Chùa Song Mai

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử và lễ hội đền trạng trình nguyễn bỉnh khiêm ở huyện vĩnh bảo, hải phòng (Trang 41 - 44)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.2.6.Chùa Song Mai

Chùa Song Mai là ngôi chùa do Trạng Trình dựng cho bà vợ thứ ba Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Hiệu Vi tính để bà tu tại gia.

Về mối quan hệ nhân duyên giữa Trạng và bà Minh Nguyệt truyền thuyết còn ghi lại: Một hôm ông cùng bạn bè đi vãn cảnh Đồ Sơn, trước cảnh

biển trời mênh mông, dào dạt, thừa hứng ngâm vịnh, ông bèn đọc luôn vế đối và yêu cầu bạn hữu cùng đi đối cho vui:

Trai Đồ Sơn đứng núi Đồ Sơn Sơn sơn xuất anh hùng hào kiệt

(Dòng đầu là chữ Nôm, dòng thứ hai là chữ Hán được dịch như sau: Núi sinh ra anh hùng hào kiệt – trong thế đối ứng của đối, đây là vế đối rất khó)

Bạn bè chưa ai kịp đối lại, thì bỗng ở lùm cây có chú tiểu đồng bước ra trong tay cần một tờ giấy nhỏ, dâng lên cho ông. Khi mở ra đó là một câu thơ, một vế đối:

Gái Minh Nguyệt ngồi trong cung Nguyệt Nguyệt nguyệt bằng quân tử trượng phu.

(Dòng đầu là chữ Nôm, dòng thứ hai là chữ Hán có nghĩa là: Trăng làm bạn với quân tử trượng phu – đối rất chỉnh, rất tao nhã và lạng mạn)

Hỏi ra mới biết đó vế đối đó của một cô gái, có tên Hương (sau đổi thành Minh Nguyệt) họ Nguyễn, rất đẹp và hay chữ. Trai tài gái sắc gặp nhau họ trở thành đôi vợ chồng. Lấy được nhau, hai người có bạn đời tâm đắc, nhưng sau đó, vì không có con, bà buồn rầu và xin với ông được tu tại gia.

Về việc này, tương truyền là Trạng đã nhiều lần khuyên giải, nhưng lòng bài đã quyết. Tâm trạng đó đã được thể hiện ở cuộc đối đáp ngậm ngùi, xót xa giữa hai tâm hồn thi nhân:

Hải bất ba đào khan hải tĩnh Hồ vô minh nguyệt bán hồ mê Nghĩa là:

Biển không có sóng, cạn thành biển lặng Hồ không có ánh trăng thành hồ mê.

Ông đành chấp nhận, xây dựng cho bà ngôi chùa để bà hướng về cõi Phật lúc tuổi già. Bên chùa, ông cho trồng hai cây mai – nên chùa được gọi là Song Mai.

Chùa Song Mai hiện nay còn câu đối: Tốn bút song phong trung phúc quả Hàn Giang nhất đới dưỡng tâm hoa Nghĩa là:

Nhờ hàng núi bút mà ông ở đất này hưởng lộc Bà ở bên dòng sông Hàn nuôi tấm lòng đẹp như hoa

Ở ngôi chùa này tương truyền là nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng tiếp sứ giả chúa Trịnh.

“Năm Thuận Bình thứ 8(1556), vua Lê Trung Tôn mất, không có hoàng nam nối ngôi, đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi Phùng Khắc Khoan cũng không quyết định nổi, mới ngần sai đem lễ vật ra tân Hải Dương hỏi tiên sinh (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Tiên sinh không trả lời, chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng:

Vụ này lúa không được mấy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy hãy đi tìm giống cũ mà gieo mạ !..

Nói xong tiên sinh lên xe ra chùa, bảo các chú tiểu quét dọn và thắp nhang, ngoài ra không đả động gì đến chuyện khác, và đó là cái thâm ý tỏ ra cho biết “Cứ việc thờ Phật thì sẽ có oản ăn”. Phùng Khắc Khoan hiểu ý, xin từ giã. Qua lời kể lại, đức Thế Tổ hiểu ngay, nên đón Lê Duy Bang (cháu 5 đời của Lê Trừ, anh Lê Lợi) tôn lên làm vua gọi là Lê Anh Tông. (Phả ký Vũ Khâm Lân). Được tin Lê Anh Tông lên ngôi, sĩ phu khắp nơi hướng về nhà Lê, nhờ thế mà thế lực nhà Lê – Trịnh ngày càng mạnh lên.

Bên cạnh ngôi chùa là nhà tổ được xây dựng lên để thờ bà Minh Nguyệt sau khi bà mất. Tượng bà được thờ trong nhà tổ là pho tượng khá đẹp

có nét riêng không giống tượng Phật, tượng thần thường thấy trong các chùa, đình, miếu, đền.

Khu chùa và nhà tổ, sau nhiều lần trung tu, tôn tạo với sự đóng góp công đức của khách thập phương cùng nhân dân trong xã nên rất khang trang. Gần đây, nhân dân xã xây dựng thêm ngôi nhà khách để tiếp đón thiện nam, tín nữ và khách thăm quan dã làm cho cảnh quan khu chùa và nhà tổ ngày càng thêm đẹp đẽ, bề thế, hấp đẫn.

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử và lễ hội đền trạng trình nguyễn bỉnh khiêm ở huyện vĩnh bảo, hải phòng (Trang 41 - 44)