một Nguyễn Bỉnh Khiêm gần gũi với nhân dân, một người thầy lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn, một nhà thơ, một cây đại thụ che bóng suốt thế kỷ XIV. Và những đóng góp của ông đối với lịch sử nước nhà về kho tàng thơ văn đồ sộ, những lời sấm truyền giúp cho các thế lực phong kiến tránh chiến tranh, đổ máu. Bởi thế mà các triều đình phong kiến Mạc, Lê, Trịnh, Nguyễn hay các sĩ phu một thời đều tôn trọng, thán phục ông. Còn đối với quần chúng nhân, ông luôn được coi là một vị thần tượng chưng cho những gì gần gũi và tốt đẹp nhất.

Chương 2

DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM Ở VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử và lễ hội đền trạng trình nguyễn bỉnh khiêm ở huyện vĩnh bảo, hải phòng (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)