6. Bố cục của khóa luận
2.1.2.7. Quán Trung Tân
Cách đền thờ không xa, bên bờ sông Hàn là quán Trung Tân. Năm 1542, đời Mạc Phúc Hải niên hiệu Quảng Hòa thứ hai, ông cáo quan về làng cho dựng quán Trung Tân và dựng bia, khắc bài văn bia bất hủ “Trung Tân quán bi ký”. Trong bài ông đã nêu rõ ý định của mình với các bô lão trong làng nhân ra vãn cảnh bên sông Hàn: Ta liền nói chuyện với các ký lão rằng: Các ông trước kia đã tu sửa cầu Nghinh Phong, cầu Trường Xuân kể ra cũng là đẹp vậy, nay có chỗ đất thắng cảnh như ở đây mà lại không dựng cái quán để cho người đi đường nghỉ ngơi sao? Các kỳ lão ứng. Ta liền bỏ của nhà ra đắp nền, rồi sai bọn Trương Thời Cử, Nguyễn Trọng Tiêm, Nguyễn Mẫn...đôn đốc coi sóc công việc. Ngày mồng 3 tháng 8 khởi công, đến ngày 29 quán dựng xong”. Tự tay ông viết biển treo trước quán: Trung Tân Quán.
Ngồi quán xuềnh xoàng, “Ba gian am quán lông hằng mến, cửa trúc bên sông rộng mở hoài” soi bóng trên dòng sông, ẩn dưới tán che râm mát của hai cây đa cổ thụ:
Hãy đem bóng mát che dân chúng. Tuy chẳng cột rường đỡ mái nhà, Ai đó đừng so cùng gõ tạp, Thiên chân há chịu búa rìu ai.
Quán Trung Tân đã trở thành một điểm sinh hoạt khá độc đáo của dân làng, những cuộc gặp gỡ lý thú của khách thập phương, là bến thảnh thơi của cuộc sống tiêu dao, của trăng thanh gió mát.
Tên Quán Trung Tân được hiểu như sau: “Trung Tân có nghĩa là đạo trung; giữ được toàn thiện là trung, trái lại thì không phải là trung. Còn Tân là bến để đậu, biết chỗ bến đậu đúng thì là bến chính, nếu đậu sai chỗ là bến mê. Tên Quán Trung Tân vốn theo nghĩa đó. Như trung với vua, thương yêu anh em, hòa thuận vợ chồng, tín nghĩa bạn bè. Thế là đạo trung như vậy. Thấy lợi không tranh giành, vui làm điều thiện để dung thân, lấy lòng chí thành là đối đãi với người, với vật là đạo trung vậy. Ở đâu giữ được đạo trung thì ở đấy giữ được chí thiện. Nếu biết lấy những điều đó làm bến để đậu, làm điều cốt yếu để quy tụ thì mọi sự vật không thể sai sót, không thể không đến chỗ tận thiện mà công đức lại vô cùng lớn lao”
(Bia ký quán Trung Tân)
Quán cổ Trung Tân, ngày xưa đã được xếp là một trong 14 cổ tích của xứ Đông, đã thu hút đông đảo các sĩ phu của các triều đại đến thăm và đọc bia. Ngay trong thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã có nhiều bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của Quán Trung Tân, đặc biệt là bài: Trung Tân Quán ngụ hứng
Sổ gian giang quán phủ giang tân Thủy quốc vi mang lưỡng ngạn phân Phong ổn phàm quy hàn phố nguyệt, Thiên tình long hiện viễn sơn vân. Ngư thôn trù ảnh tà dương quải Dã tự chung thanh bán dạ văn Điểm kiểm hành niên du thất thập Chỉ duyên suy lão khởi vong quân !
Dịch thơ:
Vài gian nhà lá tựa bên sông
Thấp thoáng hai bên giữa một dòng Gió lặng buồm xuôi trăng bến lạnh Trời quang rồng hiện núi mây hồng Xóm chài lửa rọi chiều nghiêng bóng Chùa nội chuông rền tiếng vẳng không Tính đốt tuổi già hơn bảy chục,
Xa vua đâu phải đã nguôi lòng
(Bản dịch Hoàng Việt)
Năm 1742, Vũ Phương Đề có tới thăm thì: “Tôi tìm đến Quán Trung Tân còn có tấm bia cũ những nét chữ đã quá mờ không sao đọc nổi. Duy có hương ấp Trần Bá Quang, ông này ôn lại cho nghe bài Phú Quốc âm tức bài
văn bia Quán Trung Tân” [13, tr.39]
Năm 1777, La sơn Phủ Tử Nguyễn Thiếp danh sĩ thời Tây Sơn đến thăm làng Trung Am đã có bài thơ ngũ ngôn, ghi rõ:
“ Am, bia đều mất hết
Man mác dòng Tuyết Giang”
Đến năm 2001, quán được dựng lại bên bến đò Hàn, cũng với 3 gian quán và ở giữa đặt tấm bia. Bia do Hội sử học Hải Phòng làm lại năm 2000 với sự tài trợ của Tổng cục Du lịch. Bia được tái tạo bằng đá Thanh Hóa, cao 1,5m do thợ Hải Phòng khắc, gồm 800 chữ theo lối chữ khải cổ hoa văn thời Mạc.