Các hạng mục công trình khác trong khu di tích

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử và lễ hội đền trạng trình nguyễn bỉnh khiêm ở huyện vĩnh bảo, hải phòng (Trang 47 - 48)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.2.9. Các hạng mục công trình khác trong khu di tích

- Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và hai bức phù điêu.

Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác phẩm kiến trúc đẽo, cao 5,7 mét, nặng 8,5 tên được làm bằng chất liệu đá Granit và được tả trong tư thế ngồi tay cầm bút, tay cẩm sách, y phục nhà Nho, cốt cách giản dị.

Trên chiếc lư hương lớn bằng đồng đặt phía trước tượng cụ dường như lúc nào cũng nghi ngút khói hương.

Đằng sau tượng của cụ là hai bức phù điêu, mỗi bức có cao khoảng hơn 5 mét, dài hơn 20 mét và được làm khá hoàn chỉnh cả về nồi dung, bố cục mỹ thuật. Một bức diễn tả lại cuộc đời sự nghiệp của Trạng Trình từ lúc còn bé đến cuối đời; bức kia diễn tả một giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay.

- Hồ Bán Nguyệt: trước mặt tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm là một hồ nước rộng khoảng 1000m2.

- Một số khu vườn tượng trong đền: Trong khu di tích có tất cả 3 khu vườn tượng, các pho tượng trong khu vườn được làm bằng đá với kích thước bằng với người thật diễn tả lại cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những khu vườn tượng không chỉ tạo lên một khung cảnh sống động gần gũi mà còn mang lại cho những ai tới đây một cảm giác thú vị, thư thái và nhẹ nhõm trong tâm hồn

Khu vườn tượng nằm phía bên trái nhà thờ chính được làm trong dịp kỉ niệm 420 ngày mất của doanh nhân. Vườn tượng miêu tả cảnh sau khi cụ dâng sớ xin chém 18 vị quan lộng thần không được vua Mạc chấp thuận cụ đã xin cáo quan về quê ở ẩn. Khi cụ về quê hương được tất cả dân làng Trung Am ra đón cụ từ các bô lão đến trẻ em. Điều này nó thể hiện lòng yêu kính của dân làng dành cho một người thầy giáo đáng kính, một vĩ nhân của thiên hạ.

Đến với khu di tích ta không chỉ thắp những nén nhan để tưởng nhớ đến danh nhân văn hóa, một nhân cách lớn của đất nước mà còn được thăm quan vãn cảnh tận hưởng cái không khí trong lành của làng quê với những khóm tre, cây cảnh, hàng dâm bụt, cây ăn quả, hay những hàng cau trải dài ven đường trong khu di tích...tạo nên nét mộc mạc, bình dị nhưng không kém phần trữ tình.

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử và lễ hội đền trạng trình nguyễn bỉnh khiêm ở huyện vĩnh bảo, hải phòng (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)