Giá trị giáo dục truyền thống

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử và lễ hội đền trạng trình nguyễn bỉnh khiêm ở huyện vĩnh bảo, hải phòng (Trang 66 - 67)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.2. Giá trị giáo dục truyền thống

Lễ hội truyền thống có chức năng phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện ở sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống đã qua

Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn. Đó là nguồn cội tự

nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ;

nguồn cội cộng đồng, như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn

hoá... Hơn thế nữa, hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt

Nam - “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chính vì thế, lễ

hội bao giờ cũng gắn với hành hương - du lịch.

Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá, toàn cầu hóa, con người bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một. Chính trong môi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của mình, hoà mình vào với môi trường thiên nhiên; trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại. Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của con người ở mọi thời đại.

Hiện nay do phát huy tốt vai trò nêu trên, lễ hội tại đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thu hút được hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn quần chúng nhân dân tham gia, tạo nên một không khí náo nhiệt, hào hứng giữa đời sống lao động sản xuất của nhân dân.

Chiều sâu của tinh thần lễ hội truyền thông là bảo lưu cội nguồn, là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén cho mọi thời đại của mỗi dân tộc; do đó, thực hiện tốt các chức năng của lễ hội truyền thống là góp phần giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, làm lành mạnh, phong phú đời sống tinh thần của xã hội và cũng để nhằm góp phần “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đề ra trong Nghị quyết lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII).

Lễ hội không chỉ tôn vinh Trạng Trình một nhân tài xuất sắc đã có công với đất nước mà còn muốn giáo dục cho những thế hệ sau lòng biết ơn, lấy Trạng Trình làm tấm gương sáng để học tập và noi theo.

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử và lễ hội đền trạng trình nguyễn bỉnh khiêm ở huyện vĩnh bảo, hải phòng (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)